Thứ tư, 20/11/2024 00:21:14
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Năm học 2018 – 2019

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ

TRƯỜNG THCS VÀ THPT TÂN LỘC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 21/KH-THCS&THPT

Thốt Nốt, ngày 05 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA

“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”

Năm học 2018 – 2019

 

        Căn cứ Công văn số 1862/BC-SGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố;

        Căn cứ Công văn số 2309/SGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019;

        Căn cứ Công văn số 2479/SGDĐT-CTTT ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường hoc năm học 2018-2019;

        Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của trường, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Tân Lộc đề ra kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” học 2018 - 2019 như sau:

        I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

        1. Đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên

        Tổng số CC-VC-NV: 121 (nữ 59)

          + Ban lãnh đạo (BLĐ): 04 (nữ 00)

          + Giáo viên: 103 (nữ 55)

          + Nhân viên: 14 (nữ 04)

          + Số giáo viên đạt chuẩn: 45, trên chuẩn: 58

  • Giáo viên THCS đạt chuẩn: 12, trên chuẩn: 54
  • Giáo viên THPT đạt chuẩn: 33, trên chuẩn: 04

          + Tổng số đảng viên: 36 (nữ 13)

        2. Học sinh

         Tổng số lớp: 58/2040 học sinh, trong đó:

               Khối 6: 13 lớp/460 học sinh           Khối 7: 12 lớp /414 học sinh

                Khối 8: 8 lớp/338 học sinh             Khối 9: 7 lớp /250 học sinh

               Khối 10: 5 lớp/180 học sinh           Khối 11: 6 lớp/190 học sinh

               Khối 12: 6 lớp/208 học sinh

        3. Thuận lợi, khó khăn

        3.1. Thuận lợi

        - Nhà trường đã có kế hoạch đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Có đầy đủ các công trình vệ sinh thuận lợi và sạch sẽ. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đều tham gia tích cực trong việc trồng và chăm sóc cây xanh.

        - Hoạt động dạy và học đạt kết quả tốt. Cán bộ, giáo viên nhiệt tình trong công tác, tích cực đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh chủ động tích cực và được phát huy quyền làm chủ trong mọi hoạt động giáo dục.

        - Nhà trường đã chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua nhiều hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội, thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khoá, tuyên tuyền thực hiện đúng pháp luật, an toàn giao thông; phòng chống các tệ nạn xã hội, bệnh tay chân miệng, phòng chống thương tích, bạo lực học đường.

        - Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, TDTT, văn nghệ, trò chơi dân gian, hoạt động câu lạc bộ bổ ích, lành mạnh mang hiệu quả giáo dục, lôi cuốn được hầu hết học sinh tham gia.

        - Lồng ghép, tích hợp hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường…vào các môn học.        

        3.2. Khó khăn

        - Mặc dù CSVC và cảnh quan môi trường đã được đầu tư xây dựng qua nhiều năm nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục hiện đại.

        - Còn một số ít học sinh có ý thức kỉ luật và thái độ học tập chưa đúng, nhất là chưa tích cực, chủ động trong việc tự học.

        - Số gia đình học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn còn nhiều (153 trường hợp, chiếm 7,50%). Sự quan tâm đến con em của một số gia đình còn nhiều hạn chế.

        - Các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập vào trường.

        - Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mặc dù được quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế, thể hiện ở kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; nhiều học sinh thiếu ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, thiếu kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và ứng xử văn hoá…

        - Đã tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, lành mạnh kể cả các trò chơi dân gian nhưng chưa lôi cuốn được một bộ phận học sinh có biểu hiện tiêu cực tham gia nên hạn chế trong việc giáo dục toàn diện.

        II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

        1. Tiếp tục củng cố ban chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

        2. Nâng chất lượng các tiêu chí của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuối năm đạt xuất sắc.

        3. Thực hiện đồng bộ ở đơn vị 5 nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bám sát các tiêu chí cụ thể từng nội dung của phong trào thi đua để thực hiện.

        4. Tiếp tục thực hiện tập trung vào 3 chủ đề chính là đi học an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau, vi phạm các tệ nạn xã hội; ngăn ngừa tình trạng chơi game có nội dung bạo lực hoặc không lành mạnh và đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, hoạt động trãi nghiệm cho học sinh.

        5. Tổ chức các hoạt động trong thực hiện phong trào phù hợp với từng điều kiện cụ thể của nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, rèn luyện của giáo viên và học sinh.

        III. NỘI DUNG CƠ BẢN

        1. Về xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn

        - Đảm bảo các phòng học sạch sẽ, đủ ánh sáng, thoáng mát. Các tập thể thi đua xây dựng lớp đẹp, trường đẹp, an toàn. Tổ chức trồng cây vào thời điểm thích hợp ở địa phương nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

        - Vận động và hỗ trợ cho học sinh đi học an toàn, khắc phục hiện tượng bỏ học, đảm bảo không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc hoặc thiếu sách vở.

        - Có nhà vệ sinh sạch sẽ, đủ nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh; bảo đảm an toàn thực phẩm, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.

        - Tổ chức học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp vè có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.

        - Hành lang, sân trường có bản thông tin về sức khỏe, về tiết kiệm năng lượng điện, về an toàn giao thông, về an toàn vệ sinh thực phẩm, về phòng chống các dịch bệnh, về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội.

        - Tổ chức học sinh đăng ký cam kết “An toàn giao thông”, “ Nói không với các trò chơi điện tử có nội dung bạo lực, không lành mạnh”.

        2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập

        - Đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh triển khai áp dụng các phương pháp dạy học hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chuẩn hóa các nội dung về quản lí, tổ chức dạy học và hoạt động của nhà trường. Tăng cường vai trò của Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội trong việc thực hiện phong trào thi đua. Phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường rèn luyện thói quen và năng lực tự học, làm việc theo nhóm, hỗ trợ nhau trong nhóm học tập, rèn luyện ở trường, ở nhà và ở cộng đồng.

        - Tiếp tục rèn luyện phương pháp tự học ở học sinh. Khuyến khích giáo viên tích lũy tư liệu dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức thi trưng bày tài liệu dạy học, sản phẩm mới của giáo viên và học sinh trong các lớp học, phòng truyền thống, đưa lên website nhà trường và lưu trữ ở máy tính.

        - Hướng dẫn học sinh tự học, tự rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng sống ở gia đình và cộng đồng.

        - Thực hiện mỗi học sinh yếu, kém về học tập, có hoàn cảnh khó khăn đều có cán bộ, giáo viên giúp đỡ vươn lên hoặc đỡ đầu.

        - Động viên, khuyến khích học sinh đọc sách, tra cứu tài liệu và xử lý thông tin trên Internet phù hợp với lứa tuổi, cập nhật tri thức mới, giúp học sinh hứng thú học tập và cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng vận dụng tri thức trong sách vở vào đời sống, giáo dục học sinh nuôi dưỡng ý chí, hoài bão, lý tưởng, phẩm chất.

        - Xây dựng cơ chế thông tin hai chiều giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội về tình hình dạy học cũng như các hoạt động, nhu cầu của học sinh trong nhà trường để xã hội cùng nhau “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

        3. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

        - Triển khai giáo dục kỹ năng sống theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chủ động phối hợp giữa các ngành, các tổ chức ở địa phương và gia đình học sinh trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động của học sinh.

        - Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, hướng tới xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn văn hóa học đường ở nhà trường, trong đó học sinh được trực tiếp đề xuất xây dựng và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử.

        - Phát huy tối đa vai trò của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, ban cán sự lớp trong mọi hoạt động giáo dục , học tập của nhà trường. Tiếp tục thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

        - Thành lập tổ cán bộ, giáo viên tư vấn cho học sinh nhằm hỗ trợ học sinh giải quyết những vấn đề về tâm sinh lý lứa tuổi.

        - Xây dựng các loại hình câu lạc bộ văn hóa, thể thao ưa thích của học sinh do học sinh chủ trì, giáo viên tham gia tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.

        - Tổ chức các hoạt động học tập dã ngoại, tham quan ngoại khóa, hoạt động về nguồn, hội chợ xuân, cắm trại, múa hát sân trường, giao lưu ngoài giờ lên lớp… quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục và rèn luyện khéo tay hay làm, nữ công gia chánh, các công việc cơ bản của gia đình, để các em có cơ hội tự thể hiện mình, tự điều chỉnh hành vi một cách chủ động, tích cực và có thể làm được một số việc cơ bản trong gia đình.

        - Tăng cường các hoạt động nhằm giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhất là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng xử lý các tình huống có liên quan đến tệ nạn xã hội, kỹ năng thực thi an toàn giao thông, kỹ năng tự phòng bệnh, sơ cấp cứu.

        4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh

        - Tiếp tục đưa trò chơi dân gian, dân ca và các loại hình nghệ thuật dân gian ở địa phương và các hoạt động của nhà trường. Tổ chức ngày hội dân gian, ngày hội sáng tạo kỹ thuật thường xuyên và ấn tượng.

        - Tổ chức tốt hội diễn văn nghệ, giao lưu thể dục thể thao nhân các ngày lễ lớn. Mỗi học sinh đều biết hát múa các bài theo quy định.

        - Tiếp tục phát huy các mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm gây quỹ học bổng, quỹ học sinh nghèo vượt khó, thắp sáng ước mơ,…

        - Tiếp tục tổ chức lễ ra trường cho học sinh.

        5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương

        - Chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tượng đài, xây dựng bảo quản con đường đến trường, các công trình văn hóa gần nơi trường đóng (Đình thần), tham gia và tìm hiểu làng nghề, ngành nghề truyền thống ở địa phương.

        - Tiếp tục chỉ đạo phân công cho các lớp nhận phần việc cụ thể phù hợp với lứa tuổi trong việc sưu tầm và bổ sung tư liệu về các di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương.

        - Trong năm học nhà trường dành thời gian hợp lý tổ chức cho học sinh tham quan học tập truyền thống lịch sử, truyền thống của địa phương.

        IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

        1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi, thảo luận về mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

        Trong lễ khai giảng năm học mới “3 đủ”. Mọi CC-VC và học sinh của trường, mọi tổ chức trong nhà trường đều ký cam kết thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Làm sao cho mọi CC-VC, học sinh và mọi người trong xã hội đều hiểu rõ được mục tiêu, yêu cầu và nội dung của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình, điều kiện của Nhà trường và địa phương.

        2. Thực hiện công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào

        Thành lập Ban chỉ đạo việc tổ chức thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngay từ đầu năm học, gồm các đồng chí Lãnh đạo, đại diện BCH Công đoàn, BCH Đoàn thanh niên, BCH Liên Đội thiếu niên, các Tổ trưởng chuyên môn và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh để tham mưu, tư vấn, theo dõi, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt kế hoạch.

        3. Duy trì và giữ vững trường học Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn

        - Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, CC-VC và học sinh tích cực tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.

        - Tham mưu, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của các cấp và tận dụng kinh phí nhà trường tu sửa, nâng cấp, mua sắm CSVC – kỹ thuật, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, không chỉ phục vụ các hoạt động dạy học mà còn đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ... Sửa chửa hệ thống điện, nước, bàn ghế, phòng học, phòng thực hành, phòng kho, sân bãi... đảm bảo an toàn, sạch đẹp.

        - Tiếp tục đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo theo các tiêu chí xanh-sạch-đẹp của Bộ Giáo dục, phát động CBGV và học sinh tiếp tục quan tâm, chăm sóc cây cảnh, cây bóng mát.

        - Giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Tham mưu với địa phương có biện pháp quản lý người bán hàng rong trước cổng trường, nơi làm mất vẻ mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện”.

        4. Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập

        - Thực hiện việc đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm; Khuyến khích tinh thần chủ động, tính sáng tạo và ý thức chuyên cần, tự học của học sinh. Tập trung bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém; bám sát các lớp tăng cường, lớp năng khiếu. Chú trọng giúp đỡ học sinh học yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

        - Tạo điều kiện cho học sinh chủ động, sáng tạo, biết đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả ngày càng cao.

        5. Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

        - Thông qua các giờ dạy, tiết sinh hoạt cờ, sinh hoạt chủ nhiệm và các hoạt động để rèn luyện kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo mhóm; tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu tuần... để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo mhóm cho học sinh. Chú trọng tất cả các đối tượng học sinh, không chỉ tập trung ở một số em có kỷ năng điều hành, quản lý.

        - Rèn kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; tự đấu tranh để chống hình thành các băng nhóm tội phạm, phòng ngừa bạo lực và bảo đảm một tập thể lành mạnh không có học sinh ảnh hưởng các tệ nạn xã hội.

        - Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, như: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.

        - Tích hợp giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường…vào các môn học, vào tiết sinh hoạt cờ, sinh hoạt chủ nhiệm và các hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp.

        - Chú trọng thực hiện nghiêm túc chương trình bộ môn thể dục, giáo dục rèn sức khoẻ, xây dựng thói quen và ý thức bảo vệ sức khoẻ; tập huấn và luyện tập các kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn khác.

        6. Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương

        - Bí thư đoàn, Tổng phụ trách lập kế hoạch tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, các địa chỉ đỏ, các công trình văn hóa, hoạt động về nguồn.

        - Phối hợp với Ban tế tự hai Đình thần trên địa bàn tổ chức cho học sinh chăm sóc, vệ sinh, tham gia lễ hội trong năm.

        7. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện các nội dung của phong trào

        - Chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương, tham mưu với lãnh đạo địa phương chỉ đạo việc thực hiện phong trào này trong năm học 2018 – 2019 và các năm tiếp theo; cụ thể hóa các nội dung hoạt động, mở rộng triển khai để nâng cao về số lượng và chất lượng của các nội dung hoạt động và mang tính thiết thực, tránh phô trương, lãng phí chạy theo thành tích.

        - Tiếp tục củng cố Ban chỉ đạo Phong trào thi đua trong tháng 10.

        - Thực hiện ký kết phối hợp thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2018-2019 ở địa phương.

        - Phân công một lãnh đạo và một cán bộ phụ trách thi đua chung và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

        - Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo để cán bộ, giáo viên, học sinh và cấp ủy chính quyền địa phương cũng như các đoàn thể chính trị xã hội cùng vào cuộc thực hiện phong trào.

        - Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của phong trào trên cơ sở gắn chặt với kế hoạch năm học.

        - Phát huy sự tham gia tích cực của các tổ chức Đoàn – Đội và các đoàn thể trong nhà trường, trên địa bàn.

        - Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thực hiện phong trào thi đua, tổ chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm.

        - Hàng tháng, học kỳ và cuối năm học có kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, có đầy đủ hồ sơ.

        - Tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học, trong đó cụ thể hóa quy tắc ứng xử văn hóa, thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, gắn với nội dung thi đua. Thực hiện quy chế dân chủ, 3 công khai trong nhà trường.

        - Tổ chức trồng cây trong và ngoài nhà trường vào thời điểm thích hợp.

        - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài trường học. Tổ chức các hoạt động hè bổ ích, lành mạnh.

        - Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc tổ chức phong trào thi đua. Đoàn – Đội là cơ quan thường trực của phong trào.

V. PHẦN CỤ THỂ

 

Tháng

Nội dung công việc

Kết quả

8, 9/2018

- Tổ chức đón Trung thu, đêm hội Trăng rằm (ngày 15 tháng 8 âm lịch) vui tươi, tiết kiệm và phát huy sự tham gia tích cực của học sinh do Đoàn Thanh niên chủ trì.

- Tổ chức tháng 9 khuyến học và có kế hoạch thực hiện hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Tổ chức khai giảng gồm: tổ chức phần “Lễ” và phần “Hội” do Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên phối hợp thực hiện. Chú trọng khai giảng “3 đủ” ý nghĩa và thiết thực (phối hợp khuyến học phường thực hiện xã hội hóa giáo dục).

- Xây dựng cảnh quan “Xanh – sạch – đẹp, an toàn”.

- Thành lập các câu lạc bộ năng khiếu TDTT, câu lạc bộ giáo dục kỹ năng sống trong học sinh.

 

10/2018

- Củng cố và duy trì hoạt động ban chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Lập kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2018 – 2019.

- Tiếp tục triển khai công văn chỉ đạo của cấp trên về nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các tiêu chí về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Tiếp tục thành lập các câu lạc bộ TDTT, câu lạc bộ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

 

11/2018

- Hưởng ứng ngày hội “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” do trung ương đoàn tổ chức.

- Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và giáo dục đạo lý truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

- Tổ chức Ngày Di sản văn hóa – Ngày về nguồn (23/11/2018).

- Tiếp tục thực hiện các tiêu chí về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Tổ chức các hoạt động thi đua: TDTT, Văn nghệ, Tập san, Hoa điểm tốt, Tiết học tốt…

- Tổ chức các trò chơi bổ ích, lành mạnh…

 

12/2018

- Chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa, các địa chỉ từ thiện ở địa phương.

- Tiếp tục thực hiện các tiêu chí về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Tổ chức tặng quà con thương binh, liệt sĩ, viếng nghĩa trang.

- Tổ chức học sinh tham gia hoạt động xã hội như: tuyên truyền phòng chống AIDS, vệ sinh môi trường…

- Giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

- Tham gia Hội khỏe Phù Đổng quận

 

01/2019

- Tiếp tục thực hiện và sơ kết phong trào theo các tiêu chí về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nộp báo cáo sơ kết học kỳ I về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 05/01/2019.

- Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT do phường tổ chức mừng xuân năm 2019.

- Phát động phong trào chăm sóc, trồng hoa tạo khuôn viên.

 

02/2019

- Tổ chức Tết trồng cây nhớ Bác.

- Tiếp tục thực hiện các tiêu chí về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Tổ chức HS tham quan di tích lịch sử đậm nét văn hóa truyền thống.

- Tổ chức thi tìm hiểu về Đảng CSVN.

- Duy trì các hoạt động câu lạc bộ (Kết nạp thêm thành viên mới).

 

3/2019

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đua giữa các tập thể lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn.

- Tiếp tục thực hiện các tiêu chí về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Phát huy vai trò của các CLB, nhất là CLB Sinh học và Môi trường.

- Tổ chức cắm trại 26/3 và dự trại liên trường.

- Tổ chức các trò chơi dân gian.

 

4/2019

- Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2018-2019.

- Tuyên truyền về ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

- Tham gia đại hội TDTT do phường tổ chức.

- Tham gia Hội thi Nghi thức cấp quận.

- Phát động phong trào thi đua trong học tập như: hái hoa dân chủ, đố vui…

 

5/2019

- Tổng kết phong trào của năm học trước ngày 15/5/2019.

- Hướng đến các ngày: 01/5, 15/5, 19/5.

- Phát động “Kỳ thi nghiêm túc”.

- Tổ chức lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh lớp 12.

 

        VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

        Hiệu trưởng trường phối hợp với các Ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường để tổ chức triển khai và thực hiện Kế hoạch.

        Sau mỗi học kỳ tiến hành họp sơ kết đánh giá kết quả thực hiện phong trào đồng thời điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.

        Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo để Hiệu trưởng kịp thời giải quyết và có hướng chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:

- Ban chỉ đạo;

- ĐTN, TPT, CTĐ;

- Các tổ chuyên môn;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Võ Thanh Phong

 

 

 

 

 

  

 

 

 

Tác giả: thpttanloc