Tin tức/(Trường THPT Bình Thủy)/Trao đổi KN - PPDH/
CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN HÓA HỌC

Năm học 2017-2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là năm học mà toàn ngành cần tiếp tục tăng cường nề nếp kỷ cương, đạo đức lối sống để thầy ra thầy, trò ra trò. Ngành giáo dục từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, học đi đôi với hành, quan tâm tới trang bị kỹ năng nhất là kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh. Toàn ngành quyết tâm xây dựng hình ảnh , từng bước tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy và học theo hướng phát triển năng lực học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng việc học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng, đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy và học.

Là một giáo viên phổ thông nhận thấy đây là các nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết nên tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho việc nghiên cứu các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới phù hợp với từng đối tượng, từng nội dung bài. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “phương pháp dạy học tích cực trong môn Hóa học” đúc kết kinh nghiệm từ quá trình dạy bộ môn ở các lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm 2017 – 2018. Rất mong sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn.

PHẦN II. NỘI DUNG

I. Phương pháp dạy học tích cực

            Phương pháp dạy học tích cực chính là nói đến cách dạy học mà ở đó giáo viên là người đưa ra những câu hỏi tình huống có vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề. Hay nói cách khác, phương pháp dạy và học tích cực không cho phép giáo viên truyền đạt hết kiến thức mình có đến với học sinh mà thông qua những câu hỏi tình huống sẽ kích thích học sinh tiếp tục tìm tòi và khám phá kiến thức đó. Cách dạy này đòi hỏi những giảng viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và cả sự nhiệt thành, hoạt động hết công suất trong quá trình giảng dạy.

II. Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi phải tìm tòi tài liệu dạy-học mới. Những tài liệu này phải gắn với các phương pháp kiểm tra mới nhằm khuyến khích không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo của học sinh.

III. Thực trạng

1. Học sinh.

            - Còn nhút nhát, chưa thật tự tin khi trình bày một vấn đề mình biết cũng như chưa dám hỏi lại những vấn đề chưa biết.

            - Rất thông thạo trong sử dụng các trang mạng xã hội, internet,… nhưng hiệu quả sử dụng chúng để phục vụ cho học tập, trao đổi thông tin liên quan đến học tập trong cộng đồng còn rất ít.

            - Tính hợp tác, tinh thần trách nhiệm trong học sinh ngày một giảm sút.

            - Tư duy độc lập, sáng tạo và chủ động về một vấn đề ngày một giảm do tâm lí trông chờ vào giáo viên và một phần sức ép thời gian, học tập các bộ môn và giải trí.

2. Giáo viên.

            - Lớp học khá đông học sinh và nhiều đối tượng, nhiều suy nghĩ khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau nên việc áp dụng phương pháp dạy học mới sẽ gặp khó khăn về nhiệm vụ đã giao (có nhóm hoàn thành, có nhóm chỉ mang tính đối phó, nhóm không hoàn thành, các bạn trong nhóm không cùng làm mà chỉ một hoặc hai bạn tham gia), về thời gian thực hiện vì phụ thuộc rất lớn vào tác phong, sự am hiểu kiến thức,…Tất cả điều đó sẽ làm nội dung truyền đạt bị chậm trễ so với tiến độ và hiệu quả không cao.

IV. Biện pháp thực hiện

1. Qui ước chung cho lớp học

            Khi bắt đầu một quá trình giảng dạy, học sinh không phải ngỡ ngàng thì GVBM cần nêu một số qui ước:

            - Tập, sách chuẩn bị cho bộ môn gồm: 1 quyển tập chép bài học và bài tập, 1 quyển sách giáo khoa, 1 quyển tập nghiên cứu thêm (dùng ghi chép những kiến thức mà GVBM yêu cầu như:  tìm hiểu lịch sử ra đời của nguyên tố?  Tại sao nước biển lại mặn? Tại sao gọi là biển chết?,… );

- Tính dân chủ: Học sinh được công khai trong kiểm tra đánh giá (giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh,..), được tự do phát biểu tranh luận trước đám đông về nội dung kiến thức khi có yêu cầu, được nhận xét phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn(GVBM) và đề nghị phương pháp phù hợp với cá nhân, tập thể;

- Việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh rất đa dạng phong phú như: kiểm tra viết, phỏng vấn, thuyết trình trước đám đông, kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, kĩ năng làm việc nhóm, thái độ tích cực hoặc tiêu cực trong học tập, các bạn đánh giá lẫn nhau,...

2. Tạo niềm tin học tập ở bộ môn

Không tạo áp lực cho các em, không dọa các em về mức độ khó của bộ môn này. Trái lại tạo niềm tin cho các em là có thể học tốt và thi tốt môn Hóa dù cấp cơ sở chúng ta mất kiến thức. Đồng thời cho các em nhận thấy Hóa học có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nếu am hiểu rộng về lĩnh vực này sẽ giúp ta giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống hoặc tạo ra thành phẩm phục vụ cho bản thân và xã hội.

3. Giúp học sinh làm chủ kiến thức

Để giúp học sinh chủ động trong lĩnh hội kiến thức GVBM phối hợp các phương pháp sau trong quá trình giảng dạy:

a. Học mà chơi, chơi mà học

- Trò chơi” Nhiều mũi tên bắn một con nhạn”

+ Áp dụng khi kiểm tra lại kiến thức: ôn chương, kiểm tra bài cũ,..

+ Hình thức một học sinh sẽ đứng trước lớp trả lời các câu hỏi của các bạn bên dưới xoay quanh nội dung đã học.

+ Phát triển được các năng lực:

  • Sử dụng ngôn ngữ Hóa học một cách thuần thục hơn;
  • Trình bày ý kiến trước đám đông;
  • Tái hiện lại kiến thức, xử lí thông tin và sắp xếp chúng phù hợp với yêu cầu;
  • Quan sát mô tả, giải thích và rút ra kết luận;
  •  Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập;
  • Độc lập sáng tạo trong xử lí các vấn đề thực tiễn;

+ Quyền lợi của học sinh:

  •    Được đánh giá bằng điểm cho những câu hỏi đúng và nhận xét đúng;
  •    Được đánh giá bằng điểm cho học sinh có câu trả lời đúng;
  •   Được khuyến khích đánh giá bằng điểm cho đối tượng tự tin trình bày trước đám đông, có sự lập luận chặc chẽ,…

            + Kết quả thu được: không khí học tập sôi nổi, học sinh tự tin hơn, kiểm tra được nhiều đối tượng, nhiều kiến thức trong thời gian ngắn (học sinh bị hỏi và cả học sinh trả lời câu hỏi), học sinh làm chủ được kiến thức.

b. Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy

+ Áp dụng khi kiểm tra lại kiến thức đã học (ôn chương),hoạt động nhóm đối với bài mới và được phân công công việc trước.

+ Hình thức: nhóm học sinh sẽ soạn nội dung bài được phân công theo sơ đồ tư duy. Sau đó đại diện nhóm, một học sinh sẽ trình bày và cả nhóm sẽ trả lời câu hỏi trắc vấn của các nhóm còn lại. Sau khi hoàn tất báo cáo của các nhóm thì tất cả học sinh bỏ phiếu bình chọn nhóm hay nhất về nội dung, báo cáo, sự kết hợp hoạt động của các thành viên trong nhóm và nhóm có câu hỏi hay nhất.

Tác giả: Phạm Thị Huyền Trâm

Văn bản mới

  • Ba công khai
  • Thông báo

Công khai Biểu 09,10,11,12

Trường THPT đạt điều kiện cơ sở vật và chất lượng giảng dạy theo chuẩn.
Xem thêm...
Website Đơn vị