Tin tức Tin tức/(Trường MN Mai Đình)/Tin nhà trường/

Giáo án làm quen chữa cái u ư

                                                                 

 

 

GIÁO ÁN HỘI GIẢNG

                                        

                                         Hoạt động làm quen chữ viết

                                            Đề tài : Làm quen chữ cái u,ư

                                            Loại tiết: Cung cấp kiến thức

                                           Chủ đề: Gia đình.

   Đối tượng: Mẫu giáo 5-6 tuổi

   Số lượng: 25 trẻ

   Thời gian: 30 phút

   Ngày dạy: 17/11/2017

   Người dạy: Trần Thị Thúy

     I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU .

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm đúng chữ cái u, ư

- Trẻ nhận ra  chữ cái u, ư trong tiếng,  từ trọn vẹn về chủ đề.

- Trẻ hiểu luật chơi và chơi được các trò chơi với chữ cái u, ư như: Trò chơi “đội nào nhanh hơn” và trò chơi “Bé về đúng nhà”, “tai ai thinh”

- Nội dung tích hợp: + Ôn kĩ năng đếm trong phạm vi 9.

                                  + Các bài hát trong chủ đề

2.  Kỹ năng.

- Luyện kĩ năng phát âm đúng, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, kĩ năng nhận biết chữ cái bằng các giác quan: nhìn,  ghép các nét  rời.

- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh sự giống và khác nhau rõ nét giữa chữ u, ư.

- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia vào trò chơi

3. Thái độ.

-Trẻ tích cực hứng thú tham gia các  hoạt động làm quen chữ cái u, ư.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn ngôi nhà, sử dụng tiết kiệm năng lượng.

- Trẻ biết đoàn kết với bạn trong khi tham gia các hoạt động.

II.CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm: Trong lớp 5-6 A2    

2. Đồ dùng của cô:

- Giáo án điện tử làm quen chữ cái u, ư.

- Âm ly, loa đài, máy tính, que chỉ

- Nhạc bài hát: Nhà của tôi, cả nhà thương nhau, bài hát: ABC- vui từng giờ.

3. Đồ dùng của trẻ:

- Chiếu đủ trẻ ngồi

- Rổ:  + 25 chiếc đựng các nét u, ư cắt rời, thẻ chữ u, ư.

           + 25 giấy bìa màu A4

          + 3 tranh có hình ảnh đồ dùng trong gia đình và cụm từ kèm theo.

          + 3 bút dạ, thẻ số.

     + 2 ngôi nhà có hình ảnh cái tủ, cái gương có cụm từ kèm theo.

III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 30 phút

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Gây hứng thú: (2 phút )

- Cô tổ chức chương trình: Những chữ cái ngộ nghĩnh, với chủ đề: Gia đình bé yêu. Cô giới thiệu các cô đến dự.

 

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu, vỗ tay chào đón chương trình và các cô đến dự.

-  Cô cho trẻ múa hát bài: Nhà của tôi để mở đầu chương trình

- Trẻ nhảy múa theo bài : "Nhà của tôi".

2. Bài mới: (27 phút)

 

* Giới thiệu nhóm chữ làm quen:

- Cô hỏi trẻ: Hát bài hát gì, và ngôi nhà để làm gì?

- Cô hỏi trẻ trong gia đình cần những đồ dùng gì sinh hoạt hàng ngày?

 

- Trẻ trả lời nhà của tôi và ngôi nhà để ở.

- Trẻ kể: Giường tủ, ti vi…

- Cô khái quát: Đúng rồi trong gia đình cần rất nhiều đồ dùng như: Giường, tủ, ti vi…

- Cô giáo dục trẻ giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ và sử dụng đồ điện tiết kiệm và tắt khi không sử dụng.

- Trẻ lắng nghe cô khái quát.

 

 

-Trẻ lắng nghe cô giáo dục.

- Chúng ta hãy cùng hướng lên màn hình xem chương trình tặng món quà gì?  (Cô mở hình ảnh: Giường ngủ).

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu và quan sát trên màn hình. Giường ngủ (gọi 3 trẻ trả lời).

 

 

- Cô giới thiệu:  Đó là hình ảnh (Giường ngủ) và dưới có cụm từ (Giường ngủ)

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu hình ảnh và từ dưới tranh

- Cô đọc từ (Giường ngủ) (2 lần )

 - Trẻ lắng nghe cô đọc.

- Cô cho trẻ đọc từ giường ngủ.

- Bằng thẻ chữ dời cô ghép từ giường ngủ.

- Trẻ đọc từ giường ngủ (Cả lớp đọc 2 lần và mỗi tổ đọc 1 lần)

- Cô cho trẻ đọc từ “Giường ngủ)” .

- Cô cho trẻ đếm từ “Giường ngủ)”  xem có bao nhiêu chữ cái.

 

- Cô gọi trẻ lên chọn chữ cái ở vị trí thứ 9

- Cô gọi trẻ lên chọn chữ cái giống trên tay cô.

 

- Cả lớp đếm số chữ cái trong từ “giường ngủ”

 

- 1 trẻ lên chọn chữ cái ở vị trí thứ 9

- 1trẻ lên lấy chữ cái theo yêu cầu của cô

- Cô giới thiệu nhóm chữ sẽ làm quen: Cô chỉ vào hai chữ u, ư và nói đây là nhóm chữ mà hôm nay chương trình sẽ cho các con được làm quen !  

 

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu nhóm chữ mà trẻ sẽ được làm quen.

* Làm quen chữ u:

 

- Cô chỉ chữ u và giới thiệu: Đây là chữ u được phát âm là u.

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu chữ

- Cô phát âm: u (3 lần).

- Cô nói cách phát âm: Miệng tròn môi và lấy hơi phát âm.

- Cô cho trẻ phát âm.

+Cả lớp phát âm 3 lần.

+Từng tổ phát âm 3 lần.

+Cá nhân phát âm 3 lần.

 (Cô chú ý sửa sai cho những trẻ phát âm chưa rõ ràng)

- Trẻ lắng nghe cô phát âm - Trẻ phát âm cái theo các hình thức cô đưa ra:

 

 

+ Cả lớp phát âm 3 lần

+ Tổ phát âm (Mỗi tổ 3 lần)

+ Cá nhân: 10-15 trẻ phát âm

- Cô cho trẻ lấy các nét dời trong rổ ra và ghép chữ u (Cô đi kiểm tra và chú ý những trẻ chậm, học còn kém gợi ý cho trẻ).

- Trẻ lắng nghe và sau đó lấy các nét  cắt rời trong rổ ghép thành chữ u hoàn chỉnh theo khả năng của trẻ.

- Cô hỏi trẻ về cấu tạo của chữ u: các con vừa ghép  chữ u được tạo bởi những nét gì?

- Chữ u được ghép bằng một nét móc ngược phải nối liền với một nét sổ thẳng (3 trẻ trả lời).

- Cô nhấn mạnh cấu tạo chữ u cho trẻ nắm chính xác:  Chữ u được tạo nên bởi  một nét móc ngược phải nối liền với một nét sổ thẳng. (Cô kết hợp ghép chữ u trên màn hình)

- Trẻ lắng nghe cô nhấn mạnh cấu tạo của chữ u

- Cô cho trẻ phát âm lại chữ u vừa xếp

- Cả lớp phát âm chữ u 3 lần

- Cho trẻ chọn chữ u trong rổ và phát âm: Cô đọc câu vè:

Chữ u trong rổ con đâu?

Mau mau tìm lấy giơ nhanh lên nào

- Trẻ lắng nghe cô đọc câu vè rồi chọn giơ lên  và phát âm: Cả lớp, tổ

- Cô giới thiệu: Ngoài chữ u in thường còn có chữ u viết thường và u in hoa (Cô kết hợp chỉ chữ trên màn hình) 3 chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là u. Cô chỉ vào lần lượt từng chữ và phát âm

- Trẻ quan sát và lắng nghe cô giới thiệu chữ u in thường, viết thường và in hoa trên màn hình

- Cô cho trẻ phát âm

- Trẻ cả lớp, tổ phát âm

- Cô cho trẻ cất thẻ chữ u

- Trẻ cất thẻ chữ u vào rổ của mình

*Làm quen chữ ư:

 

- Cô tặng cho mỗi trẻ một chiếc móc nhỏ để gắn vào nét sổ thẳng cho chữ u của mình.

- Trẻ lắng nghe cô và lấy dấu móc nhỏ trong rổ gắn vào nét sổ thẳng cho chữ u của mình theo ý thích.

Cô nhận xét: Cô thấy các con gắn nét móc nhỏ trên nét sổ thẳng của chữ cái u tạo được chữ cái mới. Đó cũng là chữ cái mà chương trình cho chúng mình làm quen đó là chữ cái ư.

- Trẻ chú ý lắng nghe cô nhận xét.

- Cô chỉ vào chữ ư và giới thiệu:  Đây là chữ cái ư phát âm là ư.

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu

- cô phát âm 3 lần. Cô nhắc trẻ khi phát âm chữ ư miệng các con há và lấy hơi phát âm.

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu chữ cái ư và hướng dẫn cách phát âm

- Cô dạy trẻ phát âm chữ ư.

+Cả lớp phát âm.

+Từng tổ phát âm.

+Cá nhân phát âm.

( Cô chú ý và sửa sai cho trẻ, giúp trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc)

- Trẻ đọc chữ theo các hình thức cô đưa ra:

+ Cả lớp: 2 lần

+ Tổ: 3 tổ

+ Cá nhân: nhiều cá nhân

- Cô hỏi trẻ: bạn nào giỏi nói cho cô và các bạn biết chữ ư được ghép bởi những nét gì?

(Cô mời 4 trẻ trả lời)

- Trẻ lắng nghe và nói: chữ ư gồm có 3 nét: Một nét móc ngược phải nối liền một nét sổ thẳng và có dấu móc nhỏ trên nét sổ thẳng ( 4 trẻ trả lời)

- Cô nhắc lại và cho trẻ quan sát trên màn hình

- Trẻ quan sát cách ghép chữ ư trên màn hình

- Cô chỉ vào chữ ư trên màn hình và cho trẻ phát âm (Cả lớp, tổ)

- Trẻ quan sát chữ ư trên màn hình và phát âm theo các hình thức cô đưa ra

- Cô cho trẻ tìm chữ ư trong rổ và phát âm

- Trẻ tìm chữ và phát âm ( Cả lớp, tổ )

- Cô giới thiệu: Ngoài chữ ư in thường còn có chữ ư viết thường và ư in hoa (Cô kết hợp chỉ chữ trên màn hình) tuy 3 chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được gọi là chữ ư và phát âm là ư.

- Trẻ quan sát và lắng nghe cô giới thiệu chữ ư in thường, viết thường và in hoa trên màn hình

- Cô chỉ vào từng chữ

- Trẻ cả lớp phát âm từng chữ.

* So sánh 2 chữ cái u,ư:

- Cô cho trẻ đoán chữ gì xuất hiện trên màn hình

 

- Trẻ quan sát và nói tên chữ cái xuất hiện.

- Chữ u và chữ ư có đặc điểm gì giống nhau? Nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý : Chữ u và chữ ư đều được ghép bằng những nét gì?

- Chữ u và chữ ư đều có một nét móc ngược phải nối liền với một nét sổ thẳng ( cô gọi 3 trẻ trả lời)

- Vậy chữ u khác chữ ư ở điểm nào?

- Chữ u khác chữ ư ở chỗ: Chữ u không có dấu móc nhỏ còn chữ ư có dấu móc nhỏ trên nét sổ thẳng ( cô gọi 3 trẻ trả lời)

- Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ u ư và cho trẻ đọc lại

- Trẻ lắng nghe cô khái quát lại điểm giống và khác nhau của 2 chữ và đọc tên chữ cái

*Trò chơi luyện nhận biết, phân biệt và phát âm chữ u, ư.

 

- Trò chơi 1: Tai ai tinh.

+Cách chơi: Các con nhanh mắt, nhanh tay và đôi tai thính:

Cô nói tên gọi hoặc đặc  điểm của chữ để trẻ tìm:

Lần 1: cô nói tên chữ cái u, ư để trẻ tìm (cho trẻ chơi trên nền nhạc bài hát abc- vui từng giờ)

Lần 2: Cô nêu cấu tạo để trẻ sờ và tìm chữ cáí rỗng

 

 

 

 

 

- Trẻ hát cùng cô theo bài hát rồi tìm chữ giơ lên và phát âm

 

- Trẻ lắng nghe cô nêu cấu tạo và nhắm mắt sờ, tìm chữ cái theo yêu cầu của cô rồi giơ lên và phát âm

- Trò chơi 2: Đội nào nhanh hơn.

+ Cách chơi: Cô  chuẩn bị cho 3 gia đình mỗi gia đình 1 bức tranh có các hình ảnh về đồ dùng trong gia đình và có các cụm từ kèm theo. Nhiệm vụ của các con bật qua 3 vòng thể dục lên tìm chữ cái đã học trong các cụm từ nối với chữ cái u, ư đơn lẻ. Thời gian là 1 bản nhạc đội nào nối được nhiều chữ cái và đúng thì sẽ chiến thắng.

+Luật chơi: Bạn nào chạm vòng mất 1 lượt chơi.

+Cô kiểm tra kết quả của 3 đội.

 

- Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi của trò chơi

- 3 gia đình cử các thành viên lên chơi (mỗi gia đình 3 trẻ).

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô.

 

- Trò chơi 3: Bé về đúng nhà.

 

+ Cách chơi: Cô chuẩn bị 2 ngôi nhà có ký hiệu đồ dùng (cái tủ, cái gương) có cụm từ kèm theo. Các con chọn chữ cái mình thích vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng nhà thì các con về ngôi nhà có chữ cái giống chữ cái trên tay các con cầm.

+Luật chơi: Bạn nào về nhầm nhảy lò cò.

 

-Trẻ lắng nghe phổ biến luật chơi cách chơi của trò chơi.

-Trẻ lấy chữ cái mình thích vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà thì về đúng ngôi nhà có chứa chữ cái giống chữ cái trên tay cầm và phát âm.

 

 

3. Kết thúc: (1 phút)

Chương trình "Những chữ cái ngộ nghĩnh" đến đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại

 

Trẻ chào chương trình và kết thúc giờ học.

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Xem thêm