Thứ bảy, 20/04/2024 11:21:01

Trường THCS Đinh Bộ Lĩnh

Địa chỉ: Thôn Mới - Xã Hòa Hiệp - Cư Kuin - Đắk Lắk

Thông tin liên hệ: Điện thoại 0262 363 97 03 

GIỚI THIỆU TRƯỜNG

           20_11_500Trường THCS Đinh Bộ Lĩnh được thành lập ngày 01/4/1989, trên cơ sở tách ra từ trường PTCS Hoàng Hanh. Trường đóng trên địa bàn thôn Mới xã Hòa Hiệp huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk. Nhà trường là cơ sở giáo dục công lập có nhiệm vụ tổ chức dạy học, giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục ở cấp THCS cho các đối tượng học sinh thuộc 4 thôn thuộc xã Hòa Hiệp và 2 buôn đồng bào dân tộc của xã Dray Bhăng.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, trường đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.

 Năm học 2015-2016, trường THCS Đinh Bộ Lĩnh có 411 học sinh, chia làm 14 lớp, gồm 4 lớp 6, 4 lớp 7, 3 lớp 8, và 3 lớp 9.

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường là 40.

Tiểu sử Đinh Bộ Lĩnh - Đinh Tiên Hoàng

            Đinh Tiên Hoàng vốn họ Đinh, tên Hoàn. Bộ lĩnh là tước quan của sứ quân Trần Lâm phong cho, nên còn gọi là Đinh Bộ Lĩnh. Ông sinh năm 923, quê ở Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là xã Gia Phương, Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), ông là con của thứ sử Châu Hoan Đinh Công Trứ.

          Cha mất sớm, ông theo mẹ là Đàm Thị về quê nương nhờ chú ruột là Đinh Dự. Hàng ngày, lúc chăn trâu, ông thường cùng trẻ chăn trâu chia phe tập trận. Ông có tài chỉ huy nên được bọn trẻ mến phục. Chúng khoanh tay làm kiệu để rước và cầm lau đi hai bên như "Rước thiên tử".

 

 

tuong_dbl

Vua Đinh Tiên Hoàng.

          Lớn lên, ông đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Lãm. Do dũng cảm, mưu lược nên được phong làm Bộ Lĩnh. Trần lâm chết, ông đem quân về giữ Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt hùng cứ một phương chống giặc Ngô và các sứ quân khác.

          Năm 965, Triều đình phong kiến suy yếu, các sứ quan phong kiến nổi dậy đánh chiếm, tranh giành đất đai, bóc lột nhân dân. Nhờ "tài năng sáng suốt hơn người, mưu lược nhất đời" lại được nhân dân ủng hộ chỉ một năm Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp tan loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Được xưng tụng là Vạn Thắng Vương.

          Năm Mậu Thìn (968) ông mở nước, dựng đô xưng làm hoàng đế - Tôn hiệu là Đại Thắng Minh và đặt tên nước là Đại Cổ Việt. Đến năm Canh Ngọ (970) ông bắt đầu đặt hiệu nước là "Thái Bình" và cho đúc tiền đồng "Thái bình" – tiền cổ nhất nước ta. Nhờ công lao của ông mà đất nước được thống nhất độc lập và giàu mạnh.

          Ở ngôi được 12 năm (968 – 979) ông mất năm Kỷ Mão (979) thọ 56 tuổi.

          Ngày nay ở Hoa Lư - Ninh Bình và nhiều nơi khác, nhân dân ta lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của ông. Nhiều trường học, đường phố được vinh dự mang tên ông – Đinh Tiên Hoàng.

= = = = * * * = = = =