Đống nhớp nháp vàng vàng này có khả năng tự học hỏi

Ngày đăng : 04-05-2016

Trí thông minh là gì? Tuy giới khoa học chưa có kết luận đồng thuận nào về vấn đề này, đối với người bình thường khi nghe đến trí thông mính ta sẽ liên tưởng ngay lập tức đến việc học hỏi qua trải nghiệm sử dụng chất xám trong não. Và điều này đúng ở cả người lẫn động vật.

 

 

 

Vào thứ tư ngày 26 tháng 4 vừa rồi, các nhà khoa học đã khám phá ra một điều làm đảo luận quan điểm truyền thống về trí tuệ hiện này.

Cụ thể một hợp chất lùng nhùng nhớp nháp tập hợp những đơn bào độc lập đã chứng tỏ được khả năng học qua việc trải nghiệm với mục tiêu tránh các tác động gây hại đến chúng, dù hỗn hợp này hoàn toàn không sở hữu một dạng đầu não trung ương nào.

Kết quả bất ngờ này chứng tỏ việc học có thể xuất hiện ở tầng đơn bào”, nhóm nghiên cứu kết luận trong báo cáo của mình.

Để thực hiện nghiên cứu của mình, nhóm khoa học đến từ Pháp và Bỉ đã sử dụng một thực thể sống cực kỳ đơn giản và có niên đại xuất hiện trước con người đến 500 triệu năm mang tên P. polycephalum. Những tế bào này thường có thể được bắt gặp trên những chiếc lá rụng đang phân hủy hoặc tại những gốc cây ẩm ướt.

Nhóm nghiên cứu đã cho chúng “tan chảy” vào nhau tạo thành một cục nhớt màu vàng duy nhất. Cục nhớt này có khả năng di chuyển chậm chạp bằng cách vươn ra những tua bám để kéo chúng theo một hướng.

Trong cuộc thực nghiệm, sau khi nuôi cấy được một lượng tế bào P. polycephalum cần thiết trong hợp chất keo agar trên chiếc đĩa, nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị sẵn mẫu bột yến mạch khoái khẩu trên một chiếc đĩa khác ngay cạnh. Sau đó, sử dụng keo agar, các nhà khoa học tạo một chiếc cầu cho hỗn hợp đơn bào bò qua. Sau hai tiếng bãi nhớt vàng thành công tiếp cận bữa ăn của mình.

 

 

 

Trong thí nghiệm chính của mình, nhóm khoa học đã làm ô nhiễm một phần cầu nối bằng quinine hoặc caffeine với liều lượng đủ để gây ức chế nhưng không làm tổn hại cho “nhớt vàng”. Trong báo cáo nhóm cho biết, khi quan sát họ phát hiện thấy “hành vi rõ ràng nhằm tránh né” phần cầu bị ô nhiễm. Cụ thể, thay vì 2 tiếng như ban đầu, chúng đã mất tới hơn 6 tiếng đồng hồ để vượt qua cầu vì chần chừ tìm cách vượt qua cầu mà không chạm phải vào thứ chất liệu "khó chịu" kia.

Kết quả chúng tôi thu nhận được xác định rõ một khả năng học hỏi chưa được biết đến trước đây ở những tổ chức không có nơ-ron thần kinh”.

Phát hiện này có tiềm năng giúp con người hiểu biết nhiều hơn về sự phức tạp của những tổ chức sinh vật đơn giản có ảnh hưởng lớn đến con người như vi khuẩn và virus. Nhưng trên hết đây có thể là bằng chứng về việc trí thông minh ở sinh vật đã phát triển trước sự xuất hiện của các giác quan và bộ phận cơ thể phức tạp sau này.

cantho

Xem thêm...