Tin tức/(Trường THCS Đồng Tân)/Tin nhà trường/
Tu sửa mô hình biển đảo

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN

TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC

 

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; trong đó, thanh niên là lực lượng quan trọng. Do đó, phát huy vai trò của thanh niên đối với nhiệm vụ này hiện nay là vấn đề có ý nghĩa to lớn.

 

Thanh niên là lực lượng đông đảo, là lớp người trẻ tuổi, có sức khỏe, ham hiểu biết cái mới, giàu sức sáng tạo, hăng hái, có chí tiến thủ, xung kích, sáng tạo trong việc quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là nguồn nhân lực chủ yếu tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy vai trò thanh niên để họ trở thành đội quân xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó có thanh niên. Thế nhưng, các hoạt động của Đoàn “vẫn chưa tạo được sự phát triển đồng đều ở các cấp, chưa phát huy được mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của thanh niên. Công tác giáo dục của Đoàn tuy rộng nhưng chưa sâu, chất lượng của nhiều đoàn viên chưa cao; việc đoàn kết tập hợp thanh niên trên một số lĩnh vực chưa hiệu quả”1. Công tác tuyên truyền giáo dục và phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên chưa thật sâu sắc và thường xuyên. Nhận thức về vai trò, trách nhiệm, thái độ, động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ở một số thanh niên chưa cao. Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch và những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, “một bộ phận thanh niên còn biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc”2, chưa chứng tỏ đầy đủ được vai trò, trọng trách của mình trước vận mệnh của đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc, “xa rời chủ nghĩa yêu nước, xem nhẹ truyền thống cách mạng, ít quan tâm sinh hoạt chính trị, coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương, đạo lý, mắc tệ nạn xã hội... mang nặng tâm lý hưởng thụ”3, thờ ơ và quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Thực tiễn đó đòi hỏi thanh niên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm, có quyết tâm mạnh mẽ để giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, cần phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đó là quá trình khơi dậy, huy động, khai thác những tiềm năng, sức mạnh to lớn trong tuổi trẻ và tạo ra những điều kiện hoạt động thuận lợi giúp thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình, hình thành niềm tin, thái độ, động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng các phương thức khác nhau, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Quán triệt quan điểm, mục tiêu: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị... bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời...”4, cần phát huy vai trò thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc với các giải pháp đồng bộ, trong đó nổi lên là:

Thứ nhất, thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là vấn đề cơ bản đầu tiên nhằm giúp thanh niên nâng cao nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên cần toàn diện; trong đó, tập trung quán triệt quan điểm cơ bản của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp là bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Luật Biển Việt Nam... Qua đó, giúp thanh niên nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, đảo, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn của mình trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng thời, giáo dục thanh niên (nhất là học sinh, sinh viên) nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận rõ đúng sai, không để các thế lực thù địch lấy danh nghĩa bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa để lợi dụng lôi kéo vào các hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại mối quan hệ với các nước láng giềng.

Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp cho phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, từng đối tượng và thường xuyên bổ sung, phát triển đáp ứng thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần phát huy vai trò các tổ chức, đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền và gắn kết chặt chẽ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thanh niên để giáo dục họ. Để nâng cao hiệu quả giáo dục và tăng tính hấp dẫn đối với thanh niên, nên đa dạng các hình thức, như: giáo dục truyền thống, các bài học kinh nghiệm và gương các anh hùng trong kháng chiến chống xâm lược... Thông qua các cuộc vận động và chương trình hành động của thanh niên với cách làm thiết thực, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc” và “Phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội... Phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường, xã hội (nhất là Đoàn Thanh niên) và các hoạt động văn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng tạo sức mạnh tổng hợp để: “phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn của các tầng lớp thanh niên... tạo ra môi trường lành mạnh để thanh niên tự rèn luyện, tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình”5, hướng họ chung sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các cấp bộ Đoàn cần chú trọng tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu, tọa đàm về chủ quyền biển, đảo trong thanh niên bảo đảm thiết thực, chất lượng tốt; tăng cường tổ chức cho thanh niên đi thăm và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thực tế trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Thông qua đó, giúp thanh niên nhận thấy những giá trị to lớn của biển, đảo Việt Nam nên phải ra sức bảo vệ.

Thứ hai, củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ngày càng bền vững trong thanh niên. Niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí là những phẩm chất bên trong của mỗi thanh niên, nó rất cần thiết và không thể thiếu, nhằm giúp họ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nếu không có niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí thì không thể làm được bất cứ việc gì, chưa nói đến bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, cần hướng cho thanh niên có niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc một cách bền vững. Theo Hồ Chí Minh, thanh niên muốn làm chủ nước nhà phải luôn nêu cao cảnh giác cách mạng và “không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập”6. Vì thế, ngay từ bây giờ, thanh niên phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải có niềm tin, thái độ, động cơ đúng, ý chí vững vàng để tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, gương mẫu trong công tác và học tập, nêu cao ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, phát huy tính sáng tạo và ý chí quật cường, vượt mọi khó khăn, gian khổ và có quyết tâm lớn để đưa cách mạng đến thành công, dù đó là công việc rất khó khăn.

 Để củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí cho thanh niên, phải tăng cường công tác tuyên truyền để thanh niên thấy rõ thực lực, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của ta; nắm vững tư tưởng, phương châm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về biển, đảo của Đảng. Qua đó, giúp cho thanh niên có nhận thức đúng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, nhất là vấn đề biển, đảo, củng cố niềm tin, ý chí, tình cảm, thái độ và động cơ đúng ở tuổi trẻ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Cần giúp thanh niên loại bỏ những thói quen trong nhận thức, thái độ, động cơ không phù hợp để tạo nên những phẩm chất mới ngày càng ổn định, bền vững trong tâm thức, lý tưởng của họ, từng bước tạo nên sự thay đổi về chất trong thanh niên về niềm tin, thái độ, động cơ đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, để họ thực sự là một lực lượng to lớn và vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi thông tin, tuyên truyền, cần làm cho thanh niên vừa nhận thấy tính chất phức tạp của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vừa nhận thấy nhân dân ta, đất nước ta có đủ ý chí, quyết tâm và sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc biển, đảo của mình. Từ đó, củng cố thêm niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí vững vàng cho thanh niên, giúp họ phát huy trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Thứ ba, chú trọng xây dựng quyết tâm cao, định hướng hành động thiết thực trong thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây là mục tiêu, là đích hướng tới của quá trình phát huy vai trò thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và củng cố được niềm tin, thái độ, động cơ, ý chí vững vàng, phải làm cho thanh niên phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm thông qua hiện thực hóa những giá trị đó thành quyết tâm và hành động cụ thể, thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Để xây dựng quyết tâm cho thanh niên, cần làm cho thanh niên thấy được sự khó khăn, gian khổ đối mặt với nguy hiểm, sự phức tạp và khắc nghiệt của các hoạt động trên biển, đảo... Điều đó đòi hỏi thanh niên phải dũng cảm, mưu trí, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, sẵn sàng hy sinh xương máu, kiên quyết đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Bộ đội Hải quân (năm 1961): “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Từ đó, phải chú ý đến xây dựng quyết tâm và định hướng hành động cho thanh niên, nhất là các lực lượng trực tiếp ngày đêm bám trụ hoạt động, canh giữ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng thời, bồi dưỡng phương pháp xử lý các tình huống nhạy cảm trên biển, đảo theo đúng tư tưởng chỉ đạo, bảo đảm linh hoạt, sáng tạo, sắc sảo, nhạy bén, kiên trì, thận trọng... không bị rơi vào “bẫy” của đối phương, để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, song cũng sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Biên giới, biển đảo là một phần lãnh thổ trọng yếu của đất nước. Việc tuyên truyền, giáo dục tình yêu quê hương, tình yêu biển đảo cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là việc làm rất quan trọng. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra chỉ thị phải coi trọng hơn nữa việc đưa vào sách giáo khoa vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước, trong đó có bảo vệ chủ quyền biên giới trên đất liền và hải đảo. 

Ý thức được tầm quan trọng này, những năm gần đây, hầu hết các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đưa việc tuyên truyền biển đảo vào chương trình học tập bằng nhiều hình thức như l ồng ghép vào chương trình giảng dạy, tổ chức ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu biển đảo yêu thương… Việc tuyên truyền được đẩy mạnh triển khai bằng nhiều hình thức phong phú nhằm đem đến những hiểu biết liên quan biển đảo và công tác phân giới, cắm mốc chủ quyền.

Phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam ta. Sau những khiêu khích cũng như những hành vi, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của biển đảo Việt Nam. Năm 2014  thanh niên, đội viên trường THCS Đồng Tân đã nảy râ y tưởng xây dựng mô hình Biển đảo Việt Nam gồm mô hình thu nhỏ bản đồ Việt Nam, mô hình đảo Hoàng sa, Trường sa. Sau nhiều năm mô hình Biển đảo được làm bằng chất liệu in phun phông đã không còn sử dụng được.

Nung nấu ý tưởng xây dựng mô hình bằng chất liệu tranh vẽ sơn dàu sẽ giúp lưu bức tranh lâu hơn. Hôm nay ngày 8/5/2017 nhờ những bàn tay kéo léo của các em đội viên cùng sự giúp đỡ của anh chị Đoàn viên là những thày cô giáo giúp đỡ, bức tranh mô hình biển đảo lại sống lại càng chân thực hơn.

Qua mô hình biển đảo này giúp chúng em hiểu biết chân thực hơn về chủ quyền Việt Nam, giá trị của biển đảo đối với đất nước góp phần giúp các em quyết tâm hơn nữa trong học tập để phần nào góp một phần sức lực làm quê hương đất nước tươi đẹp, trong sáng hơn.

Tác giả: c2dongtan

Xem thêm

Văn bản mới

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường
Lễ đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia năm học 2015-2016
  • Thông báo
  • Ba công khai