Thứ hai, 06/05/2024 16:02:21
GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TRONG LỚP CHỦ NHIỆM

Ngày: 15/10/2015

      - Trong một tập thể lớp, việc nảy sinh trong  mỗi buổi học là điều không thể tránh khỏi, giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp vào mười lăm phút đầu buổi, nếu buổi nào giáo viên chủ nhiệm không có tiết dạy, thấy không cần thiết cũng phải đến lớp. Giáo viên đến lớp như vậy để giúp các em ôn bài, chuẩn bị bài mới hoặc có sự việc gì xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnh…Nếu thực hiện tốt khâu sinh hoạt đầu buổi, học sinh sẽ ổn định tâm thế để bước vào tiết học đầu tiên tốt hơn, kể cả các tiết học sau.

Sau mỗi buổi học, xét thấy có việc gì cần giải quyết ngay, giáo viên yêu cầu các em ở lại năm, mười phút để làm việc nếu lớp học buổi sáng ( riêng buổi chiều nên chuyển sang đầu giờ hôm sau và hàng tuần vào thứ bảy nên có cuộc họp với cán bộ lớp. Tuy rằng lớp có lớp trưởng, lớp phó…nhưng giáo viên không hoàn toàn giao cho các em mà phải để ý đến lớp thường xuyên, kịp thời nhắc nhở, động viên.

    -  Giáo viên chủ nhiệm cần phải biết phát huy khả năng làm việc của cán bộ lớp, nhất là lớp trưởng. Định hướng cho cán bộ lớp làm việc, tôn trọng ý kiến đề xuất, cách làm việc của các em, giáo viên giúp cán bộ lớp làm việc là chính thay vì làm tất cả. Cán bộ lớp gần gũi, sát với lớp nhiều hơn giáo viên chủ nhiệm nên các em giúp giáo viên giải quyết các vấn đề của lớp nhanh hơn, có hiệu quả tốt, giáo viên chủ nhiệm đỡ vất vả hơn.

   -  Có một số học sinh thường chán ngán giờ sinh hoạt lớp, thậm chí có trường hợp vài em bỏ trốn. Sở dĩ có hiện tượng này vì giờ sinh hoạt lớp chủ yếu là kiểm điểm những sai sót của một số em vi phạm nội quy chủa trường, lớp. Vì vậy, giáo viên phải tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong giờ này. Giáo viên cho lớp nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần với thời gian ngắn, dành thời gian nhiều hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, thi sáng tác thơ văn… Những em vi phạm nội quy cần hầu hết đều nhận thấy sai lâm của mình, kể cả học sinh cá biệt, các em vừa hối hận vừa xấu hổ. Nếu tập thể lớp cứ tập trung vào sai  sót của bạn mà phê bình, chỉ trích, nặng lời thay vì giúp bạn tiến bộ thi ngược lại học sinh sẽ lì lượm hơn, phá phách hơn, xa rời tập thể có khi cố tình phá lớp.

          -Đối với học sinh phá lớp, khó bảo, giáo viên cũng như tập thể quan tâm theo dõi giúp đỡ thay vì nghiêm khắc phê bình trước tập thể lớp. Cần phê bình đối tượng này nhưng tránh tình trạng căng thẳng giữa học sinh đó với giáo viên, với tập thể lớp. Điều đó có thể xảy ra là học sinh cá biệt phản ứng mạnh khi bị phê bình, tự ý bỏ ra khỏi lớp, đập phá đồ dùng trong lớp, hoặc có lời lẽ vô lễ với giáo viên…Trường hợp này xảy ra, chắc chắn giáo viên sẽ bị mang tiếng, bị mất uy tín. Cho nên, là giáo viên chủ nhiệm phải lấy tình thương yêu, lời lẽ phải trái phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mình và nhận lỗi là tốt nhất. Bởi vì dẫu các em là học sinh cá biệt thì các em vẫn sống có tình nghĩa.

      -  Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thơi đối với học sinh. Giáo viên không thiên vị, phải công minh trong khi khen cũng như chê các em. Những lời động viên khi các em làm việc tốt, những lời nhắc nhở khi các em làm sai có tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các em.

      -  Việc gì cần giải quyết giáo viên chủ nhiệm giải quyết kịp thời sau mỗi buổi học, không đợi đến sinh hoạt lớp. Làm như vậy rất dễ dàng chấn chỉnh nề nếp của tập thể. Điều hết sức quan trọng là cách đối xử, xử lý học sinh cá biệt không nên quá nghiêm khắc. Khen chê học sinh phải công minh, có làm được như vậy học sinh mới nể phục chúng ta

Ngô thị Biên
Tin liên quan