Thứ ba, 23/07/2024 11:17:17
LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Ngày: 27/11/2017

Tôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời xưa đến nay. Truyền thống ấy thể hiện rõ nét nhất trong ngày 20/11 hằng năm - là ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam.Hòa trong không khí tưng bừng đó , hôm nay ngày 18 tháng 11 trường Tiểu học Bắc Lý số 1 tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày  20/11, với sự có mặt củacác đồng chí trong  BGH,các đồng chí cán bộ giáo viên , nhân viên nhà trường và hơn 700 em học sinh của nhà trường.

Mở đầu buổi lễ là các tiết mục văn nghệ chào mừng của các em trong đôi văn nghệ của nhà trường và  các em ở các lớp.

“Những điều thầy chưa kể” - Sáng tác: Trần Thanh Sơn qua tiết mục múa do các em học sinh lớp 5C biểu diễn.

(tiết mục múa do các em học sinh lớp 5A biểu diễn)

 

Sinh thời Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.

Có thể thấy sứ mạng cao cả mà những người thầy đang mang trên vai thật lớn lao và xã hội luôn biết ơn, tin tưởng và tôn vinh nghề giáo, tôn vinh những người thầy đang ngày đêm cần mẫn trong sự nghiệp Trồng người.

  Trong buổi lễ các em học sinh được nghe thầy Nguyễn Đức Dần ôn lại truyền thống , ý nghĩa tốt đẹp của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Ý nghĩa, lịch sử ngày Quốc tế hiến chương các Nhà giáo

  Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.

Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Trong ngày 20/11/1958, lễ kỷ niệm không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo.

Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã.

Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam

 

   Sau buổi lễ các em học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa , hoạt động thể dục thể thao ,giúp các em có tinh thần thoải mái ,sức khỏe tốt hơn cho công việc học tập của mình.

( học sinh thi cầu lông)

 

Ngô Hậu

Ngô Văn Hậu
Tin liên quan