Thứ sáu, 26/04/2024 17:49:03

SƠ LƯỢC TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I. SỰ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC BẮC LÝ SỐ 1:

Trường tiểu học Bắc Lý số 1 huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ngày nay, được tách từ trường Tiểu học Bắc Lý theo Quyết định số 500/QĐ-CT của UBND huyện Hiệp Hòa ngày 17/ 7/ 2002, từ chỗ cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu. Tỷ lệ phòng học tạm, phòng học nhờ 11/18 phòng chiếm 61%, cảnh quan sư phạm không đảm bảo chuẩn theo quy định. Đến nay cơ sở vật chất nhà trường đã  khang trang, sạch đẹp chuẩn theo quy định và được UBND tỉnh ra Quyết định số 2482/QĐ-UBND ngày 31/ 12/ 2009 về việc “Công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1”.  Sở dĩ đạt được thành quả như ngày nay là nhờ có sự quan tâm to lớn của Đảng ủy, HĐND, UBND và các ban ngành đoàn thể xã Bắc Lý và sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hiệp Hòa, UBND huyện tạo điều kiện giúp đỡ.

II. Quá trình phát triển của trường Tiểu học Bắc Lý số 1.

- Trường đóng tại Khu Cộng Đồng thuộc trung tâm xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa. Do thầy Nguyễn Văn Kỳ làm hiệu trưởng. Trường khi mới tách ra có 02 klhu lẻ (khu Tam Hợp và Lý Viên). Có đủ khối lớp từ khối 1 đến khối 5.

1. Giai đoạn từ năm 2002-2006:

- Năm 2002 khi tách trường, nhà trường có 27 lớp với 777 học sinh.

- Số cán bộ, công chức- viên chức có 38 đồng chí. Trong đó: Ban giám hiệu có 02 đồng chí, với 34 đồng chí giáo viên và 02 nhân viên hành chính.

- Chi bộ Đảng gồm 13 đảng viên.

- Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, tỷ lệ phòng học tạm là 11/ 18 phòng = 61%. Thiếu 100% các phòng chức năng. Điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy cực kỳ khó khăn, sân chơi bãi tập lầy lội, cảnh quan sư phạm yếu kém … Khu Trung tâm của trường còn chung với chùa.

Với tinh thần khắc phục khó khăn, thầy và trò đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tích đáng kể, những lứa học sinh đầu đàn đã khẳng định tinh thần và nghị lực, sức mạnh và sự nhiệt tình tâm huyết của đội ngũ thầy cô giáo và các cán bộ công nhân viên lúc bấy giờ

Được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND và các ban ngành đoàn thể xã Bắc Lý và sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục huyện Hiệp Hòa và UBND huyện tạo điều kiện giúp đỡ để trường được di chuyển khu Trung tâm sang địa điểm mới để đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện ngày càng thuận lợi cho con em nhân dân.

Vừa tiếp tục tu sửa cơ sở vật chất, ổn định nơi ăn chốn ở, nơi học hành, sân chơi bãi tập vừa hăng say trên lĩnh vực hoạt động chuyên môn cho nên rất nhanh chóng mọi hoạt động của nhà trường được ổn định và đi vào nề nếp, nhiều năm nhà trường được công nhận là trường tiên tiến cấp huyện, chi bộ Đảng và các đoàn thể vững mạnh.

2. Giai đoạn 2007 đến nay:

Trong giai đoạn này do thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình cho nên số học sinh giảm đồng thời số lớp cũng giảm theo.

- Số lớp: 22 lớp

 - Số học sinh: 663 em (Trong đó 8 em KT).

- Số cán bộ, công chức - viên chức là 36 trong đó: Ban giám hiệu 03, số giáo viên là 30 và 03 nhân viên hành chính.

Do nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo nhà trường tiếp tục được sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản cụ thể: Xây mới 12 phòng học kiên cố và các đầy đủ 11 phòng chức năng kiên cố đáp ứng kịp thời cho việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2009. Chẳng bao lâu cơ sở vật chất được ổn định, một việc khó được đặt ra là chất lượng các mặt giáo dục toàn diện phải được chuyển biến căn bản về đạo đức  và văn hoá, đặc biệt là chất lượng văn hoá trong đó chất lượng học sinh giỏi, học sinh tiên tiến phải được nâng lên. Công tác giáo dục truyền thống nói chung, truyền thống nhà trường nói riêng phải được quan tâm. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng liên tục đạt danh hiệu vững mạnh. Vị thế của nhà trường được khẳng định, xứng đáng với lòng mong mỏi của nhân dân địa phương cũng như các cấp lãnh đạo.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết TW khoá XIII về giáo dục đào tạo và công nghệ giáo dục đào tạo hơn bao giờ hết đặc biệt quan tâm.Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhu cầu học tập của con em nhân dân, sự cố gắng của thầy và trò có thể nói giai đoạn này khẳng định sự lớn mạnh hơn bao giờ hết cả về cơ sở vật chất, đội ngũ cả về số lượng và chất lượng.

Vị thế của nhà trường được khẳng định rõ nét. Một thời kỳ mới mở ra, đặt ra những cơ hội và thách thức. Một nhà trường có truyền thống 10 năm, đang dồi dào sức xuân, mà bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục, say mê, trách nhiệm đến sự nghiệp giáo dục cũng phải đầu tư tâm trí, suy nghĩ, trăn trở.

Với chất lượng bình quân:

+ Học sinh lên lớp 99.8%, 63% khá giỏi, hoàn thành chương trình tiểu học 100%.

+ Số  học sinh giỏi cấp huyện 9 giải.

Tuy vậy trong những năm tới nhà trường còn phải tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất 2 khu lẻ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phương tiện dạy học, tăng cường giao lưu học hỏi, tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng xã hội, xây dựng nhà trường trở thành trường chuẩn quốc gia mức độ II giai đoạn 2014-2020.

III. Những bài học truyền thống

Là một đơn vị sau 10 năm chia tách, đóng trên vùng hạ huyện nền kinh tế chủ yếu thuần nông còn nhiều khó khăn nhưng đã vươn lên xây dựng, trưởng thành và đạt được nhiều thành tích nhất định. Qua gian khó những bài học truyền thống được rút ra đó là:

1- Truyền thống kiên trì thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện theo mục tiêu đào tạo của cấp tiểu học trên cơ sở gắn chặt các nhiệm vụ chính trị của nhà trường của địa phương và đất nước.

2. Truyền thống đoàn kết thân ái trên cơ sở giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ.

3. Truyền thống luôn luôn nắm chắc và hoàn thành các nhiệm vụ.

4. Truyền thống tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động khắc phục khó khăn để không ngừng vươn lên.

5. Truyền thống xây dựng đội ngũ, tương thân, tương ái đủ về số lượng mạnh về chất lượng.

6. Truyền thống kế thừa và phát huy những giá trị lưu truyền của vùng dân hạ huyện, kế thừa giữa người đi sau và người đi trước, giữa người với người cao tuổi hơn, giữa trò với thầy, giữa lớp sau với lớp trước.

7. Truyền thống tích cực tham mưu đề xuất với các cấp bộ Đảng, chính quyền, với các tổ chức, đoàn thể.

8. Truyền thống sáng tạo, tiết kiệm, hăng say, đúc rút kinh nghiệm trong xây dựng cơ sở vật chất trường lớp thích ứng được trong mọi trường hợp khó khăn thiếu thốn.

9. Xã hội hoá giá dục là một truyền thống rất quý báu của nhà trường qua các khời kì. Nhờ nó mà trong hoàn cảnh nào nhà trường cũng nhận được sự đồng tình uỉng hộ của nhân dân.

10. Khiêm tốn học hỏi là truyền thống máu thịt của các thế hệ thày và trò qua những năm qua cho nên dù trong hoàn cảnh nào, ở bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì thầy - trò đều nhận được sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của mọi lực lượng. Điều này đã trở thành niềm tự hào của cán bộ, giáo viên, học sinh trường Tiểu học Bắc Lý số 1.

Tóm lại: Với truyền thống phấn đấu nỗ lực qua 10 năm và những đóng góp thành tích vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự quan tâm chỉ đạo, sự giúp đỡ tạo điều kiện, sự ghi nhận và động viên khích lệ của các cấp uỷ đảng, chính quyền nhà trường đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cấp bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ I, Đảng bộ huyện Hiệp Hòa tặng giấy khen Chi bộ trong sạch, vững mạnh.