Thứ ba, 20/05/2025 23:55:12
Kế hoạch công tác Thanh tra, kiểm tra năm học 2016-2017

Ngày: 01/11/2016

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.CẦN THƠ

  TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Số: 145 /KH-TĐN                              Cần Thơ,  ngày 29 tháng 9 năm 2016          

 

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA

NĂM HỌC 2016-2017

 

Căn cứ công văn số 2078/SGDĐT-GDTrH ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm 2016-2017;

Căn cứ Công văn số 2159/SGDĐT/TTr ngày 20 tháng 9 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc Hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2016-2017;

Căn cứ Kế hoạch năm học  2016- 2017 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa,

Trường THPT Trần Đại Nghĩa đề ra kế hoạch công tác kiểm tra năm học 2016-2017 như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

 Nhà trường luôn đuợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT, của Đảng ủy, chính quyền Quận Cái Răng. Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác thanh kiểm tra kịp thời, cụ thể.

Ý thức trách nhiệm, phương thức làm việc của cán bộ quản lý từ cấp tổ trở lên đối với công tác tự kiểm tra được nâng cao. Ý thức tự kiểm tra của giáo viên, nhân viên của trường ngày càng được phát huy.

Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch phong trào, kế hoạch kiểm tra nội bộ, phổ biến các quy chế, quy định…giúp cho các tổ chức, tổ chuyên môn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ của trường.

2. Khó khăn:

Sự thay đổi không ngừng của công tác kiểm tra đánh giá, đặc biệt là phương án thi THPT quốc gia, cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá khiến cho giáo viên phải đầu tư nhiều cho công tác chuyên môn vì thế việc thực hiện các hoạt dự giờ, thăm lớp học hỏi kinh nghiệm của một số giáo viên chưa được thường xuyên.

B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

1. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn; việc thực hiện nội dung giáo dục linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh; kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục; kiểm tra việc quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường; việc sử dụng đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên; kiểm tra việc giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi; kiểm tra công tác giáo dục học sinh, công tác phối hợp với gia đình, xã hội để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Kiểm tra công tác tuyển sinh, cồn tác đánh giá, xếp loại học sinh, việc thực hiện hồ sơ sổ sách, thi lại, chuyển trường…Kiểm tra công tác kiểm định chất lượng; công tác đánh giá chuẩn theo chuẩn Hiệu trưởng, giáo viên…

2. Kiểm tra công tác cải cách hành chính, thực hiện tiếp công dân,  giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.  Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nội qui, qui định của trường. Kiểm tra công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường.  

3. Kiểm tra việc thu chi, quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học. Kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh môi trường nước sạch, thực hiện an toàn phòng tránh các tai nạn thương tích trong nhà trường.

C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

            I. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA:

            Các tổ chức, cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

          II. NỘI DUNG KIỂM TRA

             1. Kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên:

            a. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn:

             - Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục. Kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

           - Kiểm tra việc thực hiện hồ sơ chuyên môn theo quy định.

           -  Việc thực hiện các tiết thực hành thí nghiệm.

           - Kiểm tra việc chấp hành quy định về dạy thêm, học thêm.

             - Kiểm tra việc thực hiện các quy định như thao giảng, dự giờ, thực hiện các tiết dạy có ứng dụng CNTT.

             - Kiểm tra việc thực hiện “Trường học kết nối”, thiết kế bài giảng điện tử, nghiên cứu khoa học ứng dụng, nghiên cứu KHKT, thực hiện chủ đề dạy học, dạy tích hợp liên môn, Dư địa chí, làm đồ dùng dạy học, sáng kiến kính nghiệm, nghiên cứu khoa học ứng dụng…

            - Kiểm tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém

   - Kiểm tra công tác tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Công tác  thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.

            b. Kiểm tra kết quả dạy học:

              - Kiểm tra chất lượng giảng dạy bộ môn thông qua điểm kiểm tra của học sinh từ đầu năm học đến thời điểm kiểm tra.

           - Kiểm tra việc giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém.

           - Kiểm tra số lượng, chất lượng học sinh giỏi bộ môn.

            c. Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ khác:

            - Việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục học sinh, công tác phối hợp với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

            - Việc thực hiện các công tác được phân công.

            - Việc tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội.

            2. Kiểm tra tổ chuyên môn, tổ Văn phòng.

            - Kiểm tra kế hoạch, việc tổ chức thực hiện kế hoạch và hiệu quả kế hoạch của tổ.

            - Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề,  ngoại khóa của tổ chuyên môn, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên, nhân viên; bồi dưỡng học sinh giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém của tổ.

            - Kiểm tra việc sinh hoạt tổ chuyên môn, việc thực hiện các tiết dạy tốt, việc đánh giá chất lượng chuyên môn giáo viên cuối mỗi học kỳ và năm học.

          - Kiểm tra công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ tổ chuyên môn.

            - Kiểm tra hồ sơ sổ sách qui định của tổ chuyên môn, tổ Văn phòng.

            - Kiểm tra việc thực hiện Đề án Ngoại ngữ (đối với tổ ngoại ngữ)

            - Kiểm tra việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, việc xây dựng ngân hàng đề thi đáp ứng sự đổi mới phương pháp dạy học, thi cử, phương án thi THPT quốc gia năm 2017.

  3. Kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Kiểm tra công tác xây dựng môi trường “xanh-sạch-đẹp-an toàn”, công tác vệ sinh môi trường, hệ thống nước, các nhà vệ sinh đảm bảo cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hướng nghiệp, dạy nghề; HĐ.NGLL, phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội.

            Kiểm tra các hoạt động giáo dục giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Việc tổ chức sinh hoạt tập thể, ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm hoặc tổ chức các phong trào nhân các ngày lễ lớn, các hoạt động văn nghệ…

            Kiểm tra công tác giáo dục thể chất, công tác y tế trường học để chăm sóc sức khỏe, phát triển thể lực cho học sinh. Kiểm tra hoạt động của thư viên hỗ trợ cho công tác dạy và học trong nhà trường.

            Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, tác phong, cách giao tiếp ứng xử trong nhà trường. Công tác phòng chông dịch bệnh, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm…

            4. Kiểm tra việc thu chi tài chính, công tác xã hội hóa, việc sử dụng, bảo quản tài sản CSVC

- Kiểm tra việc thực hiện công khai trong các lĩnh vực kịp thời, khách quan, trung thực.

- Kiểm tra việc thu chi Học phí, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn.

- Kiểm tra việc thu, chi kinh phí xã hội hóa phục vụ cho học sinh trong năm học.

- Kiểm tra cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, trật tự, vệ sinh, an toàn, cảnh quan, môi trường sư phạm (phòng học, phòng làm việc, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện, y tế, nhà thi đấu, khu nội trú…)

- Kiểm tra việc mua sắm, bảo quản, tình hình khai thác và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học; việc thanh lý những tài sản hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng.

- Kiểm tra công tác xã hội hoá giáo dục và phối hợp với các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ khác.

Kiểm tra việc thực hiện bảo quản cơ sở vật chất được giao của các lớp các tổ chức, bộ phận, việc xử lý các vi phạm như làm mất mát, hư hỏng…

            5. Kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

            - Kiểm tra việc tuyên truyền, phát động phong trào, tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan và gia đình CB-GV-NV phù hợp với thực tế hoạt động của trường.

            - Kiểm tra việc thực hành tiết kiệm điện, nước, việc tuyên truyền giáo dục học sinh bảo vệ cơ sở vật chất phục vụ học tập.

- Kiểm tra việc thực hiện xây dựng các định mức, chế độ, tiêu chuẩn; mua sắm thiết bị; sử dụng kinh phí, phương tiện, văn phòng phẩm; hội nghị, hội thảo,… thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động của nhà trường.

  6. Kiểm tra việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tổ cáo

- Kiểm tra việc quán triệt Luật khiếu nại tố cáo, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại tố cáo, Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại tố cáo và luật khiếu nại tố cáo sửa đổi.

 - Kiểm tra công tác giải quyết những phản ánh trong nội bộ nhà trường và của học sinh, phụ huynh học sinh. Xác minh, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (nếu có) để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của CB-GV-CNV, cách xử lý những người lợi dụng dân chủ để khiếu nại tố cáo trái quy định của pháp luật (nếu có).

- Công tác nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong ngành và tại đơn vị. Việc phát huy vai trò của thanh tra nhân dân và đoàn thể trong việc giải quyết khiếu tố, khiếu nại. Phát huy vai trò của Ban đại diện CMHS lớp và Hội Cha mẹ học sinh của trường.

- Công tác tiếp dân: tiếp phụ huynh học sinh, giáo viên và công nhân viên.

- Công tác thực hiện việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

            7. Kiểm tra công tác dạy thêm, học thêm.

- Thực hiện kiểm tra theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2013 quy định quản lý dạy thêm, học thêm của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Hướng dẫn số 681/HD-SGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về thực hiện Quy định quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Kiểm tra hoạt động dạy thêm của giáo viên. Việc xử lý những trường hợp giáo viên dạy thêm không đúng quy định.

- Kiểm tra hoạt động dạy thêm trong nhà trường, gồm: Việc tổ chức các lớp dạy thêm, đối tượng học thêm; Kiểm tra cơ sở vật chất, thu chi học phí, kế hoạch giảng dạy, số lượng người học. Công tác phối hợp với gia đinh, ban đại diện CMHS của trường để việc dạy thêm đúng quy định và hiệu quả.

8. Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng.

- Kiểm tra biên chế giáo viên, học sinh. Việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ; thực hiện quy chế dân chủ, quy chế làm việc,  giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện các chế độ chính sách đối với nhà giáo, người học;

- Kiểm tra công tác tuyển sinh đầu cấp.

- Kiểm tra công tác ra đề, coi, chấm thi, xét kết quả các kỳ thi thi chọn học sinh giỏi các cấp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ, xét lên lớp, ở lại, thi lại…

- Kiểm tra việc thực hiện 03 công khai ở đơn vị.

- Kiểm tra công tác xã hội hoá giáo dục và công tác phối hợp với các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ khác  

- Kiểm tra công tác Kiểm định chất lượng giáo dục.

- Kiểm tra việc xử lý các sai phạm trong giáo viên, nhân viên và học sinh.

            III. CÁC  HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA:

            1. Hình thức kiểm tra:

            - Kiểm tra thường xuyên.

            - Kiểm tra chuyên đề.

            - Kiểm tra toàn diện.

    - Kiểm tra theo vụ việc.

2. Phương pháp kiểm tra: 

- Công tác kiểm tra: Áp dụng theo các văn bản quy định hiện hành và những phương pháp kiểm tra phổ biến: quan sát, phân tích tài liệu, điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, trao đổi, nghe báo cáo, kiểm tra (miệng, viết), tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể.

- Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo: áp dụng theo các quy định hiện hành.

   IV. NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI KIỂM TRA:

  1. Kiểm tra các nội dung cần kiểm tra nêu ở phần II

  2. Đánh giá

    - Đánh giá định tính (nhận xét).

    - Đánh giá định lượng (xếp loại).

  3. Tư vấn, thúc đẩy: Thông qua thực tế kiểm tra, rút ra mặt mạnh, mặt yếu; nghe thêm ý kiến của đối tượng được kiểm tra để đưa ra chủ kiến của mình và trao đổi với họ.

 Rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị đối với giáo viên, nhân viên, tổ chuyên môn, với nhà trường với các cấp quản lý giáo dục.

  4. Lập biên bản, báo cáo: Lập biên bản kiểm tra, thông qua tổ, nhóm kiểm tra, gửi cho đối tượng được kiểm tra, lưu ở hồ sơ quản lý của nhà trường, lập báo cáo gửi về cho Trưởng ban kiểm tra.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hiệu trưởng phổ biến công khai kế hoạch đã được phê duyệt cho toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường được biết và thực hiện.

- Ra quyết định thành lập ban kiểm tra; quyết định cho từng đợt kiểm tra, trong đó nêu rõ đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra và lực lượng kiểm tra. Định hướng cho các thành viên Ban tự kiểm tra tìm hiểu các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn … của các cấp để có căn cứ  đối chiếu khi kiểm tra.

- Hàng tháng đánh giá công tác tự kiểm tra đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch cho sát thực tế, xử lý kết quả kiểm tra. Cuối học kỳ và năm học rà soát lại công tác kiểm tra, thống kê và thực hiện báo cáo kịp thời công tác kiểm tra.

2. Ban kiểm tra  tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định.

- Quyết định kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra;

- Báo cáo kết quả kiểm tra;

- Kết luận kiểm tra của người ra quyết định kiểm tra.

Trên đây kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2016-2017. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cá nhân trong nhà trường cần báo cáo trực tiếp cho Lãnh đạo để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.

 

Nơi nhận :                                                                    HIỆU TRƯỞNG

- Thanh tra Sở (để báo cáo);                                                                (Đã ký)

- Toàn thể CC, VC, NV của trường(để thực hiện);

- Lưu: VT,TTr. 

 

Nguyễn Thị Kim Loan

                                                                                                   

 

thpttrandainghia
Tin liên quan