Tin tức : Tin tức chung

Bài viết về đổi mới phương pháp dạy học

04/12/2016

Đổi mới phương pháp dạy học bắt đầu từ người thầy

                  Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong những năm gần đây được nhiều trường từ tiểu học cho đến đại học triển khai. Không những thế, nhiều hội thảo cũng bàn đến vấn đề này. Tuy nhiên, việc này không phải quá “cao siêu” hay ngoài “tầm với” của nhà trường và giáo viên.

Nhiều trường, nhiều nhà giáo vẫn cho rằng, để đổi mới PPDH thì cần phải được trang bị những phương tiện dạy học hiện đại. Những trang thiết bị này là cần thiết cho một giờ dạy học nhưng không phải là điều kiện tiên quyết, bắt buộc phải có. Cho dù xã hội có tiến lên đến đâu, công nghệ có phát triển vượt bậc như thế nào thì vẫn cần người thầy trong các hoạt động giáo dục và đổi mới PPDH cũng vậy.
Báo chí đã từng đưa tin rất nhiều về việc học sinh lớp 12 ở một trường THPT (TPHCM) đã xé đề cương ôn tập môn Sử khi biết môn này không được chọn để thi tốt nghiệp. Các em như được “giải thoát” vì cho rằng môn này phải học quá nhiều, phải nhớ từng chi tiết nhỏ, phải học theo sách thì mới đạt điểm cao.
Bên cạnh đó, nhiều tờ báo cũng đã giới thiệu đến độc giả về bài văn của một học sinh lớp 4. Em viết thư gửi cho lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc với những lời lẽ, những câu từ mà người lớn cũng phải suy ngẫm. Để có được một “tác phẩm” như vậy, không thể không kể đến công sức của cô Đặng Nguyệt Anh (Hà Nội). Chính cô đã vượt khỏi những kiểu ra đề thi, đề kiểm tra thường thấy hiện nay để mang đến cho học sinh những cách nhìn mới, những yêu cầu mới và thoát được nạn sao chép những bài văn mẫu hay học thuộc lòng những bài văn trong sách hướng dẫn.
Thực tế trong giờ dạy ấy, cô vẫn dùng phương pháp thuyết trình và phương pháp này vẫn hoàn toàn có thể đem đến cho học sinh nhiều điều mới mẻ, chứ không như một số nhận định cho rằng, muốn đổi mới PPDH thì ngoài phương tiện hiện đại phải có phương pháp dạy học tích cực. Ngoài ra, cô cũng diễn giảng, giới thiệu thêm với học sinh về tình hình hiện tại, kết hợp việc trao đổi qua điện thoại với “người thật, việc thật” là những chiến sĩ đang công tác ở Trường Sa để học sinh có thêm thông tin.
           Thiết nghĩ, khi mỗi người thầy, người cô khi “chịu khó” đầu tư công sức vào mỗi bài giảng thì sẽ có thêm rất nhiều giờ học sinh động và có thêm nhiều môn học được học sinh yêu thích cũng như những bài làm có giá trị. Từ nông thôn cho đến thành thị, học sinh đều muốn thoát khỏi những kiến thức khô khan, muốn tiếp cận được những “thực tế sinh động” đang thay đổi từng ngày. Chính điều này nên rất cần đến “nghệ thuật giảng dạy” của người thầy và đó là điều quan trọng nhất để đổi mới PPDH thành công.

Đặng Thị Thu Phương

( Sưu tầm)

Đặng Thị Thu Phương

Xem thêm...

Ba công khai

Thư viện ảnh


  • 2016-04-12

  • 2015-12-02

  • 2015-12-02

  • 2015-12-02

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online:

Hôm nay:

Tổng lượng truy cập: