07/2017

22

KẾ HOẠCH Tuyển sinh trẻ vào trường năm học 2017- 2018 - Tải về

Thông báo từ : Trường Mầm non Đạo Tú

04/2017

13

Thông báo về giờ làm việc mùa hè năm học 2016-2017 - Tải về

Thông báo từ : Trường Mầm non Đạo Tú

04/2017

10

Thơ về Trường MN Đạo Tú

Thông báo từ : Trường Mầm non Đạo Tú

  • Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 17 / 08 / 2015

    Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 17 / 08 / 2015

    Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

  • Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 17 / 08 / 2015

    Thư mời từ Trường Mầm non Đạo Tú

  • Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 24 / 07 / 2015

    Thư mời từ Trường Mầm non Đạo Tú

  • Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 24 / 07 / 2015

    Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 24 / 07 / 2015

    Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

Trang riêng

Liên kết web

Lượt truy cập

Đang online:
Hôm qua:
Tổng truy cập:

Tin tức Tin tức/(Trường Mầm non Đạo Tú)/Bài tuyên truyền/Bài tuyên truyền về việc phối hợp với phụ huynh trong việc rèn dạy trẻ mầm non/

Phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong việc chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục trẻ

Bài tuyên truyền

phối hợp với phụ huynh để thống nhất 1 số biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ

     Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học MN. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng MN mới…Dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào đi nữa nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vậy chúng ta phải cần phải phối hợp với phụ huynh để cùng thống nhất cách chăm sóc giáo dục trẻ. Công tác tuyên truyền thì không xa lạ gì với giáo viên chúng tôi, hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả lại tùy thuộc vào biện pháp của từng giáo viên. Trẻ có nhận thức tiến bộ và đúng đắn về tinh thần, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử mới là điều quan trọng và là điều mà tất cả chúng ta cần phải quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn nội dung tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để thống nhất một số biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. Năm học 2016-2017 tôi được BGH phân công phụ trách lớp MGN 4TD, trong quá trình chăm sóc và thực hiện tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:

    Thuận lợi: Đa số các cháu ngoan, nhanh nhẹn, có nề nếp trong các hoạt động của lớp, phụ huynh nhiệt tình tham gia kết hợp cùng cô giáo để cùng CS và giáo dục trẻ, hiểu được các hoạt động chăm sóc trẻ ở trường, cũng như các công việc của cô ở trên lớp.

    Khó khăn: 20% trẻ trong lớp chưa qua lớp mẫu giáo 3 tuổi nên những tuần đầu còn khóc nhiều, một số cháu còn non năm, sức khoẻ yếu, hay ốm, hay nôn chớ ở trên lớp, một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, chưa quan tâm giáo dục trẻ về lễ giáo cũng như thói quen văn minh lịch sự hàng ngày như chưa biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp và về nhà… Dựa vào những thực tế đó tôi thấy việc tuyên truyền tới phụ huynh về phương pháp và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng.Qua công tác chăm sóc và áp dụng thực tế, bản thân tôi thấy công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ có tác dụng rất lớn, nếu làm tốt được điều này sẽ:

  - Tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ, tạo được sự thống nhất về nội dung phương pháp cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình, tránh được những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ.

 

 
   


       VD: Một cách giáo dục rất đơn giản trong phương pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ đó là có nhiều trẻ có thói quen nói trống không, không đủ câu như cháu Khánh Toàn, cháu Quốc Hưng, Cháu Anh Đức…đến lớp cháu không chủ động chào cô, không chủ động chào bố mẹ, nếu cô nhắc thì cháu chỉ nói: “Chào cô”. “Chào Ông”… Không nghiêm túc và không có chủ ngữ…ngay từ thời gian đầu đến lớp các cô giáo rất quan tâm rèn và sửa cho cháu nói và chào đủ câu… nhưng chỉ ở trên lớp và trước mặt cô thì cháu rất lễ phép nhưng qua trò chuyện thì phụ huynh của các cháu cho biết ở nhà các cháu vẫn nói trống không như vậy và gần như phụ huynh chưa quan tâm nhắc nhở các cháu nói đúng, đủ câu khi ở nhà. Qua đó cho thấy nếu muốn trẻ có ý thức và thói quen nói lễ phép với người lớn tuổi thì cần phải có sự giáo dục uốn nắn của cả 2 phía gia đình và nhà trường. Nếu như chỉ có sự giáo dục ở trên lớp của cô mà không có sự uốn nắn và sửa sai thêm cho trẻ của gia đình thì sự giáo dục đó sẽ không đạt kết quả cao.

              

Ảnh minh họa

Trong ý thức của trẻ không nhận thức được cần phải nói lễ phép vì trẻ thấy đến lớp nói trống không sẽ bị cô sửa sai và phê bình ngay nhưng về nhà trẻ thấy nói thoải mái thì không sao, chính vì vậy mà cần phải có sự thống nhất cách giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì trẻ mới có nhận thức đúng đắn và có sự phát triển về nhân cách một cách toàn diện.Vì thế để giáo dục trẻ ngay từ những buổi đầu đến lớp tôi đã chủ động chào bố mẹ trẻ và trẻ,nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, cô giáo, chiều về tôi nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ và ông bà…nếu thấy trẻ tiến bộ tôi nêu gương và khen trẻ ngay tại lúc đó và trong các buổi nêu gương bé ngoan trước lớp.Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm các bài thơ, câu chuyện, bài hát… có nội dung lễ giáo để dạy trẻ như : bài thơ “Lời chào, Mẹ và cô, Bé ngoan”. Qua đó tôi giáo dục trẻ về thói quen lễ giáo ở mọi lúc , mọi nơi và tôi thấy thu được kết quả rất lớn.

  - Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ ngay từ đầu thông qua các buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung chương trình học của bé, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà.

  - Phối kết hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên cụ thể như sau:

  +  Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chựơng trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khoẻ định kì cho trẻ.

  +  Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ (giáo viên cùng kết hợp với cha mẹ giúp trẻ thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục theo từng chủ điểm)

Ví dụ: Để thực hiện tốt chủ điểm gia đình, giáo viên thông báo với các bậc cha mẹ về những nội dung cần kết hợp như sau: – Sưu tầm giúp lớp những tranh ảnh, sách báo cũ có liên quan đến chủ điểm đang học. Biết được các thành viên trong gia đình. Mối quan hệ tình cảm và trách nhiệm của các thành viên trong  gia đình với nhau.Tôn trọng lễ phép với ông bà, bố mẹ, yêu quí em bé.Biết công việc hàng ngày của ông bà bố mẹ.Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình.Nhận biết những đồ dùng trong gia đình, tên gọi, công dụng…Hiểu biết nhu cầu của gia đình, ăn ở, phương tiện đi lại, nghỉ ngơi vui chơi… của gia đình.

   +  Cha mẹ cùng phối hợp hỗ trợ cho lớp học các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ học và chơi.

   - Qua thời gian thực hiện chủ điểm gia đình và phối kết hợp với phụ huynh về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ bản thân tôi tự nhận thấy các cháu trong lớp tôi đã biết tên và biết các thành viên trong gia đình mình, một số cháu thông minh còn biết về  nghề nghiệp của bố mẹ cũng như địa chỉ gia đình mình…từ đó giúp trẻ tiếp thu và hiểu được kiến thức được sâu sắc và tốt hơn.

   - Để phụ huynh có nhận thức và hiểu sâu sắc về công việc của giáo viên hàng ngày ở lớp tôi đã mời cha mẹ trẻ dự giờ các tiết học của các con trên lớp và các hoạt động của trẻ ở trường, mời cha mẹ đến dự và tham gia vào bữa ăn trưa của trẻ…qua đó cha mẹ vừa có một sự đánh giá về công việc hàng ngày của cô, các hoạt động một ngày của con ở trường cũng như sự nhận thức và tiếp thu của con mình đến đâu để từ đó có sự giáo dục tốt nhất.

    - Qua thực tế cho thấy nếu như gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ thì sẽ tạo nên được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa 2 bên và cả 2 bên sẽ nhận được những đóng góp chân thực và những kinh nghiệm rất thiết thực và quý báu trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Kết quả cho thấy qua 3 chủ điểm và một khoảng thời gian không nhiều nhưng giáo viên có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh tôi nhận thấy thu được kết quả rát tốt. Các cháu tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt , các bài tô vẽ có tiến bộ hơn rất nhiều về tô màu cũng như phối kết kết hợp màu sắc, các giờ học thì hăng hái tham gia phát biểu ý kiến và sôi nổi hơn…, phụ huynh thì quan tâm đến phong trào của lớp, ủng hộ cho lớp được rất nhiều đồ dùng đồ chơi cho lớp và các đồ dùng phục vụ cho từng chủ điểm, giữa cô giáo và phụ huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở khi trao đổi các hoạt động của con trên lớp.

  * Qua nhiều năm thực hiện và áp dụng thực tiễn việc tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về công tác giáo dục trẻ bản thân tôi rút ra được những bài học như sau:

 + Giáo viên cần nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề của mình.   

 + Luôn tìm tòi, suy nghĩ để có hình thức phong phú và nội dung tuyên truyền phù hợp với các bậc phụ huynh.

 + tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa phụ huynh và giáo viên.

 + Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về thực tế của trẻ để kịp thời có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

                                                             

 

 

                      Người viết 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Thu Hằng

 

 

 

Video

Văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và chia tay nhà giáo về hưu năm học 2016-2017 của trường Mầm non Đạo Tú

Thư viện ảnh

Kỉ niệm 20.11.2017 Đại hội đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ảnh hoạt động 26.03.2017