line-menu
dong ke
ke-truyen
the-thao
kheo-tay
tro-choi
bai-hat
tiet-day-tham-khao

Tăng cường thực hiện nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường triển khai

Không học thêm, cậu học trò xứ Thanh vẫn đỗ thủ khoa đại học

Chưa từng đi học thêm một ngày nào, để có kết quả cao, ngoài kiến thức

Nắm đặc điểm học sinh miền núi để làm tốt công tác giáo dục

Nắm đặc điểm học sinh miền núi để làm tốt công tác giáo dục

iPhone 6s chưa ra mắt, đã có người xếp hàng chờ mua trước Apple Store

Apple sẽ chính thức trình làng iPhone thế hệ mới tại sự kiện đặc biệt vào
Những phát kiến trong công tác chủ nhiệm lớp23/09/2014
Thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp

Học sinh được phân công làm cán sự lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn, tự tin hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân đó cũng chính là các em đã được rèn luyện kỹ năng sống, sau này trong cuộc sống học sinh đó có bản lĩnh, phát huy khả năng đó hơn các học sinh cùng lớp khác. Xuất phát từ suy nghĩ này, cô giáo Nguyễn Thị Hằng, trường THCS Đội Bình (Tuyên Quang) đã đưa ra sáng kiến "Thay đổi vị trí lãnh đạo của Ban cán sự lớp" và mạnh dạn đổi mới ngay tại lớp mình chủ nhiệm.

Lớp cô Hằng chủ nhiệm có 30 học sinh, được tổ chức thành 3 tổ ngồi 8 bàn với các chức danh: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó phụ trách học tập, 1 lớp phó phụ trách lao động, 1 lớp phó phụ trách Văn - Thể, 3 tổ trưởng, 3 tổ phó, 8 làn trưởng.

Nhiệm vụ của Lớp trưởng là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần.

Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần.

Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực, phân công chăm sóc công trình măng non, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.

Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thế dục giữa giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.

Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. Theo dõi điểm của các bạn qua phiếu điểm, ký và trả phiếu điểm vào thứ 7 và thu vào thứ 2 hàng tuần.

Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng. Bàn trưởng: Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập, trang phục Đội viên của bàn.

Mỗi học sinh đều có thể tham gia làm cán sự lớp từ lớp trưởng đến bàn trưởng, trong thời gian 1,5 đến 2 tháng, sau đó lại đổi nhiệm vụ ở các vị trí khác.

Với 18 vị trí từ lớp trưởng đến bàn trưởng trong 1 năm học GV chủ nhiệm có thể đảo vị trí 5 lần và tất cả các học sinh trong lớp đều được tham gia làm cán sự lớp đến 3 lần ở những vị trí khác nhau. 

Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán sự lớp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng em và rút kinh nghiệm.

Trong quá trình thực hiện các học sinh nhận nhiệm vụ làm cán sự lớp luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, các em phấn khởi hơn, hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với công việc vì luôn nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện vai trò của bản thân trong các hoạt động của lớp .Cuối tuần giáo viên chủ nhiệm cùng Ban cán sự lớp đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời.

Sau một thời gian thực hiện cô giáo Nguyễn Thị Hằng nhận thấy lớp đã có những chuyển biến tích cực. Mỗi học sinh nhận nhiệm vụ có một cách riêng để điều hành lớp, tổ, bàn. Các em biết chia sẻ, học tập lẫn nhau, tinh thần tập thể, đoàn kết, thân thiện được nâng cao. Một số học sinh nhút nhát, chưa bao giờ làm cán sự lớp cũng có cảm giác lo lắng, khó khăn, bước đầu giáo viên chủ nhiệm phân công các em làm bàn trưởng hoặc các nhiệm vụ đơn giản hơn để các em tự tin và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở mức cao hơn.

Cách làm trên của cô giáo Nguyễn Thị Hằng đã được một số giáo viên chủ nhiệm khác của trường THCS Đội Bình mạnh dạn áp dụng và đưa ra thảo luận trong Hội nghị "Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" năm học 2009 - 2010 của trường THCS Đội Bình.

Giáo viên chủ nhiệm đối thoại với cán bộ lớp

Cứ mỗi cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm lại tổ chức một cuộc “đối thoại nóng” với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để các cán bộ lớp

thể hiện tâm tư nguyện vọng… Đó là cách làm của cô giáo Nguyễn Thị Thu Cúc, nay là Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Gia Định (Tp.HCM) từ khi còn làm công tác chủ nhiệm.

Giống như một cuộc nói chuyện cởi mở, cuộc đối thoại thường bắt đầu bằng gợi ý “mềm” của cô chủ nhiệm: “mấy đứa nói cho cô nghe lịch sự trong giao tiếp, thế nào là đúng, thế nào là không được”. Theo cô Cúc, để các em tự nói cũng là cách để các em tự đòi hỏi bản thân mình phải làm được điều đó.

Những buổi đối thoại kéo gần khoảng cách giữa cô và trò đó, thoạt nghe tưởng dễ. Nhưng, theo cô Cúc, trước khi làm điều này, người thầy phải tạo được sự gần gũi và niềm tin của học sinh. Sau đó, việc tạo không khí gợi mở, tự nhiên, để cuộc nói chuyện không trở nên khô cứng, hình thức cũng đòi hỏi không ít trí lực, sự khéo léo của người thầy.

Quan điểm quản lý lớp của cô Cúc là làm sao để phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Còn làm thế nào để cho học sinh của mình chủ động thì là cả một nghệ thuật.

Một ví dụ nhỏ cô Cúc kể lại: Quyên góp ủng hộ bão lụt miền Trung, cô đã ngồi cùng học sinh của mình, kể lại những chia sẻ trên mạng của một vài học sinh vừa chịu hậu quả trận bão: “Mấy ngày nay con đói lắm, con chỉ muốn được 1 bữa ăn no”; “Tập vở của con bị trôi hết, con muốn đến trường nhưng con không có tập, không có sách,cô giáo nói với con thôi con cứ đến đi rồi các thầy cô sẽ mua sách mua tập lại cho con”…

Sau đó, cô nói với học sinh: Bây giờ các em cùng với cô hãy lắng xuống 1 phút, yên lặng 1 phút để nghĩ xem nếu khi mình gặp khó khăn mà được ai đó chia sẻ mình có hạnh phúc không? Chắc chắc là mình rất hạnh phúc. Vậy các bạn ở miền Trung, Tây Nguyên mà nhận được những chia sẻ của học sinh Gia Định mình là những cuốn tập, những cây bút để các bạn lại có thể đến trường chắc mấy bạn sẽ hạnh phúc lắm. Chỉ đơn giản như thế nhưng hiệu quả thật không ngờ. 

Sau này, khi trở thành hiệu trưởng nhà trường, cô Cúc vẫn tiếp tục cách quản lý này. Tuy nhiên, việc hiệu trưởng thường xuyên tổ chức đối thoại với giáo viên và học sinh vẫn chưa phải là phổ biến trong nhà trường.

Admin

Tin liên quan

Giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học23/09/2014

Trong việc dạy học cả ngày năm học 2014- 2015, theo Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang, có thể giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc thực hiện chương trình, nội dung và xây dựng kế hoạch dạy học để có chất lượng.

Rộn rã ngày khai trường23/09/2014

Mùa thu – mùa khai trường – mùa đi xây những ước mơ. Những bước chân mạnh mẽ, rắn rỏi; những tràng pháo tay nồng nhiệt; những ánh mắt hân hoan; những gương mặt rạng ngời niềm tin và hi vọng… Với hành trang như thế, thầy và trò trường THCS Trung Hòa cùng nắm tay nhau chào đón năm học mới 2014 – 2015 với thật nhiều thành công

Đổi mới phương pháp dạy học Cập nhật lúc : 15:19 07/08/2013 23/09/2014

Dù là giảng viên đã từng nhiều năm công tác ở Bộ môn Tâm lí học cũng như làm tư vấn ở trường phổ thông tôi vẫn thấy các em học sinh, sinh viên hiện nay thiếu hụt điều gì đó rất lớn trong mối quan hệ thầy trò, hàng rào tâm lí dường như ngày càng rộng ra. Phải chăng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn thuộc về vai trò của người giáo viên?

Cùng tham gia Rhino art Vietnam 2014!23/09/2014

Trong số hơn 2000 mẫu vẽ dự thi, đã có 11 bức tranh của các bạn học sinh trường THCS Trung Hoà đạt giải. Trong đó, bạn Nguyễn Hà Chi – học sinh lớp 9A1 đã xuất sắc lọt vào vòng 20 bức tranh đẹp nhất, được gửi sang châu Phi. Lễ trao giải diễn ra vào ngày 10/8/2014 tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xướng tên Hà Chi với giải Nhì của cuộc thi.