tin tức-sự kiện
QUY CHẾ TỔ VĂN PHÒNG
I - CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ
1. Công tác văn thư
Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong cơ quan; lập hồ sơ hiện hành và lưu trữ; quản lý và sử dụng con dấu
2. Công tác lưu trữ
Công tác lưu trữ bao gồm các công viêc thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng hồ sơ, tài liệu trong quá trình hoạt động của cơ quan.
3. Trách nhiệm quản lý, thực hiện công tác văn thư và lưu trữ
Thu thập, quản lý đầy đủ các hồ sơ, tài liệu của nhà trường, xây dựng các công cụ tra cứu để phục vụ khai thác có hiệu quả. Theo dõi giải quyết các công việc được giao, phải có trách nhiệm lập hồ sơ công việc và nộp hồ sơ, tài liệu vào tủ lưu trữ nhà trường theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của chính phủ về công tác văn thư. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư và lưu trữ.
4. Quản lý công văn đi, đến
Quản lý công văn đi, đến, lập hồ sơ tập lưu văn bản đi của cơ quan và giao nộp vào lưu trữ theo Quy trình quản lý văn bản đi và đến.
5. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của văn thư
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của văn thư trường học quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của chính phủ về công tác văn thư.
6. Quản lý, sử dụng con dấu
Quản lý, sử dụng con dấu đúng theo quy định về công tác bảo mật.
7. Chế độ nộp báo cáo hàng ngày
Hàng ngày có trách nhiệm đưa công văn, tài liệu vào phòng làm việc của các bộ phận trong nhà trường. Phân công văn, tài liệu để vào các ô tủ văn thư theo từng bộ phận. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu chuyên môn đến hạn nộp báo cáo
8. Sắp xếp hồ sơ
Sắp xếp hồ sơ, xây dựng các công cụ tra cứu, phục vụ khai thác sử dụng tài liệu có hiệu quả.
9. Bảo mật
Bảo vệ bí mật Nhà nước trong công tác văn thư và lưu trữ.
10. Tiếp nhận văn bản đến
Văn thư có trách nhiệm tiếp nhận văn bản đến từ các nguồn cơ bản sau:
- Từ bưu điện gửi về.
- Từ các cơ quan, ban ngành gửi trực tiếp tới qua thư điện tử
- BGH đi họp được phát tại Hội nghị mang về.
- Các nguồn khác.
11. Xem xét, phân loại
- Văn thư cơ quan xem xét các thông tin ghi trên bì thư.
- Đối với các văn bản gửi chung thì bóc bao bì, trình Hiệu trưởng xem xét, phân công xử lý.
- Đối với các văn bản gửi đích danh thì đóng dấu văn bản đến, vào sổ theo dõi, chuyển cho người có tên trên bao bì.
- Văn bản ở bì có dấu mức độ “mật”, “khẩn”, thì văn thư chỉ vào sổ theo dõi và chuyển cho người có trách nhiệm.
- Đóng dấu văn bản, vào sổ
Văn thư nhà trường tiếp nhận văn bản đã có ý kiến chỉ đạo của hiệu trưởng, đóng dấu “công văn đến” và chuyển văn bản đến cho các cá nhân trực tiếp liên quan xử lý.
Các văn bản khác phải được chuyển ngay trong ngày đến cá nhân có liên quan xử lý, trường hợp đặc biệt vì lý do khách quan thì đầu giờ làm việc buổi sáng ngày hôm sau phải ưu tiên chuyển trước.
12. Trình tự quản lý văn bản đi
Tất cả các loại văn bản do nhà trường phát hành phải được quản lý theo trình tự sau:
- Kiểm tra hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số ký hiệu và ngày tháng của văn bản (do văn thư nhà trường ghi.
- Văn thư đóng dấu cơ quan
- Vào sổ đăng ký văn bản đi
- Lưu văn bản đi.
13. Chuyển phát văn bản đi
- Sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, văn bản đi phải được hoàn thành thủ tục: Viết bì văn bản, đề đầy đủ tên cơ quan hoặc cá nhân nhận văn bản; địa chỉ, số, ký hiệu văn bản.
- Các văn bản đi có quy định theo tiến độ thời gian thì phải gửi đi theo đúng thời gian quy định, các văn bản đi còn lại phải đảm bảo chuyển ngay trong ngày (kể cả ngày nghỉ, thứ bảy, chủ nhật cũng phải gửi ngay.
- Khi cần thiết và có ý kiến của lãnh đạo, Văn bản đi có thể được chuyển cho nơi nhận bằng Fax hoặc chuyển qua mạng thông tin nhanh sau đó phải gửi bản chính theo sau khi gửi Fax, qua mạng thông tin.
- Số lượng văn bản cần gửi đến nơi nhận do người soạn thảo quy định
14. Lưu hồ sơ.
- Sau khi đăng ký và làm thủ tục ban hành, Văn thư giữ lại 01 bản chính văn bản đi để lập hồ sơ lưu giữ theo từng tháng và từng tên loại văn bản, mỗi năm chuyển lên kho lưu trữ một lần.
- Sổ theo dõi mở mỗi năm 01 sổ, cuối năm Văn thư nhà trường khoá sổ và
lưu trữ theo tệp tại kho lưu trữ.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
1. Thể thức và kỹ thuật soạn thảo văn bản
Cán bộ, giáo viên được giao soạn thảo các loại văn bản như: Văn bản hành chính, văn bản chuyên môn phải đảm bảo đúng thể thức và kỹ thuật trình bày các loại văn bản do nhà nước quy định, tại Thông tư liên tịch số: 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
2. Duyệt nội dung, Kiểm tra thể thức, in văn bản, Trình ký ban hành
2.1. Duyệt nội dung văn bản.
Ban giám hiệu hoặc người được phân công duyệt nội dung văn bản do giáo viên soạn thảo:
- Nếu văn bản trình đủ điều kiện ban hành hoặc BGH trực tiếp chỉnh sửa, hoàn chỉnh văn bản sẽ chuyển lại cho người khởi tạo văn bản, yêu cầu kiểm tra, soát xét lại (về thể thức, lỗi chính tả);
- Nếu văn bản trình của giáo viên chưa đủ điều kiện ban hành, phải chỉnh sửa nhiều thì BGH cho ý kiến chỉ đạo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, sau đó trình lại.
2.2. Kiểm tra thể thức, in văn bản
Cán bộ, giáo viên nhận lại văn bản đã được BGH đồng ý về nội dung, tiến hành kiểm tra, soát xét văn bản dự thảo lần cuối cùng (về thể thức, lỗi chính tả). Sau đó in văn bản và trình Hiệu trưởng ký ban hành.
2.3. Ký ban hành văn bản
Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng được ủy quyền ký vào văn bản để ban hành. Trường hợp văn bản chưa đạt yêu cầu về nội dung hoặc hình thức, lãnh đạo yêu cầu chỉnh sửa theo ý kiến chỉ đạo trước khi ban hành.
2.4. Sau khi văn bản được ký duyệt (văn bản giấy đã ký), Chuyển văn bản cho văn thư đồng thời điền đầy đủ thông tin: trích yếu nội dung, loại văn bản... để ban hành, vào sổ, ban hành văn bản, lưu hồ sơ.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU TRONG CÔNG TÁC VĂN THƯ
1. Tất cả các loại dấu của cơ quan, giao cho nhân viên văn thư cơ quan giữ và đóng dấu tại cơ quan.
2. Nhân viên văn thư không được giao dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền, phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền, không được đóng dấu khống chỉ.
3. Đóng dấu phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều, khi đóng dấu phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. Việc đóng dấu lên phụ lục, dấu giáp lai, dấu nổi thực hiện đúng theo quy định.
CÔNG TÁC THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU
1. Lập kế hoạch thu thập hồ sơ, tài liệu từ cán bộ giáo viên và cá học sinh vào lưu trữ nhà trường.
2. Phối hợp với cán bộ giáo viên và cá học sinh chuẩn bị những hồ sơ tài liệu giao nộp, chuẩn bị kho tàng và các phương tiện để tiếp nhận
3. Tiếp nhận tài liệu và lập “biên bản nhận tài liệu”
4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ tài liệu, lưu trữ. Nhân viên văn thư có nhiệm vụ kiểm tra, chỉnh lý lại làm các công cụ tra cứu để phục vụ khai thác, nghiên cứu tài liệu có hiệu quả.
II- CÔNG TÁC THỦ QUỸ
1. Yêu cầu:
Cập nhật đầy đủ , chính xác , kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ - báo cáo khi cần cho BGĐ , KTT.
Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt đã nêu trên
2. Trách nhiệm
2.1 / NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TIỀN MẶT
A) Nghiệp vụ Thu – Chi Tiền Mặt
Mọi khoản thu chi phát sinh phải được thực hiện trong quy định nhà trường, quỹ tiềm mặt và có chứng từ
Khi nhận được Phiếu Thu , Phiếu Chi ( do Kế Toán lập ) kèm theo chứng từ gốc , Thủ Qũy phải
Kiểm tra số tiền trên Phiếu Thu , Phiếu Chi với chứng từ gốc
Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu Thu , Phiếu Chi có phù hợp với chứng từ gốc.
· Kiểm tra ngày , tháng lập Phiếu Thu – Phiếu Chi và Chữ ký của người có thẩm quyền.
· Kiểm tra số tiền thu vào hay chi ra cho chính xác để nhập hay xuất quỹ tiền mặt.
Cho người nộp tiền hay nhận tiền ký vào Phiếu Thu hay Chi
Thủ quỹ ký vào Phiếu Thu hay Chi và giao cho khách hàng 1 liên
· Sau đó Thủ Quỹ căn cứ vào Phiếu Thu hay Chi ghi vào Sổ Quỹ ( viết tay
· Cuối cùng , Thủ Quỹ chuyển giao 2 liên còn lại của Phiếu Thu hay Chi cho Kế Toán
Khi chi tạm ứng , trường hợp này do Thủ quỹ theo dõi và ghi vào Sổ quỹ tiền mặt và viết tay
Chi theo số tiền trên Phiếu nhận tạm ứng do người xin tạm ứng lập và phụ trách cơ sở duyệt.
· Lưu giữ Phiếu tạm ứng có đầy đủ chữ ký của phụ trách cơ sở , người nhận tạm ứng và Thủ Quỹ . Trực tiếp theo dõi công nợ tạm ứng
· Khi người nhận tạm ứng thanh toán , cũng cho ký vào phần quy định trên Phiếu và ghi rõ dư nợ còn lại . Thủ quỹ thu tiền tạm ứng vào Sổ quỹ tiền mặt viết tay.
· Khi phần tạm ứng được thanh toán đợt cuối , lúc đó Kế toán mới lập Phiếu chi chính thức để vào Sổ quỹ tiền mặt trên máy và Thủ Quỹ tính toán số chênh lệch để thu thêm hay chi ra.
· Đối tượng xin tạm ứng phải là cán bộ, giáo viên tại nhà truòng và thời gian thanh toán tạm ứng tối đa 1 tuần, phải có ý kiến của chủ tài khoản.
B) Quản lý Quỹ tiền mặt
· Tiền mặt tồn quỹ phải được lưu giữ tại két, không được để ở nhiều nơi hay mang ra khỏi cơ sở . Không được để tiền của cá nhân vào trong két.
· Tiền mặt tồn quỹ phải được sắp xếp theo loại giấy bạc và được kiểm lại cuối ngày
Cuối ngày in Sổ quỹ trên máy và lấy đầy đủ chữ ký
· Hằng ngày , Kế Toán cùng kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu sổ sách , ký vào sổ Quỹ ( viết tay và bản in)
· Khóa Sổ và niêm két trước khi ra về
2.2/ PHƯƠNG PHÁP LẬP SỔ QUỸ TIỀN MẶT
A) Mở Sổ
· Sổ viết tay (của Cục Thống Kê ) ghi đầy đủ nội dung ở trang đầu , đánh số trang do Thủ Quỹ thực hiện
· Sổ in trên máy thì in ra từ phần nhập liệu của kế toán
B) Ghi chép (đối với Sổ viết tay)
· Không được sử dụng bút mực đỏ để ghi chép trong Sổ Quỹ
· Nếu ghi chép sai , dùng thước kẻ gạch bỏ phần sai và ghi lại vào dòng kế tiếp
- Không ghi chồng lên phần gạch bỏ.
· Căn cứ vào Phiếu Thu – Chi , Phiếu tạm ứng để ghi vào các cột tương ứng trong Sổ Quỹ
· Phiếu Thu – Chi , Phiếu Tạm ứng phải theo đúng thứ tự số phiếu phát sinh
Cuối trang cộng trang ở cột thu và chi nơi dòng quy định
Cuối ngày , khóa sổ và cộng ngày ở cột Thu – Chi và Tồn quỹ
Ghi thành tiền bằng chữ và Kế toán cùng Thủ Quỹ ký tên
C) Lưu giữ và luân chuyển
Đối với Sổ quỹ tiền mặt viết tay :Thủ Quỹ thực hiện và lưu giữ để quản lý tiền mặt thực tế phát sinh tăng giảm và thực tồn
Đối với Sổ quỹ tiền mặt in từ máy.
· Do Kế toán thực hiện trên máy khi lập Phiếu Thu- Chi và in ra cuối ngày theo tờ rời ( 2 liên)
· Thủ Quỹ cập nhật và đóng lại thành Sổ theo tháng (liên phụ)
- Liên chính chuyển nộp về trường – Chi và chứng từ gốc đi kèm.
· Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt : Kế toán lưu và Thủ Quỹ lưu ( đóng sổ )
3. Quyền hạn
Có quyền yêu cầu KT đối chiếu kịp thời số liệu trên Sổ quỹ tiền mặt và Sổ sách Kế toán , cũng như kiểm kê đột xuất khi cần
Khi phát hiện vụ việc có ảnh hưởng thiệt hại đến Tiền mặt có quyền báo cáo trực tiếp với hiệu trưởng.
4. Mối liên hệ công tác
Nhận sự chỉ đạo , phân công , điều hành trực tiếp của hiệu trưởng về hoạt động . Nhận sự hướng dẫn trực tiếp từ kế toán về nghiệp vụ chuyên môn.
Quan hệ với các Bộ phận liên quan tại đơn vị cơ sở trên cơ sở nghiệp vụ có liên quan
Quan hệ với bộ phận chuyên môn quản lý: Tài chính, Kho Bạc
5. Báo cáo và ủy quyền
Báo cáo mọi tình hình công việc được giao cho kê toán các vấn đề liên quan khác chỉ báo cáo với hiệu trưởng và kế toán, các bộ phận khác khi có lệnh của hiệu trưởng mới được báo cáo.
Thủ quỹ không được uỷ quyền cho người nào khác thực hiện công việc của mình.
III- THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
QUY ĐỊNH
VỀ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
NĂM HỌC 2016 -2017
Nhằm nâng cao việc bảo quản và đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả nhất thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nay Ban giám hiệu trường THCS Thị trấn Thắng quy định một số nhiệm vụ về việc bảo quản và sử dụng thiết bị, đồ dung dạy học như sau:
I. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
1. Phân công thành viên chịu trách nhiệm quản lý thiết bị và phương tiện dạy học, phân công và giao trách nhiệm cho nhân viên phụ trách phòng thiết bị. Tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận thiết bị - đồ dùng dạy học khi được trang bị mới.
2. Lập kế hoạch bảo quản và bàn giao thiết bị - đồ dùng dạy học cho các tổ chuyên môn. Tổ chức các đợt vệ sinh, thống kê, phân loại các thiết bị - đồ dùng dạy học định kỳ theo tháng, học kỳ. Đề xuất với cấp trên các việc cấp thêm thiết bị mới hay thanh lý các thiết bị không còn sử dụng được. Lập kế hoạch mua sắm mới khi có nhu cầu cần thiết.
3. Phê duyệt các kế hoạch thực hành, thí nghiệm, kế hoạch sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học của các của các tổ chuyên môn và giáo viên. Theo dõi, đánh giá tình hình sử dụng thiết bị-đồ dùng dạy học của các tổ chuyên môn, của các giáo viên. Có biện pháp xử lý kịp thời khi xãy ra sự cố liên quan đến thiết bị-đồ dùng dạy học, có thể xem xét để đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua của cán bộ, giáo viên trong từng năm học.
4.Tổng hợp số liệu từ các tổ chuyên môn, từ bộ phận thiết bị, lập báo cáo gửi cấp trên( nếu có yêu cầu).
II. Đối với Tổ trưởng chuyên môn và tổ viên:
- 1. Đối với tổ trưởng chuyên môn:
- Cùng với lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm về việc nghiệm thu, tiếp nhận mới, bảo quản, sử dụng thiết bị-đồ dùng dạy học đối với các thiết bị thuộc lĩnh vực chuyên môn của tổ mình.
- Nắm được số lượng và chất lượng các thiết bị - đồ dùng dạy học thuộc tổ chuyên môn của mình. Lập kế hoạch bảo quản và sử dụng thiết bị, kế hoạch vệ sinh, thống kê, phân loại thiết bị và đề xuất phương án giải quyết theo định kỳ từng tháng, từng học kỳ sao cho việc khai thác sử dụng thiết bị-đồ dùng dạy học là tối ưu và hiệu quả cao nhất. Tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường trong việc, sửa chữa, mua sắm mới thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn.
- Hàng tháng kết hợp với cán bộ thiết bị tổ chức kiểm tra đánh giá, phân loại thiết bị có lập biên bản và báo cáo bằng văn bản cho Ban giám hiệu nhà trường vào mỗi cuối tháng. Thường xuyên cập nhật tình hình thiết bị của tổ mình.
- Phê duyệt kế hoạch sử dụng thiết bị-đồ dùng dạy học cho từng khối lớp, từng giáo viên trong tổ. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của tổ viên, hướng dẫn tổ viên quy trình mượn trả thiết bị và sử dụng phòng chức năng. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng thiết bị trong các lần họp tổ chuyên môn, đề xuất với hội đồng thi đua nhà trường các trường hợp tốt và chưa tốt về việc sử dụng thiết bị dạy học trong từng học kỳ và cả năm học.
Tất cả các kế hoạch trên xem như là hồ sơ cá nhân của tổ trưởng, phải có trong các đợt thanh tra kiểm tra của trường và của cấp trên khi có yêu cầu.
2. Đối với tổ viên:
- Lập kế hoạch sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học chi tiết từng tuần, từng tháng, từng học kỳ nộp cho tổ trưởng phê duyệt.
- Khi mượn thiết bị - đồ dùng dạy học phải đăng ký mượn theo quy đinh của nhà trường, mượn phải lên trước một tuần ở sổ đăng ký mượn, sử dụng thiết bị, phòng thực hành để cán bộ thiết bị tổng hợp và chuẩn bị đồ dùng. Nếu không đăng ký thì cán bộ thiết bị không chuẩn bị và coi như giáo viên đó không sử dụng thiết bị cho bài dạy đó. Nếu giáo viên đã đăng ký mà cán bộ thiết bị không chuẩn bị thì báo lại cho Ban giám hiệu. Khi mượn thiết bị dạy học phải ký nhận ký trả và hoàn thành các thủ tục quy định của bộ phận thiết bị. Trong quá trình sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học nếu xãy ra mất mát, hư hỏng thì báo với tổ trưởng, cùng với cán bộ phụ trách thiết bị lập biên bản trong đó nêu rõ nguyên nhân và trách nhiệm của bản thân về sự việc đó, đồng thời báo với Ban giám hiệu nhà trường xem xét giải quyết.
- Khi sử dụng phòng chức năng ( phòng thực hành, phòng có máy chiếu, phòng hội trường, phòng vi tính,...) phải có trách nhiệm bảo quản các thiết bị trong phòng, tuân thủ nội quy của phòng đó, ghi chép chi tiết vào sổ theo dõi. Phải có lịch đăng ký trước với người phụ trách phòng đó, không được tự ý mượn chìa khóa ở bảo vệ để sử dụng.
- Khi có nhu cầu sử dụng phòng chức năng vào các việc khác như: sinh hoạt chuyên môn,Tin học, bồ dưỡng học sinh giỏi, ngoại khóa,… giáo viên phải báo cáo với Ban giám hiệu hoặc cán bộ phụ trách và có trách nhiệm bảo quản các phòng trong quá trình sử dụng
Tất cả các kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học được xem như là hồ sơ cá nhân của giáo viên, phải có trong các đợt thanh tra kiểm tra của trường và của cấp trên khi có yêu cầu.
III. Đối với nhân viên thiết bị:
- Lập tất cả các hồ sơ sổ sách quản lý thiết bị: danh mục thiết bị, sổ theo dõi mượn- trả thiết bị, theo mẫu chung của Sở, Phòng và hàng tháng phải trình Ban giám hiệu ký duyệt.
- Cùng với tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra đánh giá, phân loại thiết bị, có ý kiến đề xuất với tổ chuyên môn, với Ban Giám hiệu nhà trường về tình hình bảo quản và sử dụng thiết bị của giáo viên. Sắp xếp thiết bị, đồ dùng dạy học một cách khoa học, hợp lý và an toàn, thuận tiện trong việc bảo quản và sử dụng của cán bộ, giáo viên.
- Cập nhật thông tin đăng ký mượn thiết bị của giáo viên, chuẩn bị thiết bị-đồ dùng dạy học theo yêu cầu của giáo viên qua phiếu mượn theo mẫu. Tuyệt đối không được để mất mát, hư hỏng tài sản, thiết bị thuộc phạm vi mình phụ trách. Thống kê số lượt sử dụng thiết bị của giáo viên từng tuần, từng tháng, số lượt dạy ƯDCNTT của giáo viên, lập danh sách giáo viên không sử dụng thiết bị theo kế hoạch và các giaó viên sử dụng ít hơn so với giáo viên khác dạy cùng khối cùng môn và báo cáo cho Ban giám hiệu vào cuối mỗi tháng.
-Tham mưu, đề xuất cho Tổ trưởng, Ban giám hiệu nhà trường các giải pháp bảo quản, vệ sinh phòng chức năng định kỳ, đề xuất thanh lý thiết bị không còn sử dụng hay mua sắm thiết bị mới. Thường xuyên cập nhật thông tin số liệu để báo cáo khi cần thiết.
- Giáo viên phụ trách phòng vi tính, phụ trách bảo trì máy làm việc của nhà trường (kể cả các máy của tổ chuyên môn) phải có lịch bảo trì định kỳ. Khi bảo trì phải có biên bản ghi rõ: nội dung bảo trì, số máy diệt virus, số lượng máy bình thường, số lượng máy bất thường, số lượng máy đã xử lý, đề xuất giải pháp sửa chữa (nếu có).
- Trợ giúp giáo viên bộ môn về kỹ thuật hay các vấn đề liên quan thiết bị dạy học khi có yêu cầu.
- Phải chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về việc làm mất mát, hư hỏng gây thiệt hại cho nhà trường.
Ghi chú: - Thầy Ngô Quang Tịch phụ trách thiết bị phòng thực hành môn Lý.
- Cô Ngô Vân Hà phụ trách thiết bị phòng thực hành môn Sinh.
- Cô Ngô Thị Tuyến phụ trách thiết bị phòng thực hành Hóa.
- Kho dùng chung nhân viên chịu trách nhiệm bảo quản cùng với các giáo viên bộ môn
- Giáo viên môn Thể dục và âm nhạc chịu trách nhiệm quản lý và bảo quản thiết bị của bộ môn mình khi sử dụng trong các buổi học.
- Nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ sắp xếp,bảo quản các thiết bị, đồ dùng dạy học và tài sản của nhà trường 24/24 giờ, tránh xảy ra mất mát hư hỏng.
Trên đây là một số quy định về nhiệm vụ bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học của các thành viên trong nhà trường, có hiệu lực từ ngày ban hành và được thực hiện từ năm học 2016 -2017.
NỘI QUY PHÒNG VI TÍNH
I. Đối với giáo viên:
- Dạy đúng phòng đã được phân công.
- Vào phòng kiểm tra sơ bộ các thiết bị trong phòng, nếu phát hiện bất thường thì báo ngay cho Bảo vệ, cán bộ thiết bị và lãnh đạo nhà trường lập biên bản sự việc.
- Phân công chỗ ngồi và máy tính cho từng học sinh cụ thể (nên có sơ đồ cố định), giao trách nhiệm bảo quản máy tính cho mỗi học sinh cụ thể.
- Giám sát học sinh sử dụng máy tính trong suốt quá trình dạy học. Tuyệt đối không cho học sinh sử dụng máy tính ngoài nội dung bài học như: lướt web, chơi game, lên facebook, chỉnh sữa thong số kỹ thuật máy, cài đặt phần mềm mới,…Nếu GV nào để học sinh sử dụng máy tính ngoài nội dung bài học thì xem như GV đó chưa hoàn thành kế hoạch bài giảng.
- Nếu không phải tiết học về mạng internet thì GV tắt hệ thống mạng của học sinh.
- Ghi chép thật chi tiết vào sổ theo dõi của phòng máy để dễ dàng quản lý cũng như truy trách nhiệm của lớp sử dụng phòng trước đó.
- Khi hết giờ phải thoát khỏi hệ thống đúng trình tự kỹ thuật, tắt quạt đèn, đóng cửa,.. trước khi ra khỏi phòng.
- Phổ biến nội quy phòng máy cho học sinh.
II. Đối với học sinh:
- Ngồi đúng vị trí quy định, chịu trách nhiệm bảo quản máy tính được giao. Trước khi sử dụng máy tính cần kiểm tra sơ bộ máy tính về chuột, bàn phím rồi khởi động máy, nếu có gì bất thường thì báo ngay cho GV ghi nhận và xử lý.
- Tuyệt đối tuân theo yêu cầu của GV, không sử dụng máy tính ngoài nội dung bài học như: lướt web, chơi game, lên facebook, chỉnh sữa thong số kỹ thuật máy, cài đặt phần mềm mới,… Không được sử dụng USB, tai nghe.
- Không được mang các thiết bị điện, thiết bị gây cháy nổ vào phòng máy.
- Nếu trong quá trình sử dụng máy mà làm hư hỏng, mất mát thì tùy theo mức độ phải khắc phục hay bồi thường.
- Khi kết thúc tiết học phải tắt máy đúng quy định, xếp ghế, đóng cửa sổ.
- Không được ăn, uống trong phòng máy. Không được xã rác trong phòng máy.
- Không được viết, vẽ lên bất cứ nơi nào trong phòng máy.
III. Quy định chung:
Tất cả GV và HS phải tuân theo nội quy này, có trách nhiệm bảo quản tài sản trong phòng máy. Giữ gìn vệ sinh chung. Lãnh đạo nhà trường sẽ thường xuyên kiểm tra đột xuất, nếu có vi phạm thì tùy theo mức độ cả GV và HS đều bị xử lý theo quy định./.
NỘI QUY PHÒNG THỰC HÀNH
(Phòng thực hành Lý, Hóa - Sinh)
I. Đối với giáo viên:
- Đăng ký mượn phòng với cán bộ thiết bị quản lý phòng trước khi sử dụng
- Vào phòng kiểm tra sơ bộ các thiết bị trong phòng, nếu phát hiện bất thường thì báo ngay cho Bảo vệ, cán bộ thiết bị và lãnh đạo nhà trường lập biên bản sự việc.
- Ghi chép thật chi tiết vào sổ theo dõi của phòng máy để dễ dàng quản lý cũng như truy trách nhiệm của lớp sử dụng phòng trước đó.
-Khi hết giờ phải thoát khỏi hệ thống đúng trình tự kỹ thuật, đậy nắp đèn máy chiếu, cuốn rèm, thu gọn dây cab, tắt quạt đèn, đóng cửa,..
-Giám sát học sinh trong suốt tiết dạy.
-Khi có sự cố về kỹ thuật phải liên hệ với nhân viên thiết bị để đề nghị trợ giúp.
II. Đối với học sinh:
-Tuyệt đối tuân theo yêu cầu của GV, không tự ý can thiệp vào hệ thống máy chiếu của phòng, không được sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong phòng khi chưa có sự đồng ý của giáo viên.
-Không được ăn, uống quà vặt trong phòng . Không được xã rác trong phòng.
-Không được viết, vẽ lên bất cứ nơi nào trong phòng .
III. Quy định chung:
Tất cả GV và HS phải tuân theo nội quy này, có trách nhiệm bảo quản tài sản trong phòng học. Giữ gìn vệ sinh chung. Lãnh đạo nhà trường sẽ thường xuyên kiểm tra đột xuất, nếu có vi phạm thì tùy theo mức độ cả GV và HS đều bị xử lý theo quy định./.
IV - KẾ TOÁN
:
- Tham mưu với Hiệu trưởng các giải pháp thu hút các nguồn đầu tư kinh phí cho đơn vị. Đảm bảo nguồn kinh phí chi trả đúng,đủ và kịp thời cho người lao động.
- Giúp Hiệu trưởng cân đối các khoản phải chi trong năm. Chịu trách nhiệm
quyết toán các khoản chi với cấp trên. Lưu giữ hồ sơ chứng từ quyết toán theo đúng luật kế toán thống kê.
- Hướng dẫn các bộ phận chuyên môn ,đoàn thể có sử dụng kinh phí hoàn thành hồ sơ,chứng từ quyết toán. Từ chối chi, quyết toán khi không đủ chứng từ hoặc hồ sơ chi không hợp lệ.
- Báo cáo hàng tháng với Hiệu trưởng các khoản chi trong tháng. Giúp Hiệu trưởng nắm rõ số kinh phí đă chi và còn lại.
- Thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thu, nộp các khoản tiền BHYT, BHTT của GV và HS. Giải quyết các đề nghị thanh toán BHYT, BHTT của GV và HS.
- Thực hiện tốt việc thu từ cá nhân , trích từ ngân sách về đóng BHXH, BHYT và chuyển khoản cho các cơ quan BHXH,BHYT đúng quy định,đúng thời gian.
- Thực hiện việc thu, nộp các loại quỹ đóng góp đúng chế độ và theo đúng quy định.
- Trực tiếp lập sổ tài sản và theo dõi việc sử dụng tài sản của trường. Tham mưu,đề xuất với HT các giải pháp bảo quản,sử dụng tài sản của đơn vị.
V - THƯ VIỆN
- Tham gia các hoạt động đoàn thể trong đơn vị.
- Thực hiện các nhiệm vụ của cán bộ thư viện trường học : Lập sổ theo dõi việc mượn, trả tài liệu giảng dạy và học tập ; Lập sổ theo dõi xuất, nhập các loại tài liệu được cấp hoặc được bổ sung; sắp xếp, vệ sinh các loại sách, tài liệu...Giới thiệu sách mới, tổ chức các cuộc thi giới thiệu về sách....
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lănh đạo đơn vị phân công. Cụ thể :
+ Quét dọn và vệ sinh phòng thư viện hàng ngày đảm bảo sạch sẽ phục vụ người đọc, tra cứu...
+ Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, báo cáo thư viện theo quy định.
- Tham mưu cho ban lãnh đạo đơn vị các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
VI - Y TẾ HỌC ĐƯỜNG
- Thực hiện nhiệm vụ của cán bộ y tế trường học : Lập sổ theo dõi sức khỏe của học sinh; Thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu học sinh, CBGVNV khi có sự cố xảy ra, nhanh chóng đưa nạn nhân, bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chữa chạy. Thông báo đến gia định bệnh nhân tình hình sức khỏe ... sau khi đã đưa bệnh nhân đến cơ sở chữa chạy. Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo đơn vị các giải pháp, biện pháp phòng chống dịch bệnh trong đơn vị; Xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm dụng cụ y tế, thuốc phòng ... tại đơn vị. Chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ chứng từ quyết toán số kinh phí đã được thủ trưởng đơn vị phê duyệt. Cùng với kế toán đơn vị giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ BHYT, BHTT cho CBGVNV và học sinh trong đơn vị.
- Tham gia các hoạt động do các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị tổ chức, phát động.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban lănh đạo đơn vị phân công.
VII - BẢO VỆ
- Làm các công việc theo hợp đồng lao động.
- Làm các công việc khác như :
+ Sửa chữa bàn ghế HS, GV trên lớp và CSVC khác có thể được.
+ Bơm nước, chăm sóc cây cảnh, sửa chữa điện nhỏ.
- Tham gia các hoạt động do các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị tổ chức, phát động.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban lănh đạo đơn vị phân công.
( Ghi chú : Nhân viên làm việc hành chính 8 giờ/ngày. Mỗi tuần làm việc 5 ngày)
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỔ VĂN PHÒNG
TT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Nhiệm vụ được phân công |
1 |
Ngô Xuân Thảo |
Tổ trưởng |
- Văn thư, lưu trữ - Phụ trách phòng thực hành (Lý - Hóa - Sinh - Tin - Tiếng Anh) |
2 |
Nguyễn Thị Hà |
Tổ viên |
- Kế toán - Bảo hiểm XH - BHTT |
3 |
Đặng Thị Phúc |
Tổ viên |
- Y tế học đường - Phụ trách VSMT - Giữ kho đồ dùng chung. |
4 |
Đoàn Thị Thắm |
Tổ viên |
- Thủ quỹ - Thư viện |
5 |
Hoàng Văn Bút |
Tổ viên |
- Bảo vệ - Bơm nước - Chăm sóc cây cảnh. |