tin tức-sự kiện

CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2016 - 2017

Thực hiện chủ đề năm học 2016 - 2017 do Bộ GD&ĐT phát động: “Kỷ cương - nền nếp - chất lượng - hiệu quả” , ngày 12 tháng 9 năm 2016, giờ chào cờ đầu tuần, thầy hiệu trưởng nhà trường Hà Văn Trị đã phân tích làm rõ yêu cầu nội dung chủ đề năm học để mỗi học sinh xây dựng động cơ thái độ đúng đắn trong việc thực hiện chủ đề năm học, chúng tôi trích đăng bài nói của hiệu trưởng nhà trường như sau:

          Trước hết, muốn thực hiện được chủ đề năm học thì học sinh cần phải hiểu rõ 4  nội dung trong chủ đề năm học là gì? Có rất nhiều cách hiểu về 4 nội dung của chủ đề, trong phạm vi học sinh bậc THCS của nhà trường tôi chỉ xin nêu mỗi nội dung một cách hiểu phù hợp nhất với đối tượng học sinh nhà trường từ đó để liên hệ với những việc học sinh cần làm.           

           * Kỷ cương: Kỷ cương là phép tắc (ngày nay là quy đinh). Kỷ luật là biện pháp bảo đảm thực hiện quy định (kỷ cương). Hiểu theo nghĩa rộng, kỷ cương vừa là quy định (phép tắc) vừa là biện pháp bảo đảm thực hiện(kỷ luật).

           - Đối với học sinh thực hiện kỷ cương trong nhà trường như thế nào? (Học sinh thực hiện  nghiêm những hành vi cấm nhu sau

+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác;

+ Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; làm việc khác.

+ Sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học.

+  Hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.

+ Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng;

+ Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ, đưa thông tin không lành mạnh lên mạng, chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục, tham gia các tệ nạn xã hội.     

           *Nền nếp: Toàn bộ những quy định và thói quen để duy trì sự ổn định, trật tự, có tổ chức trong công việc hoặc sinh hoạt.

           - Yêu cầu thực hiện nền nếp với học sinh trong trường học là gì ?

Nền nếp ra vào lớp: Đúng giờ, không đi học muộn, về sớm, bỏ giờ....

Vệ sinh: Sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, đi tiểu tiện, đại tiện đúng nơi quy định có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng

Khi tập trung: Nhanh gọn, nghiêm túc, chào cờ trang nghiêm, mặc áo quần đồng phục gọn gàng.,

Lối sống,giản dị, trung thực: Không cầu kỳ, không sơn móng tay khi đến trường, không săm trổ trên người; nói nagọn gàng ngăn nắp

Khi giao tiếp: Biết chào hỏi, biết cám ơn khi được người khác giúp, biết xin lỗi người khác khi làm sai, không thô lỗ, tục tĩu ....

           * Chất lượng: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan".

           Chất lượng trong giáo dục: Kết quả đạt được đánh giá theo tiêu chí, thông tư, quy chế .....phân loại, xếp thứ.....

           * Chất lượng được đánh giá thông qua các biểu hiện (có tính chất định tính):

Việc thực hiện kỷ cương, nền nếp, xếp loại về học lực....đánh giá chất lượng về giáo đạo đức:

 +Xếp loại hạnh kiểm: Tốt, khá, TB, yếu.

           * Chất lượng được đánh giá thông qua về lượng (có tính chất định lượng):

           + Điểm các bài kiểm tra: M, 15, 45, học kỳ;

           + Các cuộc thi HSG huyện, tỉnh, quốc gia;

          + Các cuộc thi giao lưu khác;

+ Học sinh thi vào THPT.

+ Xếp loại về học lực: Giỏi, khá, TB, Yếu, Kém;

Chất lượng trong chủ đề này là thỏa mãn nhu cầu của người học và yêu cầu cần đạt của người dạy theo hướng tích cực: tỷ lệ giỏi, khá cao trong khi đó tỷ lệ yếu kém thấp. Đó mới gọi là chất lượng. Chất lượng là căn cứ để xếp thứ hạng, xếp thi đua khen thưởng.

*Hiệu quả:  Hiệu quả là quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được sử dụng          

- Hiệu quả trong học tập: Là thước đo giá trị của tiếp thu kiến thức của học sinh:

            + Nắm vững kiến thức khi học bài

          + Sự nhạy bén, sự sáng tạo của học sinh: “Học một biết mười”, luôn chủ động tìm tòi ra nhiều cách làm hay, mới mẻ không “chỉ đâu làm đấy”, ỷ nại.....

          + Kỹ năng thành thục: Làm bài nhanh chóng, làm theo chiều thuận hoặc chiều nghịch....

          Học ít mà hiểu nhiều; bài kiểm tra trình bày ngắn gọn, làm ít thời gian mà điểm cao.

          VD: Thi toán qua mạng: 300 điểm có hs chưa đến 10 phút nhưng có 300 điểm gần 20 phút thì chưa hiệu quả.

            Bốn nội dung trên có quan hệ hỗ trợ và thống nhất với nhau trong mục tiêu đào tạo của nhà trường và giúp cho học sinh hoàn thành nhiệm vụ của mình trong yêu cầu và xu hướng đào tạo hiện nay./.

                                                                                Ban biên tập                                                                             

         

              

 

Tác giả: c2thitran

Xem thêm

Tin tức