Thứ hai, 23/12/2024 10:55:26
Tư duy logic là nền tảng của mọi thành công

Ngày: 19/12/2016

Tư duy logic là kỹ năng cơ bản và thiết yếu của con người. Nếu không có khả năng tư duy tốt thì bạn khó có thể có những thành công vượt trội vì kỹ năng này không phải tự nhiên có mà cần phải được đào tạo bài bản ngay từ khi còn bé. Tư duy là một kỹ năng mà mỗi người có thể học tập và rèn luyện được. Trong xã hội công nghiệp hiện đại, người có khả năng tư duy logic tốt là chìa khóa vàng giúp bạn thành công hơn trong học tập và công việc.
Với những người có tư duy logic tốt thì kỹ năng tự học, nắm bắt một công việc mới và khả năng giải quyết vấn đề của họ rất tốt, mà một khi bạn đã rời ghế nhà trường và đã đi làm thì chúng ta phải học hỏi chính từ bản thân mình chứ chúng ta sẽ không có những người “thầy giáo” chỉ dạy chi tiết cho chúng ta như ở giảng đường, các đồng nghiệp của chúng ta chỉ hỗ trợ cho chúng ta bởi vì đơn giản họ không phải là “thầy giáo”, họ phải lo làm việc của họ chứ không có thời gian để đi dạy cho bạn.

Làm thế nào để rèn luyện tư duy logic mỗi ngày? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để học cách tư duy tốt nhé!
Tư duy logic

1. Rèn luyện để cải thiện trí nhớ

Những người được coi là thông minh thường thể hiện rằng có có một khả năng ghi nhớ đáng khâm phục. Trí nhớ cũng phụ thuộc vào IQ nhưng cũng phụ thuộc vào việc rèn luyện nữa. Bạn hãy cố gắng cải thiện trí nhớ của mình bằng cách nhớ lại những kỉ niệm, học cách sử dụng từ khóa để gợi nhớ và tập trung hơn đến những chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Tuy nhiên thế không có nghĩa là bạn phải căng óc ra nhớ mọi thứ, hãy lựa chọn những kỉ niệm đẹp, niềm vui hoặc kiến thức thú vị. Thay bằng nhồi nhét bộ não thì hãy kích thích nó bằng những điều thú vị. Hãy tạo cho các sự vật, sự việc của bạn một chuỗi liên kết nào đó để khi nhắc đến một phần là sẽ nhớ toàn bộ, ghép chúng vào một hình ảnh làm bạn ấn tượng. Hãy nhóm các thông tin cùng một lĩnh vực. Tổ chức cuộc sống một cách hợp lý qua thời khóa biểu, giấy nhớ cũng sẽ giúp bộ nhớ của bạn linh hoạt hơn. Ngoài ra hãy chú ý đến những thực đơn ăn uống giúp tăng trí nhớ lên.

2. Học tập và làm việc theo cách riêng của mình

Hãy cải thiện kỹ năng của mình, có thể là ở trường lớp, có thể là ở môi trường làm việc. Mọi việc xung quanh đều cần kỹ năng. Thứ nhất là hãy rèn luyện cho thông thạo, sau đó tìm ra cho mình hướng làm bài/việc một cách linh hoạt, đỡ tốn thời gian nhất. Và đừng cố ép mình phải giống người khác. Mỗi người đều có thế mạnh và đặc điểm riêng, bạn nên nhận biết được đâu là khả năng của mình và vận dụng nó để hấp thu kiến thức dễ dàng nhất. Việc nhồi nhét không theo ý muốn cũng có thể làm đầu óc bạn ì ạch. Bạn nên luyện tập cho mình sự kiên nhẫn và quyết tâm nếu thực sự muốn học một thứ gì đó.

3. Ham học hỏi một cách có chọn lọc

Kể cả những người thông minh cũng luôn phải trải qua thử thách và tìm hiểu mọi thứ, kiến thức không phải tự có mà luôn cần được trau dồi không ngừng. Tuy nhiên, ngày nay mặt trái từ sự phát triển ồ ạt của công nghệ cũng là điều cản trở bạn. Hãy học hỏi một cách có chọn lọc, tham khảo nhiều nguồn để có cái nhìn khách quan nhất khi hấp thụ. Tập chọn lọc cho mình nguồn thông tin có ích nhất sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian và công sức.

4. Trao dồi kiến thức và không ngại trải nghiệm

Rèn luyện tư duy logic không có nghĩa bó hẹp trong vốn kiến thức sách vở mà quan trọng là chính bạn phải trải nghiệm. Bạn phải trau dồi vốn kiến thức xã hội, kỹ năng sống. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, công cộng là cách tốt để luyện tập. Hăng hái trong các hoạt động, dấn thân để trải nghiệm mọi lúc mọi nơi, từ trường học đến công viên, từ lúc ăn đến lúc làm việc, hãy khám phá và chú ý từ những điều nhỏ nhặt.
Những người xung quanh sẽ cho bạn những bài học cuộc sống bổ ích mà không phải sách vở nào cũng dạy được bạn. Đừng ngại trải nghiệm, những người thông minh sẽ luôn hiểu mình cần hoàn thiện từ những người khác.

5. Thử trò chơi rèn luyện tư duy

Tham khảo một vài trò chơi rèn luyện tư duy tích cực hơn hoặc sử dụng những câu đố tư duy, trò chơi trí não. Vừa học vừa chơi sẽ giúp bạn có được cảm giác thoải mái, ko bị gò ép vào việc buộc mình phải học tập.

6. Đừng ngại khi hỏi hoặc nhờ vả ai đó

Việc bạn tự mình tìm tòi và học hỏi hoàn toàn là điều đáng khuyến khích nhưng kiến thức là vô tận nên hãy thông minh tiết kiệm thời gian của mình bằng những người xung quanh. Trong cuộc sống, đôi khi bạn sẽ gặp một vấn đề khó khăn, trong khi bạn đã nỗ lực hết mình nhưng vẫn chưa thể giải quyết được. Đừng bỏ cuộc! Hãy tìm đến sự giúp đỡ của người khác. Những người có kiến thức, hiểu biết và nhiều kinh nghiệm cũng sẽ rất sẵn sàng để giúp đỡ bạn.

7. Hướng dẫn người khác

Nếu bạn đã từng lúng túng khi gặp vấn đề thì chắc khi vượt qua một việc khó khăn, bạn cũng hoàn toàn hiểu được cảm giác của người chưa tìm ra phương hướng tồi tệ đến mức nào, vì vậy hãy rộng lượng hướng dẫn cho người khác. Đây không chỉ có nghĩa giúp đỡ họ, mà còn giúp ích rất nhiều cho bản thân bạn. Cùng thảo luận một câu hỏi hoặc thắc mắc chưa bao giờ là mất thời gian, nó giúp trí não được rèn luyện, nhớ lại những kiến thức cũ và hơn hết là rèn luyện khả năng giao tiếp, truyền đạt và thuyết phục người khác.

8. Học thêm một ngoại ngữ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc học ngoại ngữ không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về một nền văn hóa mà còn tăng khả năng tư duy của bạn, việc học ngoại ngữ tăng khả năng ghi nhớ, tiếp cận thông tin và quan trọng hơn là phản xạ của bạn.

9. Hãy đọc thật nhiều

Đọc là sự tích hợp kiến thức một cách thư giãn và hữu hiệu. Mọi kiến thức của con người đều nằm trong sách vở, tạp chí và internet. Nếu ham đọc, bạn sẽ có được kiến thức. Và dần qua thời gian, bạn sẽ lĩnh hội được rất nhiều kiến thức một cách tự nhiên. Hãy chọn cho mình một phương pháp đọc hiệu quả nhất, ban đầu nên đọc chậm kỹ và hiểu sâu, đọc nhiều và dần dần kỹ thuật và tốc độ đọc cũng được cải thiện. Ban đầu, hãy lựa chọn những cuốn sách yêu thích với những tác giả yêu thích. Đặc biệt, môi trường đọc cũng rất quan trọng, tốt nhất nên chọn những nơi có sự tập trung như thư viện, những nơi ồn ào sẽ làm việc đọc của bạn kém hiệu quả hơn.

10. Rèn luyện kỹ năng viết

Rèn luyện tư duy viết sẽ giúp bạn tăng tư duy logic và sự sắp xếp các sự kiện tình huống. Bạn hứng thú với bất kỳ đề tài gì liên quan đến một cuốn sách, một bộ phim hay một người bạn,… hãy viết những suy nghĩ cảm nhận của bạn ra một cách thường xuyên. Điều này rất quan trọng để giúp bạn tăng khả năng tư duy và giải tỏa căng thẳng.

11. Tìm một niềm đam mê và tìm hiểu sâu về nó

Hãy nhớ rằng, việc thích một điều gì đó sẽ khiến bạn hào hứng tìm hiểu hơn là việc phải gò mình vào một khuôn khổ mà mình không thích, từ sự thích thú đó, việc tìm hiểu và tư duy về nó cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Dần dần sẽ hình thành trong bạn thói quen tìm tòi và khám phá, rèn luyện trí thông minh, bên cạnh đó các kiến thức thu được cũng giúp bạn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống sau này.

12. Tôi cần chăm chỉ hơn

Hãy luôn nghĩ rằng mình không phải là người thông minh, bởi chính tư tưởng đó sẽ kìm hãm bạn, khiến bạn không thể tiếp tục phấn đấu và phát huy hết khả năng của bản thân mình. Và cũng đừng bao giờ nghĩ rằng mình là kẻ ngu dốt, vì chính Edison đã từng nói: “Thiên tài bao gồm 1% tài năng bẩm sinh và 99% là do rèn luyện”. Hãy luôn là kẻ dại khờ và khát khao kiến thức như lời của thiên tài quá cố Steve Job: “Stay hungry stay foolish”.

c2hoangthanh
Tin liên quan