Ngày: 24/11/2015
Họ và tên: Ngô Thị Hoàng Liên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoàng An
BÀI THU HOẠCH
Câu hỏi:
Câu 1. Những điều luật sửa đổi bổ xung mà
bạn tâm đắc.
Câu 2. Để khen
thưởng các giáo viên trong trường đồng chí quản lý đồng chí dùng hình thức khen
thưởng nào để động viên, khích lệ giáo viên. Nhân viên trong trường, vì sao?
Câu 3: Nêu các
nội dung của một bản báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng, nội dung nào là
quan trọng nhất, vì sao?
BÀI LÀM
Ngày
16 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng. Luật này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014. So với Luật Thi đua khen thưởng năm
2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thi đua, khen thưởng đã quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn khen thưởng để
phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện
nay.
Trong tổng số 103 điều của Luật thi đua, khen thưởng hiện hành,
Luật sửa đổi, bổ sung từ Chương I đến Chương VI, gồm 47 điều và bổ sung Điều
91a, sửa đổi tên Chương IV, Chương V để bao hàm đầy đủ các nội dung đã được
điều chỉnh trong các chương này.
Trong những điều sửa đổi , bổ sung mà tôi tâm đắc là: Điều 6 sửa
đổi điểm c và bổ xung điểm đ khoản 2
c) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức,
đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng; thành tích đến đâu khen
thưởng đến đó;
đ)
Đảm bảo các nguyên tắc về bình đẳng giới”.
Luật thi đua, khen thưởng hiện hành |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật thi đua, khen thưởng |
Điều 6.
1. Nguyên tắc thi đua
gồm: a) Tự nguyện, tự giác,
công khai; b) Đoàn kết, hợp tác và
cùng phát triển. 2. Nguyên tắc khen
thưởng gồm: a) Chính xác, công khai,
công bằng, kịp thời; b) Một hình thức khen
thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; c) Bảo đảm thống nhất
giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
d) Kết hợp
chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất. |
2. Điều 6 sửa đổi Điểm c
và bổ sung Điểm đ Khoản 2 như sau: “Điều 6. 1. Nguyên tắc thi đua
gồm: a) Tự nguyện, tự giác,
công khai; b) Đoàn kết, hợp tác và
cùng phát triển. 2. Nguyên tắc khen
thưởng gồm: a) Chính xác, công khai,
công bằng, kịp thời; b) Một hình thức khen
thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; c) Bảo đảm thống nhất giữa hình
thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; d) Kết hợp chặt chẽ động
viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất”; đ)
Đảm bảo các nguyên tắc về “Bình đẳng giới”. |
Câu 2.
Để khen thưởng các giáo viên trong
trường Tiểu học Hoàng An, công đoàn trường cùng với nhà trường phối hợp
có các hình thức khen thưởng như sau :
- Khen thưởng cho những giáo viên có những tiết dạy giỏi, có sáng tạo với
số tiền : 100.000đ/1 lần khen.
- Khen thưởng cho những đoàn viên công đoàn đoạt giải thi đồ dùng đồ chơi
cấp trường :
Giải nhất :150.000đ
Giải nhì : 130.000đ
Giải ba : 100.000đ
- Khen thưởng cho các đồng chí cán bộ giáo viên tích cực tham gia vào các
phong trào ‘‘Phong trào vườn rau sạch của bé’’, ‘‘Phòng trào mỗi đồng nghiệp
giúp đỡ một đồng nghiệp cùng tiến bộ’’, phong trào thể dục thể thao….
Cụ thể cuối năm đồng chí nào thu hoạch được nhiều rau nhất trong trường và
vượt chỉ tiêu trường giao được thưởng :100.000đ.
Đồng chí nào giúp đỡ được đồng nghiệp tiến bộ theo chỉ tiêu đăng ký được
thưởng : 50.000đ
- Khen thưởng cho những đồng chí tiến bộ vượt bậc về các chỉ tiêu :
50.000đ……
Câu 3:
*)Nội dung của bản báo cáo thành tích đề nghị khen
thưởng gồm:
1. Tên nước,
tên cơ quan quản lý trực tiếp
2. Tiêu đề của
báo cáo ( Báo cáo thành tích từ năm………đến năm) đề nghị khen thưởng (Ghi rõ
thành tích đề nghị khen).
Nếu là báo cáo
tập thể phải ghi đầy đủ tên tập thể dưới
hàng chữ báo cáo thành tích.
3. Sơ lược đặc
điểm tình hình của đơn vị( Báo cáo thành tích của tập thể)
4. Thành tích
đạt được.
5. Các hình
thức đã được khen thưởng
6. Có đầy đủ
các xác nhận theo qui định
*) Theo tôi Nội dung 4:
Thành tích đạt được là nội dung quan
trọng nhất .
Vì có thành tích thì mới đề nghị khen và được khen.
Ví dụ bản báo
cáo thành tích của tập thể:
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc Huyện(xã),
ngày.....tháng......năm..... |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ KHEN….....
(Mẫu báo cáo này áp dụng đối
với tập thể)
Tên tập thể đề nghị
(Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm, tình hình:
- Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử;
- Quá trình thành lập và phát triển;
- Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã
hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể.
2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao.
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan
(đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen
thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các
chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với
các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác
quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm,
đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao
về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước.
2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi
đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác.
3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể.
III. CÁC
HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
1. Danh
hiệu thi đua:
Năm |
Danh hiệu thi đua |
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi
đua; cơ quan ban hành quyết định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Hình thức khen thưởng:
Năm |
Hình thức khen thưởng |
Số, ngày, tháng, năm của
quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết
định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP
NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu)
|