Bộ GD-ĐT đã ban hànhQuy chếkỳ thi THPT quốc giavàtuyển sinh 2015.So với bản dự thảo, Quy chế chính thức có nhiều thay đổi và điều chỉnh.
Ngày 26/2/2015, Bộ GD-ĐT đã chính thức bạn hành 2 văn bản quan trọng quy định về quy chế thi và tuyển sinh năm 2015 bao gồm:
Quy chế kỳ thi THPT quốc giavà
Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy. Sau đây là những điểm chính học sinh cần lưu ý:
I. Những điểm chính trong quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015
1. Môn thi:Kỳ thi tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
2. Điều kiện xét công nhận tốt nghiệp THPT
- Thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại.
- Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được Giám đốc sở GD-ĐT xem xét, quyết định cho phép thí sinh chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
3. Điều kiện xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng
- Thí sinh dự thi 4 môn quy định nói trên và đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với tổ hợp các môn thi để xét tuyển sinh do trường ĐH, CĐ quy định.
-
Lưu ý:Thí sinh đã tốt nghiệp phải dự thi các môn thi theo quy định của trường ĐH, CĐ đối với ngành đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng.
4. Cụm thi
Bộ GD-ĐT tổ chức 2 cụm thi, gồm:
- Cụm thi dành cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển sinh ĐH, CĐ: tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh), do trường ĐH chủ trì, phối hợp với sở GDĐT.
- Cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT: tổ chức thi tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh, do sở GDĐT chủ trì, phối hợp với trường ĐH.
5. Thời hạn đăng kí dự thi
- Thí sinh nộp hồ sơ đăng kí dự thi trước ngày 30/4/2015.
- Học sinh đang học THPT đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12; Thí sinh tự do đăng ký tại địa điểm do Sở GD-ĐT quy định.
- Khi hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.
6. Thang điểm:Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.
7. Điểm xét tốt nghiệp THPT:gồm điểm 4 bài thi thí sinh đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; được tính theo công thức sau:
- Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy vi tính tự động thực hiện.
8. Công nhận tốt nghiệp THPT
Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên, tất cả các bài thi đều đạt trên 1,0 điểm và có ĐXTN từ5,0điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
II. Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng
1. Nguyên tắc lựa chọn tổ hợp môn thi để xét tuyển
- Các trường ĐH, CĐ duy trì tổ hợp môn thi tương ứng với khối thi mà trường đã sử dụng trong kỳ thi năm 2014 và các năm trước (khối thi truyền thống).
- Nếu thay đổi các khối thi truyền thống, các tổ hợp môn thi đã sử dụng để xét tuyển, các trường phải báo cáo Bộ GD-ĐT và thông báo trước ít nhất 3 năm.
- Những trường sử dụng tổ hợp môn thi mới ngoài các khối thi truyền thống để xét tuyển cần dành ít nhất 75% chỉ tiêu của ngành hoặc nhóm ngành đó để xét tuyển theo các khối thi truyền thống.
- Nguyên tắc khi thêm tổ hợp môn thi mới: Sử dụng kết quả của ít nhất 3 môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán và Ngữ văn để xét tuyển; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành.
2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (tương đương với điểm sàn trước đây)
Bộ GD-ĐT căn cứ kết quả kỳ thi THPT quốc gia của thỉ sinh để xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.
3. Các trường ĐH, CĐ tổ chức xét tuyển
- Dựa vào ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường và tổ chức xét tuyển theo lịch của Bộ GD-ĐT.
- Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước.
4. Thí sinh xét tuyển nguyện vọng
- Đăng kí xét tuyển nguyện vọng I:
+ Thí sinh dùng bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký.
+ Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I, không được ĐKXT ở các đợt xét tuyển tiếp theo;
+ Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác.
- Đăng kí xét tuyển nguyện vọng bổ sung:
+ Thí sinh dùng 3 bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển các nguyện vọng bổ sung để đăng ký.
+ Kết thúc mỗi đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không trúng tuyển được quyền rút hồ sơ ĐKXT để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.
5. Hồ sơ đăng kí xét tuyển nguyện vọng
Hồ sơ ĐKXT gồm có:
- Phiếu ĐKXT có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển. Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4;
- Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tương ứng với đợt xét tuyển (nguyện vọng I hay nguyện vọng bổ sung);
- Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.
Tải quy chế phía dưới