Ngày: 20/09/2015
SỞ GD-ĐT TP CẦN THƠ TRƯỜNG
THPT HÀ HUY GIÁP
Số: …………/KH-HHG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cờ Đỏ, ngày 31 tháng 8 năm 2015 |
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2015 – 2016
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Trường THPT Hà Huy Giáp đặt tại Thị
Trấn Cờ Đỏ, thuộc vùng xa của Thành Phố Cần Thơ. Mặt bằng dân trí trong khu vực
còn thấp, kinh tế còn nghèo, đa số sống dựa vào nông nghiệp là chính, công tác
xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa học tập còn gặp nhiều khó khăn. Số hộ nghèo,
cận nghèo còn chiếm tỉ lệ cao.
I.
VỀ THUẬN LỢI
- Huyện ủy, UBND huyện có quan tâm đến
sự nghiệp giáo dục nói chung và Trường THPT Hà Huy Giáp nói riêng.
- Lãnh đạo ngành giáo dục các cấp có
quan tâm đến trường THPT Hà Huy Giáp thuộc diện vùng khó khăn.
-
Giao thông trục chính nối liền các xã lân cận được tráng nhựa, điện sinh hoạt
phủ đều tương đối.
- Giáo viên nhiệt tình công tác và có
sự đoàn kết, thống nhất từ lãnh đạo đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Chất
lượng dạy và học từng bước ổn định và có cải tiến.
II.
VỀ KHÓ KHĂN
1. Trường THPT Hà Huy Giáp xây dựng xong giai đọan 1
và đưa vào sử dụng nên về cơ sở vật chất vẫn còn thiếu số phòng học để bồi
dưỡng phụ đạo học sinh còn thiếu.
- Tuyển sinh lớp 10 hình thức xét tuyển, chưa tạo động
lực học tập của học sinh nên chất lượng đầu vào rất thấp, từ đó dẫn đến khó
khăn trong giảng dạy và học sinh bỏ học do học lực yếu còn nhiều.
- Tỷ lệ giáo viên có môn thừa, môn thiếu. Mặt khác số
giáo viên đi học, nghỉ hộ sản còn nhiều, từ đó việc bố trí chuyên môn còn gặp
nhiều khó khăn.
- Chất lượng công tác chủ nhiệm chưa đều tay ở một số
giáo viên trong công tác duy trì sĩ số, nề nếp, ý thức học tập của học sinh.
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động “Hai không” với 4
nội dung; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Năm học 2015 - 2016 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới căn
bản và toàn diện để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục”.
Trên cơ sở tiếp thu sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm
học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ,
đồng thời dựa trên thực tế của đơn vị, trường THPT Hà Huy Giáp đề ra nhiệm vụ
năm học 2015 - 2016 theo các trọng tâm sau:
1. Tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW Ban
Chấp Hành Trung ương lần thứ 8, khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT. Triển khai thực hiện chiến lược phát
triển giáo dục quốc gia. Qui hoạch phát triển GD&ĐT Thành phố Cần Thơ đến
năm 2030 tiếp tục thực hiện đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
phổ thông giai đoạn 2012 – 2020”.
2.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, thường xuyên rà soát để kịp thời điều chỉnh bổ
sung và thực hiện đúng quy trình, thời gian giải quyết thủ tục hành chính đối
với yêu cầu chính đáng của mọi cá nhân, tổ chức. Tiếp tục phát huy quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm theo NĐ 43/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện quy định của
luật phòng, chống tham nhũng; luật thực hành tiết kiệm và chống tham nhũng.
3.
Tăng cường kiểm tra, giám sát của Lãnh đạo trường, bộ phận quản lý HS, GV
trong việc thực hiện quy chế chuyên môn; quản lý thu-chi tài chính; quản lý
công tác tuyển sinh đầu cấp; quản lý học sinh thi lại, ở lại. Thực hiện công
khai đối với cơ sở giáo dục theo TT 09/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Đặc biệt chú trọng công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động
giáo dục, tài chính ngay từ đầu năm học, không để xảy ra tình trạng lạm thu.
4.
Tiếp tục vận dụng các giải pháp phù hợp trong việc khắc phục, ngăn chặn
tình trạng học sinh bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học; phấn đấu nâng tỷ lệ học sinh
khá giỏi và giảm tỷ lệ học sinh yếu kém so với năm học qua. Đặc biệt chú trọng
vai trò, trách nhiệm của GVCN, GVBM, sự phối hợp với PHHS và địa phương.
5.
Tiếp tục chấn chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc dạy tự chọn, phụ
đạo nâng cao. Đặc biệt việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần có biện pháp hiệu quả
ngay từ đầu năm và mang tính kế thừa nhằm nâng tỷ lệ HSG bộ môn, HSG TNTH, HSG
MTCT, học sinh vào đại học, cao đẳng so với năm học vừa qua.
6.
Cải tiến công tác pháp chế trong nhà trường, tăng cường nâng cao chất lượng
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức, viên chức và học sinh. Tập
trung rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động của nhà trường.
7.
Đẩy mạnh hoạt động khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục, coi
đây là công cụ để nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt tránh chênh lệch quá
cách biệt giữa kiểm tra đề chung và đề riêng và việc học sinh lên lớp không
đúng thực chất.
8.
Chấn chỉnh, cải tiến hoạt động GDNGLL; hoạt động hướng nghiệp và công tác
tư vấn cho học sinh. Đặc biệt phải có sự chỉ đạo, giám sát, sự thống nhất và
hiệu quả trong hoạt động GDNGLL trong năm học này.
9.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT - truyền thông trong công tác quản
lý giáo dục, dạy học và các chương trình, dự án do Bộ và Sở GDĐT tổ chức.
10.
Thực hiện các biện pháp hữu hiệu trong dạy thêm, học thêm thông qua việc
triển khai và thực hiện Thông tư 17/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết
định 06 của UBND thành phố Cần Thơ và Công văn 681 của SGDĐT thành phố Cần Thơ
Quy định về dạy thêm, học thêm.
11.
Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo hướng thiết thực và có
hiệu quả. Đặc biệt chú trọng cải tiến nội dung thi đua, công tác giám sát và
công tác tuyên truyền giáo dục trong thi đua khen thưởng.
II.
ĐỔI MỚI MẠNH MẼ VÀ ĐỒNG BỘ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:
1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03-CT/TW
của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của nhà trường. Đưa tinh thần cuộc vận động
“Hai không” gắn với cuộc vận động “Mỗi
Thầy giáo, Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tập trung giáo dục
đạo đức, nhân cách, ý thức học tập, chấp hành nội quy pháp luật và tạo môi
trường thân thiện trong nhà trường.
2.
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và
giáo dục thể chất; chăm sóc sức khỏe; tăng cường công tác quản lý và phối hợp
bảo đảm an ninh trật tự trường học; phòng chống tội phạm; bạo lực, tệ nạn xã
hội trong học sinh. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Thực hiện
sáng tạo, hiệu quả việc lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông, bảo
vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả. Giáo dục về chủ quyền biển đảo.
3.
Bộ phận chuyên môn phải tạo được sự chuyển biến căn bản trong đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến
thức, kỹ năng của chương trình giáo dục. Tạo điều kiện để giáo viên nắm rõ và
vận dụng được đổi mới phương pháp và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nhằm
đáp ứng lộ trình hội nhập đổi mới.
4.
Tăng cường trách nhiệm của GVBM, GVCN, tổ bộ môn và các bộ phận, đồng thời
phát huy tính sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, giáo
dục học sinh và thực hiện các quy định, quy chế chuyên môn của ngành và pháp
luật của Nhà nước.
5.
Đẩy mạnh việc thực hiện đề án phổ cập giáo dục và thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW
của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục.
6.
Tiếp tục đều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm; xây dựng và triển
khai các chủ đề tích hợp liên môn, giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức liên
môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tham gia dự thi khoa học kỹ thuật dành
cho học sinh trung học.
III.
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1. Tăng cường công tác quản lý,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nguuồn nhân lực của nhà trường.
2. Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ
quỉan lý và nhân viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nhà trường. Tổ chức cho
giáo viên tham gia đào tạo văn bằng giảng dạy quốc phòng an ninh. Quan tâm quy
hoạch đội ngũ sau đại học và chuẩn cán
bộ quản lý, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.
3.
Tiếp tục thực hiện việc tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên và cán bộ
quản lý theo Thông tư 30/TT-BGDĐT, TT 29/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với nhà giáo.
IV.
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH, TÀI CHÍNH, TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
1. Việc xây dựng kế hoạch của cá nhân, các bộ
phận cần phát huy tính khả thi và phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường,
đồng thời giám sát việc thực hiện theo kế hoạch.
2.
Công tác tài chính phải đảm bảo đúng nguyên tắc thu-chi theo quy định hiện
hành. Đặc biệt phải kịp thời quyết toán đúng hạn, đúng quy định các khoản đã
tạm ứng, nhất là các khoản liên quan công tác xã hội hóa. Đồng thời đảm bảo
việc công khai đúng quy định.
3.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục trên cơ sở nguồn ngân
sách và xã hội hóa. Tăng cường việc bảo quản bảo trì cơ sở vật chất, trang
thiết bị (chú ý việc quy định bàn giao, xử lý
vi phạm làm hư hao tài sản theo quy định)
Đặc
biệt giám sát việc sử dụng đồ dùng dạy học, tự làm đồ dùng dạy học trong đội ngũ giáo viên.
Xây
dựng cảnh quan môi trường “ Xanh, sạch” có kế hoạch đầu tư và chăm sóc cây xanh
thông qua công tác xã hội hóa.