Ngày: 22/10/2015
1.) Công nghệ
Công
nghệ ( tiếng anh: technology) là sự tạo ra, sự biến đổi,
việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề
nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến
một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể.
Công nghệ cũng có thể chỉ đến một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy
móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả
năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào
môi trường tự nhiên của mình. Thuật ngữ có thể được dùng theo nghĩa chung hay
cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ như "công nghệ xây dựng", "công
nghệ thông tin".
Trong tiếng Việt, các từ "khoa học", "kỹ
thuật", và "công nghệ" đôi khi được dùng với nghĩa tương tự nhau
hay được ghép lại với nhau (chẳng hạn " Khoa học kỹ thuật", "khoa học công
nghệ", và "kỹ thuật công nghệ"). Tuy vậy, công nghệ khác
với khoa học và kỹ thuật.
Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức
dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ
trụ. Còn kỹ thuật là việc ứng dụng kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội, và thực
tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ
thống, vật liệu, và quá trình.
a) Tổng quan
Loài
người bắt đầu sử dụng công nghệ khi chuyển đổi tài nguyên thiên nhiên thành
những công cụ đơn giản. Việc khám phá ra khả năng kiểm soát lửa thời tiền sử đã
làm tăng nguồn thực phẩm và việc phát minh ra bánh xe giúp con người đi lại và
kiểm soát môi trường sống của mình. Những phát triển công nghệ gần đây, bao gồm
công nghệ in ấn, máy điện thoại, và Internet, đã làm giảm những trở ngại về mặt
vật lý trong truyền thông và cho phép con người tương tác với nhau tự do ở cấp
độ toàn cầu. Tuy nhiên, không phải công nghệ nào cũng được sử dụng cho mục đích
hòa bình; sự phát triển của vũ khí với sức tàn phá không ngừng tăng lên đã diễn
ra trong suốt chiều dài lịch sử, từ cái dùi cui cho đến vũ khí hạt nhân.
Công
nghệ tác động lên xã hội và những gì chung quanh nó trên một số phương diện. Ở
nhiều xã hội, công nghệ đã giúp tạo ra những nền kinh tế phát triển cao (bao
gồm nền kinh tế toàn cầu ngày nay) và một tầng lớp giàu có từ đó nổi lên. Nhiều
quá trình công nghệ sản sinh ra những sản phẩm phụ không ai mong muốn, như sự ô
nhiễm, và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường tự nhiên của
Trái Đất. Những ứng dụng công nghệ khác nhau tác động đến những giá trị của xã
hội và công nghệ mới thường kéo theo những vấn đề đạo đức mới.
b) Định nghĩa của từ công nghệ
Công nghệ (có nguồn gốc
từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy Lạp; techne có
nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm
ngôn") là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con
người. Tuỳ vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:
- Công
cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề;
- Các
kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải
quyết một vấn đề;
- Các
sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau.
- Sản
phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ
Định
nghĩa công nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(ESCAP): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và
các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
c) Các thành phần của công nghệ
Mỗi
công nghệ đều bao gồm 4 thành phần chính:
- Kỹ
thuật (T): bao gồm các máy móc thiết bị. Thành phần kỹ thuật là cốt lõi của bất
kỳ công nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện mà con người tăng được sức
mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.
-
Con người (H): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ
được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như
tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động
-
Thông tin (I): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con người và tổ chức.
Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì
và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần
kỹ thuật. Thành phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích luỹ trong công
nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi "làm cái gì" và "làm như thế
nào".
-
Tổ chức (O).
d) Khoa học, kỹ nghệ và công
nghệ
Khoa
học nghiên cứu các sự kiện tự nhiên. Kỹ nghệ là ứng dụng của các kiến thức khoa
học để phát triển sản phẩm. Công nghệ là việc sử dụng các sản phẩm đã kỹ nghệ
hóa.
Ví
dụ: Chuyển động của các điện tử (êlêctrôn) sinh ra dòng điện,
đây là một yếu tố hay khái niệm trong khoa học vật lý. Khi dòng điện truyền qua một chất bán dẫn như silic
(Si) hay gecmani (Ge) thì cơ chế này được biết như là điện tử học. Việc
sản xuất các thiết bị điện tử sử dụng các khái niệm của điện tử học được hiểu
như là kỹ nghệ điện tử. máy tính được phát triển sử dụng công nghệ
điện tử. Việc sử dụng máy tính để lưu trữ thông tin số hóa cũng như việc biến
đổi và gửi các thông tin này từ một điểm đến một điểm khác bằng các thiết bị
liên lạc viễn thông một cách an toàn là công nghệ thông tin.
Thuật
ngữ công nghệ vì vậy thông thường được đặc trưng bởi các phát minh và cải
tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra gần
đây nhất. Tuy nhiên, thậm chí cả phát minh cổ nhất như bánh xe cũng là một minh
họa cho công nghệ.
Một định nghĩa khác -
được sử dụng trong kinh tế học - xem công nghệ như là trạng thái
hiện tại của các kiến thức của chúng ta trong việc kết hợp các nguồn lực để sản
xuất các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của chúng ta về việc sản xuất như thế
nào). Như vậy chúng ta có thể thấy các thay đổi công nghệ khi kiến thức kỹ
thuật của chúng ta tăng lên.
2.) Thông tin
Thông tin (inform) có nghĩa là
thông báo tin tức. Nên dùng như động từ, không nên dùng như danh từ. Tin tức có
thể dùng như danh từ chẳng hạn: tin tức về máy móc, điện toán, hay nói gọn là
tin về... Ngày nay, thuật ngữ thu thập tin tức được sử dụng khá phổ biến. Tin
tức chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Con người luôn
có nhu cầu thu thập tin tức bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem
truyền hình, giao tiếp với người khác...Thông tin giúp làm tăng hiểu biết của
con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định
* Môi trường thông tin
Môi
trường phổ biến tin tức là môi trường thông tin, nó bao gồm các băng tần liên
lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âm thanh, sóng
hình... Băng tần liên lạc thường nối kết các thiết bị của máy móc với nhau hay
nối kết với con người. Con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp là
tiếng nói, từ đó nghĩ ra chữ viết. Ngày nay nhiều công cụ phổ biến tin tức đã
xuất hiện: bút viết, máy in, điện tín, điện thoại, phát thanh, truyền hình, phim ảnh v.v.
Về
nguyên tắc, thì bất kỳ cấu trúc vật chất nào hoặc bất kỳ băng tần nào cũng có
thể mang tin tức. Các vật có thể thông tin được gọi là giá mang tin (support).
Thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định nhưng hình thức thể hiện của thông tin
thì rõ ràng mang tính quy ước. Chẳng hạn ký hiệu "V" trong hệ đếm La
Mã mang ý nghĩa là 5 đơn vị nhưng trong hệ thống chữ La tinh nó mang nghĩa là
chữ cái V. Trong máy tính điện tử, nhóm 8 chữ số 01000001 nếu là số sẽ thể hiện
số 65, còn nếu là chữ sẽ là chữ "A"
3.) Khái niệm về công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa
học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo
quan niệm này thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học,
công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ
thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng
có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội,
văn hoá... của con người.
Thuật ngữ “công nghệ thông tin” (Information Technology) được
hiểu là các ứng dụng liên quan đến máy vi tính và được phân loại dựa trên
phương thức chúng được sử dụng trong lớp học chứ không dựa trên nguyên lý hoạt
động của chúng. (Means et al, 1993)
Việc sử dụng máy vi tính, phương tiện truyền thông và
internet… trong giáo dục hiên nay đã phát triển nhanh chóng góp phần tạo ra
nhiều hình thức dạy học hết sức đa dạng và phong phú. Công nghệ thông tin là
một công nghệ tạo khả năng (enabling technology), nghĩa là giúp con người có
thêm khả năng trong hoạt động trí tuệ chứ không phải thay thế con người trong
hoạt động đó. Có thêm nhiều phương tiên hỗ trợ trong việc dạy học nghĩa là giúp
cho giáo viên có thêm thời gian và điều kiện để chăm lo những công việc đòi hỏi
chất lượng trí tuệ cao hơn hoạt động dạy học theo phương pháp truyền thống.
Trong nền giáo dục mới, người học không chỉ đòi hỏi biết thêm
nhiều tri thức, mà phải có năng lực tìm kiếm tri thức và tạo tri thức. Vì vậy,
người giáo viên phải làm tốt vai trò người hướng dẫn quá trình tìm kiếm tri
thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức. Qua đó trau dồi khả độc lập và
tư duy sáng tạo cho học sinh. Để ứng dụng chất lượng và hiệu quả cao công nghệ
thông tin vào dạy học trong điều kiện của xã hội tri thức, khi mà khối lượng
tri thức tăng lên nhanh chóng, những tri thức mà học sinh cần đến và sử dụng
trong cuộc sống của mình trong tương lại có thể là những tri thức mà hiện tại
nằm ngoài hiểu biết của giáo viên. Thì vốn quý của giáo viên là truyền lại cho
học sinh những phương pháp suy nghĩ, độc lập tìm kiếm và phát hiện tri thức chứ
không nhất thiết là tri thức và kỹ năng cụ thể của mình. Theo nhà triết học
Whitehead, có thể chúng ta là thế hệ đầu tiên trong lịch sử mà những hiểu biết
của cha ông ít có giá trị thực tiễn đối với cuộc sống của chúng ta nhưng những
tri thức có giá trị lại được sản sinh ra trong quãng đời mà chúng ta sống.
Vì vậy, để chuẩn bị cho thể hệ trẻ hiện nay thích nghi với
một “xã hội học tập” trong thế kỷ 21, giáo dục phải hướng người học vào việc
học, cách học như thế nào và như thế nào để kết hợp được những hiểu biết mới
với những tri thức đã có.