Tin tức/
Nghịch lý ở giáo dục bậc học mầm non hiện nay là ngân sách Nhà nước không kham nổi khoản đầu tư khổng lồ nếu bao cấp hoàn toàn. Việc xã hội hóa như thế nào để đảm bảo đủ chỗ học và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đã được các chuyên gia giáo dục tham vấn trong dịp đầu năm học mới.
Nhiều thiệt thòi cho trẻ mầm non không được đến trường
Trẻ dưới 3 tuổi đang phó mặc cho dân chăm sóc
Một
thực trạng khiến các chuyên gia giáo dục thắc mắc là cả nước mới có
21,2% trẻ em dưới 3 tuổi được đến nhà trẻ. Việc trông trẻ đang được phó
mặc cho người dân, không có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ. "Gần 80% trẻ dưới
3 tuổi còn lại ở gia đình, trách nhiệm chăm sóc các cháu được giao cho
ông bà, cha mẹ, cho những người giúp việc, trong khi họ gần như không có
kiến thức chuyên môn"- GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đặt
câu hỏi - "Báo cáo của Bộ GD-ĐT nêu rất nhiều vấn đề về chuẩn hóa giáo
viên, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện chương trình mới nhưng tất
cả chỉ liên quan các cơ sở giáo dục công lập. Còn các cơ sở giáo dục tư
thục, nhà trẻ, nhóm trẻ tư nhân thì sao? Ở nước ta, rõ ràng Nhà nước
không thể lo nổi, nhưng cũng không giúp cho các cơ sở giáo dục tư nhân,
rồi những nhóm trẻ gia đình, những người trực tiếp trông nom trẻ trong
gia đình có hiểu biết, có kỹ năng và trách nhiệm. Tôi nghĩ đó là điều
cần phải quan tâm".
Theo bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám
đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện nhóm trẻ ngoài công lập trên toàn thành phố
lên tới hơn 1.600 nhóm trẻ độc lập. Đây là những cơ sở chưa đủ điều kiện
thành lập trường và mỗi năm con số này tăng khoảng 200 cơ sở, tập trung
tại các khu công nghiệp lớn, dân cư tăng cơ học nhanh chóng, chưa có
trường lớn đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ. Điều này cho thấy nhu cầu
gửi trẻ mầm non rất lớn trong khi giáo dục công lập không đáp ứng được.
Công bằng để thu hút xã hội hóa
Liên
quan tới vấn đề này, các chuyên gia giáo dục phản ánh sự thiếu công
bằng giữa trẻ được thụ hưởng ngân sách Nhà nước trong các cơ sở công lập
và trẻ gửi tại cơ sở mầm non ngoài công lập hoặc không có điều kiện đến
trường vốn không được hưởng những ưu đãi của Nhà nước. "Bộ GD-ĐT cũng
như Chính phủ phải có một chiến lược phát triển theo hướng xã hội hóa là
chính, chú ý đến giáo dục gia đình, và đấy là hướng lâu dài đối với
giáo dục mầm non" - GS Nguyễn Minh Thuyết đề xuất.
PGS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ
nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của
Quốc hội đề xuất, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho giáo dục mầm non nhưng
đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm. Do đầu tư cho giáo dục mầm non sẽ
ngốn một khoản ngân sách khổng lồ nên cần khuyến khích xã hội hóa, kéo
nhà đầu tư vào. Việc khuyến khích sẽ được thực hiện bằng cách Nhà nước
đưa ra các chính sách ưu đãi kịp thời như miễn thuế, ưu tiên quỹ đất
sạch cho việc xây trường...
Khó khăn trong việc xã hội hóa giáo
dục mầm non, theo phân tích của Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hải Phòng Nguyễn
Xuân Trường là ở chỗ đầu tư mở trường tư rất tốn kém lại khó hút được
học sinh. Vì hiện nay, tại các cơ sở công lập tiền học phí giữ trẻ 1
tháng không bằng tiền gửi một chiếc xe máy. "Vào trường công, phụ huynh
chỉ phải trả học phí rất thấp, có 40.000 đồng/tháng. Trong khi đó, các
cháu ngoài công lập khác lại không được hưởng ưu ái đó. Tôi cho là nếu
đã đi học thì học phí phải đúng mức, còn những đối tượng thuộc diện
chính sách thì Nhà nước sẽ hỗ trợ. Nhà nước đã hỗ trợ cho các em bằng
học phí thấp thì phải hỗ trợ cho toàn bộ trẻ em, chứ không phải chỉ
những cháu học trường công. Tôi cho rằng đây là một vấn đề cần tính toán
lại"- GS Nguyễn Minh Thuyết kiến nghị.
- 7 điều cha mẹ cần làm khi trẻ nói tục
- Hàng rào của ngôi trường mầm non nơi hai cậu nhóc dùng xẻng đồ chơi đào cát để tẩu thoát. Cuộc 'đào tẩu' có vẻ đã được lên kế hoạch rất tỉ mỉ từ trước. Hai cậu nhóc lợi dụng giờ chơi ngoài sân trường cuối buổi chiều để trốn đi ngay trước mũi gi
- Học sinh dân tộc thiểu số hòa cùng niềm vui trong lễ khai giảng
- Trường đóng cửa, 400 trẻ chen chúc học trong nhà văn hóa thôn
- Thực hư sách kĩ năng dạy trẻ 'sờ vào vùng kín' của bạn
- Trường hơn 6 tỷ vẫn “phơi sương” sau hai mùa khai giảng
- Trao 50 suất học bổng đến sinh viên có thành tích xuất sắc
- Phản đối sáp nhập trường, 230 học sinh nghỉ học
- Cùng con khơi dậy tiềm năng tự nhiên mỗi ngày
- Ngắm “thiên thần nhí” rực rỡ cờ đỏ sao vàng ngày khai giảng
- Khánh Hòa thí điểm dạy tiếng Anh trong các cơ sở mầm non
- Trong lễ khai giảng năm nay, niềm vui của thầy và trò trường Hua La như được nhân đôi thêm bởi nhà trường vinh dự đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Tới dự buổi lễ có Trưởng ban Dân vận thành uỷ, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Sơn La, Phòng Tham mư
- Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa dự lễ khai giảng tại ngôi trường nhiều kỷ niệm
- Tưng bừng lễ khai giảng ở ngôi trường gần 100 tuổi
- Nghệ An: Niềm vui ngày khai giảng với những ly sữa học đường
- Giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh trong ngày khai giảng
- Bình Định: Tuyên dương 371 học sinh giỏi, xuất sắc
- Trao 40 suất học bổng đến học sinh dân tộc thiểu số
- Bộ GD&ĐT lấy ý kiến điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non
- Trường xây nhà tình nghĩa cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
- 6 cách để tăng cường phát triển cảm xúc của trẻ
- Giáo viên Tây chia sẻ cách sống tốt ở HN chỉ với 1 giờ dạy mỗi ngày
- Đắk Nông thiếu gần 500 giáo viên mầm non
- Đi chân trần trên thủy tinh có thật sự nguy hiểm?
- 'Nếu không ăn rau, con sẽ rất xấu xí' Đôi khi, bạn phải nói dối điều này bởi vì bạn không thể làm bất cứ điều gì khác để có được sự đồng thuận, chấp nhận của con cái trong vấn đề ăn uống mà bạn cho đó là tốt nhất. Bạn muốn con của mình phải ăn
- Kỹ năng sống
- Chưa chốt phương án một kỳ thi quốc gia năm 2015
- Trao gần 300 suất quà đến học sinh vùng cao
- 48 kỹ năng sống cần dạy cho con
- TP.HCM kiến nghị giảm tiền thuê đất xây trường mầm non ngoài công lập