Tin tức Tin tức/(Trường MN Hoa Phượng)/TIN NHÀ TRƯỜNG/

Chế độ sinh hoạt ngàytrẻ nhà trẻ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT

A. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ hợp lí về thời gian và các hoạt động trong ngày ở  nhà trẻ  nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lí, sinh lí của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ sống, nề nếp, thói quen và những kĩ năng sống tích cực.

Tùy theo điều kiện thực tế địa phương, tùy theo mùa có thể điều chỉnh thời gian biểu cho phù hợp, nhưng khi thực hiện cần theo các nguyên tắc sau:

  1. Đảm bảo tính khoa học, hợp lí, vừa sức, phù hợp với nhịp điệu sinh học của trẻ theo lứa tuổi và cá nhân trẻ.
  2. Nội dung hoạt động một ngày cần phong phú, đa dạng, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ.
  3. Phân phối thời gian thích hợp và có sự cân bằng giữa các hoạt động tĩnh và động, giữa họat động trong lớp và ngoài trời, giữa hoạt động chung của cả lớp và hoạt động theo nhóm, cá nhân.
  4. Đảm bảo trình tự được lặp đi lặp lại, nhằm tạo nề nếp và hình thành thói quen tốt ở trẻ.
  5. Đảm bảo cho mọi trẻ được hoạt động tích cực và phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ, tránh sự đồng loạt, gò bó, cứng nhắc.
  6. Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo nhằm đáp ứng các nhu cầu của trẻ đang trong thời kì lớn lên và phát triển, phù hợp với điều kiện từng vùng miền địa phương.

 

B. GỢI Ý THỜI KHÓA BIỂU

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

7h00-7h30

Đón trẻ

7h30- 9h00

 Ngủ ( lần 1)

9h00- 9h30

Bú mẹ ( lần 1)

9h30- 10h30

Chơi- Tập

10h30 -12h30

Ngủ ( lần 2)

12h30- 13h00

Bú mẹ ( lần 2)

13h – 14h00

Chơi – Tập

14h00 – 15h30

Ngủ ( lần 3)

15h30 – 16h00

Bú mẹ ( lần 3)

16h00 – 17h00

Chơi/ Trả trẻ

 

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

7h00- 8h00

Đón trẻ, tắm nắng

8h00 – 9h30

Ngủ ( lần 1)

9h30-10h30

Ăn

10h30 – 11h30

Chơi- Tập

11h30  - 12h00

Bú mẹ

12h00 – 14h00

Ngủ ( lần 2)

14h00 – 15h00

Ăn

15h00 – 16h00

Chơi- Tập

16h00 – 17h00

Trẻ bé ngủ ( lần 3)

Trẻ lớn chơi/ Trả trẻ.

 

Trẻ từ 12-18 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

 7h00- 8h00

Đón trẻ, tắm nắng

8h00- 8h30

Chơi- Tập

8h30- 10h00

Ngủ ( lần 1)

10h00 – 11h00

Ăn chính

11h00 – 12h00

Chơi- Tập

12h00 – 12h30

Ăn phụ

12h30 – 14h00

Ngủ ( lần 2)

14h00 – 15h00

Ăn chính

15h00 – 17h00

Chơi/ Trả trẻ

 

Trẻ 18 – 24 tháng tuổi

Thời gian

Họat động

7h00 – 8h00

Đón trẻ, tắm nắng, tập thể dục sáng

8h00- 10h00

Chơi – Tập

10h00 – 11h00

Ăn chính

11h00 – 14h00

Ngủ

14h00- 14h20

Ăn phụ

14h20- 15h00

Chơi – Tập

15h00- 16h00

Ăn chính

16h00 – 17h00

Chơi – Trả trẻ

 

Trẻ 24- 36 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

7h00- 8h00

Đón trẻ, tắm nắng, thể dục sáng

8h00- 10h00

Chơi- Tập

10h00- 11h00

Ăn chính

11h00- 14h00

Ngủ

14h00- 14h20

Ăn phụ

14h20- 15h00

Chơi- Tập

15h00 – 16h00

Ăn chính

16h00 – 17h00

Chơi/ Trả trẻ

 

C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT

I. ĐÓN TRẺ

1. Trước khi đón trẻ

  • Một cô đến trước chuẩn bị một số việc sau:
  • Làm vệ sinh, thông thoáng phòng, sắp xếp giường chiếu ( nhiều nhóm trẻ 3-12 tháng đến là ngủ ngay)
  • Chuẩn bị đồ dùng, quần áo hoặc tã lót, nước uống, nước sinh hoạt hằng ngày
  • Chuẩn bị đồ chơi và góc chơi cho trẻ
  • Chuẩn bị tư thế sẵn sàng đón trẻ

2. Trong giờ đón trẻ

  • Cần bố trí 2 cô đón trẻ thái độ vui vẻ, niềm nở. Đối với trẻ từ 7-8 tháng trở lên, cô tập cho trẻ “ ạ”, trẻ lớn hơn tập cho trẻ chào cô, chào ba mẹ.
  • Cô giáo trao đổi nhanh về tình hình sức khỏe của bé, về thói quen của những trẻ mới đến nhà trẻ hoặc thông báo những điều cần thiết và nhắc nhở những quy định chung của nhà trẻ. Nếu trẻ sốt hoặc đang mắc những căn bệnh lây ( hoặc nghi ngờ trẻ đang mắc bệnh lây như sởi, thủy đậu....), cần trả trẻ lại gia đình để chăm sóc và cách li đủ thời gian theo quy định mới nhận trẻ trở lại nhóm.
  • Cô quản trẻ cần bao quát được tất cả trẻ đã nhận vào nhóm
  • Thời gian đầu trẻ mới đi nhà trẻ, thường hay khóc vì chưa quen cô, quen bạn. Vì vậy, một vài ngày đầu cô nên gần gũi, tiếp xúc làm quen với trẻ khi có cả cha mẹ trẻ, sau đó đón dần trẻ vào nhóm. Khi trẻ vào nhóm, cô phải nhẹ nhàng, tươi cười, dỗ dành và cho trẻ chơi đồ chơi trẻ thích. Trường hợp cá biệt trẻ khó xa rời bố mẹ, hãy cho trẻ mang một vật gì đó mà trẻ thích nhất ở nhà đến nhóm. Đến khi trẻ đã quen với sinh hoạt nhóm, cô cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích, bố trí các góc chơi hợp lí.
  • Cô nắm sĩ số trẻ để theo dõi trong ngày và báo ăn
  • Đối với trẻ 18- 36 tháng, cô thu dọn phòng nhóm gọn gàng để cho trẻ tập thể dục sáng, tạo điều kiện cho trẻ tắm nắng, tắm không khí trong lành. Có thể cho trẻ tập ở trong nhà, hành lang, hiên nhà hoặc cho trẻ tập ngoài sân tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của phòng nhóm và thời tiết. Nên cho trẻ tập theo nhạc là tốt nhất.

 

II. THỜI ĐIỂM CHƠI – TẬP TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HẰNG NGÀY

1. Thời điểm chơi- tập cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Tổ chức cho trẻ chơi tập được thực hiện 2 lần trong ngày ( buổi sáng và buổi chiều)x lúc trẻ đang thức trong tâm trạng thoải mái. Thời lượng chơi- tập cho trẻ tùy thuộc vào từng độ tuổi và nội dung cụ thể của từng hoạt động giáo dục. Trong thời điểm này gồm có:

a. Chơi- Tập có chủ định

  • Với trẻ lứa tuổi này, cô tiến hành lần lượt với từng trẻ trong khoảng thời gian quy định chơi- tập buổi sáng của thời gian biểu.
  • Chơi- Tập có chủ định gồm các nội dung sau: Phát triển vận động, nhận biết và luyện các giác quan, trò chuyện, tập nghe, tập nói, tập nghe hát, nghe nhạc.
  • Kết hợp chơi- Tập có chủ định trong thời gian biểu hằng ngày, sao cho mỗi ngày các trẻ được tham gia vào hoạt động chơi- tập có chủ định với nội dung của một trong những hoạt động trên là nội dung trọng tâm tích hợp với nội dung của hoạt động khác, mang tính chất bổ trợ phù hợp với nội dung trọng tâm đó

b. Chơi với đồ chơi, chơi trò chơi dân gian và chơi các thiết bị đồchơi

Với mỗi trẻ sau thời gian chơi- tập có chủ định cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ nhàng, hoặc chơi với các đồ chơi tự do nhằm phát triển các giác quan, vận động..hoặc chơi với các đồ chơi, thiết bị như ( xe tập đi, bập bênh, con giống nhún.....). sau đó chuyển sang trò chơi vui vẻ như Chi chi chành chành, Nu na nu nống...hay trò chuyện âu yếm với trẻ.

c. Chơi- Tập buổi chiều

Trong thời điểm này, cô giáo cho trẻ chơi với các đồ chơi hoặc chơi các trò chơi giải trí, cô có thể trò chuyện với trẻ qua các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, lời nói âu yếm. Với trẻ chưa biết ngồi, giáo viên chơi với từng trẻ một. Với các trẻ đã biết ngồi, cô giáo có thể tổ chức cho 2-3 trẻ ngồi cạnh chơi tự do với đồ chơi, hoặc cùng chơi với đồ chơi, thiết bị ở các góc chơi, chơi trò chơi Ú òa, Chi chi chành chành,....

2. Thời điểm chơi- tập cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi trong chế độ sinh hoạt hằng ngày

Có sự khác biệt về thời gian tổ chức chơi- tập của trẻ từ 12-18 tháng và từ 18-24 tháng:

  • Với trẻ 12-18 tháng tuổi: Chơi – tập được tổ chức vào sau giờ đón( khoảng 30 phút) và sau khi trẻ ăn chính lần 1.
  • Với trẻ từ 18-24 tháng tuổi: Chơi – tập được tổ chức vào sau giờ đón buổi sáng( 120 phút) và sau ăn phụ buổi chiều ( 40 phút). Trong thời gian chơi tập buổi sáng gồm có:

a. Chơi- tập có chủ định

  1. Với trẻ 12-18 tháng tuổi

- Chơi- tập có chủ định tiến hành trong khoảng thờ gian chơi- tập được quy định trong thoiừ gian biểu ở buổi sáng, tập sau khi ăn 30 phút. Cô giáo lựa chọn nội dung thích hợp để lên kế hoạch tuần sao cho hằng ngày các trẻ được tham gia vào hoạt động được quy định trong thời gian biểu ở buổi sáng, tập sau khi ăn 30 phút. Cô giáo lựa chọn nội dung thích hợp để lên kế hoạch tuần sao cho hằng ngày các trẻ được tham gia vào hoạt động chơi- tập có chủ định với một hoạt động trọng tâm tích hợp với một nội dung mang tính chất bổ trợ phù hợp. Các hoạt động đó bao gồm: hoạt động phát triển vận động, hoạt động nhận biết, tập luyện các giác quan, xem tranh/ nghe đọc thơ, kể chuyện/ tập nói, tập nghe bìa hát/ nghe nhạc/ tập hát...

- Với trẻ từ 12-18 tháng tuổi, chơi- tập có chủ định được tổ chức với nhóm nhỏ 3-4 trẻ, mỗi lần tập của mỗi nhóm khoảng 6-7 phút. Trong quá trình thực hiện chơi- tập có chủ định, cô giáo nên phối hợp xen kẽhợp lí giữa nội dung có tính chất động với nội dung có tính chất tĩnh.

Sau thời gian cho trẻ chơi- tập có chủ định, cô có thể cho trẻ chơi với đồ chơi, hoạt động theo ý thích dưới sự giám sát của cô.

Cô giáo lập kế hoạch chơi- tập có chủ định cho từng nhóm trẻ có cùng độ tuổi có mức độ phát triển tương đồng, đảm bảo hằng ngày trẻ đều được tham gia vào các hoạt động này.

  1. Với trẻ 18-24 tháng tuổi:

- Tập một lần vào buổi sáng, tập với nhóm nhỏ 6-7 trẻ, mỗi lần tập khoảng 8-10 phút, có sự xen kẽ giữa nội dung có tính chất động và tĩnh.

- Nếu trẻ không còn hứng thú thì ngừng tập luyện và chuyển cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi hoặc các trò chơi dân gian.

b. Chơi với đồ chơi, trò chơi dân gian, trò chơi vận động và các thiết bị đồ chơi ở các góc.

- Cô giáo cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi khác nhau nhằm phát triển các giác quan, phát triển cử động các ngón tay, bàn tay...cô có thể cùng chơi với trẻ trò chơi dân gian mang tính chất giải trí nhẹ nhàng theo nhóm, hoặc chơi với các đồ chơi thiết bị mà trẻ thích ở các góc. -  - Tốt nhất cô nên chọn những đồ chơi phát triển  ngôn ngữ, cho trẻ chơi với các đồ chơi khác nhau như ôtô, búp bê, xếp, chồng, chơi bập bênh, cầu trượt...có thể cùng chơi với trẻ trò chơi vận động nhẹ nhàng, kết hợp với lời ca tạo sự vui vẻ, thoải mái.

c. Chơi- tập buổi chiều:

- Trong thời điểm này, cô giáo có thê tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động  nhẹ nhàng theo ý thích: chơi với đồ chơi, các thiết bị đồ chơi ở các khu vực hoạt động hoặc chơi trò chơi giải trí, hoặc xem tranh, trò chuyện với trẻ, nghe đọc thơ, hát những bài hát mà trẻ yêu thích.

3. Thời điểm chơi- tập trẻ 24-36 tháng tuổi trong chế độ sinh hoạt hằng ngày.

3.1 Chơi- tập buổi sáng

a. Chơi- tập có chủ định

- Chơi- tập có chủ định được tiến hành vào thời điểm chơi- tập buổi sáng. Cô nên sắp xếp trong một tuần để trẻ có thể tham gia chơi- tập có chủ định với các nội dung hoạt động khác nhau, các hoạt động  bao gồm: phát triển vận động, hoạt động nhận biết/ luyện các giác quan, xem tranh truyện/ tập nói/ nghe kể chuyện/đọc thơ, tập hát và nghe hát nhạc, tập vẽ

- Trong thời gian này, cô giáo lên kế hoạch tuần sao cho mỗi ngày trẻ được tham gia một lần vào hoạt động chơi- tập có chủ định.

- Hoạt động chơi- tập có chủ định có thể tiến hành theo nhóm nhỏ 10-12 trẻ, mỗi nhóm trong khoảng 10-15 phút, tùy thuộc vào nội dung hoạt động , sự hứng thú của trẻ trong nhóm. Cô nên lưu ý xen kẽ nội dung có tính chất tĩnh vào nội dung có tính chất động phù hợp. Nếu trẻ không còn hứng thú thì kết thúc và cho trẻ chơi với các trò chơi phù hợp hoặc chơi tự do ở các góc.

b. Chơi tự do với các đồ chơi ở các góc

- Được thực hiện trong thời gian buổi sáng. Sau thời gian chơi- tập có chủ định, cô có thể cho trẻ chơi với các trò chơi: thao tác vai phản ánh sinh hoạt, chơi các loại đồ chơi khác nhau theo ý thích hoặc chơi các trò chơi phát triển ngôn ngữ, chơi trò có yếu tố vận động, trò chơi dân gian hoặc tham gia vào các hoạt động theo ý thích của trẻ như hát, múa, vẽ.

3.2 Chơi- tập buổi chiều

Chơi tập buổi chiều được thực hiện trong khoảng 40 phút, sau bữa ăn phụ. Trong thời điểm này, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi mà trẻ thích ở các góc, có thể chơi các trò chơi có yếu tố vận động nhẹ nhàng, tham gia vào hoạt động ở các góc như: trò chơi luyện khéo tay ( tô màu, vẽ, xếp hình, xâu hạt...), hoặc trò chơi nhận biết, các trò chơi phát triển ngôn ngữ, trò chơi giải trí ( hát, vận động theo bài hát mà trẻ thích)...nhằm ôn luyện những nội dung đã học. Trong thời điểm này, cô nên gợi ý để trẻ đựợc luôn phiên chơi ở các khu vực chơi khác nhau.

III. ĂN, NGỦ, VỆ SINH( xem ở phần ba: Hướng dẫn nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe)

IV. TRẢ TRẺ

- Trước khi ra về, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, quần áo, đầu tóc trẻ gọn gàng, sạch sẽ. Trong thời gian chờ đợi bố mẹ đến đón, cho trẻ chơi với một số đồ chơi nhẹ nhàng, đọc thơ, kể chuyện, xem tranh hoặc chơi các trò chơi dân gian. Nên tạo cho trẻ những ấn tượng tốt với lớp, với cô để ngày hôm sau trẻ lại thích đến nhà trẻ và không nên để trẻ ngồi một chỗ chờ bố mẹ đến đón.

- Khi gặp bố mẹ, cô hướng dẫn trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn khi ra về. Cô nên trao đổi một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân trẻ cũng như một số hoạt động của lớp với cha mẹ trẻ để có sự phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc trẻ.

Lưu ý:

- Căn  cứ theo điều kiện khí hậu và đặc điểm của từng vùng miền mà xây dựng thời gian biểu cho phù hợp với điều kiện thực tế, có thể xê dịch thời gian đón và trả trẻ, không nhất

Tin cùng chuyên mục

Xem thêm