Tin tức Tin tức/(Trường MN Hoa Phượng)/TIN TỨC DÀNH CHO PHỤ HUYNH/
Cách xử trí hóc đường thở cho trẻ
Cách xử trí hóc đường thở ở trẻ nhỏ
Bé bị hóc thường do người chăm sóc trẻ cho bé bú, ăn không đúng cách hoặc trẻ vô tình hít phải các vật nhỏ, hạt trái cây. Vậy lúc đó người lớn phải làm gì?
Thông thường gia đình sẽ rất hốt hoảng khi bé có biểu hiện ho sặc sụa, khó thở, tím tái. Người nhà thường vội vàng móc họng bé hoặc chở bé đi cấp cứu mà không thực hiện biện pháp sơ cứu nào. Điều này rất nguy hiểm vì có thể làm dị vật rơi sâu thêm, trẻ có thể bịngạt và tử vong trong vòng vài phút nếu không được sơ cứu kịp thời. Trong khi đó biện pháp sơ cứu lại rất đơn giản có thể kịp thời cứu nguy cho trẻ.
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ hướng dẫn cho gia đình và người chăm sóc trẻ các biện pháp sơ cứu khi bé bị hóc đường thở.
Triệu chứng hóc đường thở: |
- Cần nghi ngờ bé bị hóc đường thở khi bé đột nhiên xuất hiện các triệu chứng: ho sặc sụa, tím tái, khó thở.
- Tiến hành biện pháp sơ cứu khi bé tím tái, không thở, không khóc hoặc khóc yếu.
Sơ cứu:
Phương pháp vỗ lưng ấn ngực: dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
- Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay trái.
- Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào khoảng giữa 2 bả vai.
- Sau đó đặt trẻ nằm trên nền cứng, nếu thấy trẻ vẫn còn khó thở, dùng 2 ngón tay trái ấn mạnh 5 cái ở vùng nửa dưới xương ức, dưới đường nối 2 vú khoảng 1-2 cm.
- Lặp lại khoảng 5-6 lần nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài.
Đặt trẻ trên nền cứng
Nếu thấy trẻ vẫn còn khó thở, dùng 2 ngón tay trái ấn mạnh 5 cái ở vùng nửa dưới xương ức, dưới đường nối 2 vú khoảng 1-2 cm
Thủ thuật Heimlich: dùng cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn
* Trẻ còn tỉnh:
- Đứng sau lưng trẻ, vòng 2 tay ôm lấy thắt lưng trẻ.
- Nắm chặt một bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn, đặt bàn tay còn lại lên.
- Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh.
- Lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.
* Trẻ hôn mê:
- Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi trẻ.
- Đặt gót lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.
- Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
- Lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.
Nếu bé ngưng thở, thổi ngạt 2 cái chậm trước và xen kẽ thổi ngạt với việc làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi bé thở lại được.
Sau sơ cứu: Nên đưa người bị nạn đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Trần Thj Ngọc Tuyết (ST)
Tin cùng chuyên mục
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về đội mũ bảo hiểm cho học sinh tại trường MN Hoa Phượng
- Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- Vì sao trẻ bị tự kỷ?
- MƯỜI THÓI QUEN TỐT DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO