Tin tức Tin tức/(Trường MN Đoan Bái 2)/bài thi/

bài thi

BÀI DỰ THI “Tìm hiểu lịch sử và giá trị sử dụng của các dòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” Họ và tên: Lê Thị Nhung Đơn vị: Trường mầm non Đoan Bái số 2 , huyện Hiệp Hòa- Tỉnh Bắc Giang Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, Phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Đến nay tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao ( Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn. Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục ngạn, Lục Nam , Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao. Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài 347km, lưu lượng lướn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp cho các ngành kinh tế và sinh hoạt. Ngoài ra các con sông trên địa bàn tỉnh còn chứng kiến biết bao chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Sau đây là sơ lược về các con sông lớn và hồ trên địa bàn tỉnh. - Sông Cầu: Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m3, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay trên sông đã được xây dựng một số cây cầu nhằm thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các vùng: cầu Đáp Cầu, cầu Đông Xuyên... Nhờ vậy, kinh tế cũng được thúc đẩy phát triển mạnh hơn. - Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ. Sông Lục Nam là 1 chi lưu lớn của hệ thống sông Thái Bình. Sông bắt nguồn từ vùng núi Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Chảy được 20km thì vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông Lục Nam chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và một phần huyện Yên Dũng. Lưu vực sông Lục Nam nằm trong thung lũng phía tây bắc dãy núi Đông Triều-Yên Tử và phía tây nam dãy núi Cai Kinh – Bảo Đài . sông Lục Nam đã bồi đắp nên những vùng rộng lớn với những đồi bãi, đồng ruộng của 3 huyện đông bắc tỉnh Bắc Giang. Từ thượng nguồn về đến thị trấn Chũ( Lục Ngạn) lòng sông hẹp, chảy xiết, có nhiều ghềnh đá. Từ Chũ về đến thị trấn Lục Nam, sông rộng gần 100m sâu từ 4-5m, thuyền lớn hoặc tầu nhỏ có thể chạy được. Từ Lục Nam về Phả Lại , sông rộng và sâu hơn, tầu thủy đi lại dễ dàng. Đoạn này dài khoảng 20km, đôi bờ đồng ruộng phì nhiêu, xóm làng trù phú và cảnh sơn thủy hữu tình, nên từ thời pháp thuộc, nhiều tài liệu đã đánh giá sông Lục Nam có cảnh quan đẹp nhất Bắc Kỳ Sông Lục Nam có các chi lưu chính như sau: + Đoạn Sơn Động có 3 chi lưu sông là: sông Ranh, sông Tuấn Đạo và sông Cẩm Đàn. - Sông Ranh bắt nguồn từ đèo Hạ Mi, chảy qua xã Long Sơn về gặp sông Lục Nam ở An Châu. - Sông Tuấn Đạo bắt nguồn từ tây Yên Tử, gần suối Nước Vàng, suối Bài, suối Nước Linh, cháy qua các xã Thanh Luận, Bồng Am, Tuấn Đạo rồi gặp sông Lục Nam tại xã Yên Định. - Sông Cẩn Đàn bắt đầu từ Xa Lý( Lục ngạn) chảy qua Biển Động( Lục Ngạn), Cẩm Đàn ( Sơn Đọng) rồi gặp sông Lục Nam tại Phú Nhuận( Sơn Động) Đoạn ở Lục Ngạn có 3chi lưu lớn là: suối Tân Quang, suối Biên Sơn, suoisu=o Quý Sơn. - Suối Tân Quang bắt nguồn từ Phong Minh, Tân Hoa chảy qua Tân Quan gặp sông Lục Nam . - Suối Biên Sơn bắt nguồn từ Kiên Thành, Thanh Hải đổ qua Biên Sơn gặp sông Lục Nam. - Suối Biên Sơn bắt nguồn từ Kiên Thành, Thanh Hải đổ qua Biên Sơn gặp sông Lục Nam. - Suối Quý Sơn bắt nguồn từ Kiên Lao chảy qua Quý Sơn vào sông Lục Nam. Đoạn chảy qua Lục Nam có 3 chi lưu lớn là: sông Bò và ngoài Thân. - Sông Bò là chi lưu lớn nhất của sông Lục Nam. Mùa nước lớn bè treo gỗ có thể từ Mai Sưu theo sông Bò ra sông Lục Nam để xuôi về Phả Lại. Sông Lục Nam là con sông không lớn, nhưng thượng lưu và trung lưu chảy giữa vùng đồi núi dốc nên hay sinh lũ quét. Nước về hạ nguồn nhanh, gặp khi nước sông Cầu, sông Đuống đều to, nước không tiêu kịp thường gây ngập lụt cho các xã cuối của Lục Nam và một phần bắc Yên Dũng. Sông Lục Nam có tên là sông Minh Đức , nhưng cái tên này cũng ít được nhắc tới. Trong sách Đại Nam nhất thống chí, thời nhà Nguyễn ,sông Lục Nam chỉ được coi là 1 chi lưu của sôn Thương. Nhiều người biết đến sông Lục Nam vì nó chảy qua huyện Lục Ngạn và Lục Nam, vùng đất trước đây có tên là Lục Na, La Ngạn, Lục Nam và nhất là nó chạy qua thị trấn Lục Nam, có chợ Lục Nam – trung tâm uôn bán của vùng Đông Bắc tỉnh Bắc Giang, vì thế dân gian quen gọi sông này là sông Lục Nam. Từ thời Pháp thuộc đến nay, sông Lục Nam đã chính thức được ghi trong bản đồ , trong sách và tài liệu. Sông Lục Nam có vị trí rất quan trọng về giao thông , quân sự và kinh tế, trong lịch sử cũng như hiện nay. Xư akia, đường bộ chưa phát triển nên sông ngòi là đướng giao thông hết sức quan trọng. Không chỉ có thế, đôi bờ sông còn có nhiều đất canh tác mài mỡ, tưới tiêu thuận lợi, nên là nơi cho con người tụ cư trồng trọt chăn nuôi, sinh sôi nảy nở, hình thành nên những xóm làng trù phú. Sông Lục Nam nối liền đồn bằng Bắc Bộ với các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc. Các tỉnh Thanh, Nghệ đi theo kênh đào nhà Lê, hoặc vượt biển có thể ra đồng bằng Bắc Bộ dễ dàng. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đi theo hệ thống sông ngòi, kênh rạch đều có thể về Phả Lại để ngược sông Lục Nam lên Chũ rất dễ dàng. Do vị trí địa lý quan trọng như vậy, nên dọc theo sông Lục Nam có nhiều làng cổ có niên đại cách ngày nay hơn 1000 năm. Trong lịch sử nước ta, nhiều cuộc chiến đấu ác liệt chống giặc ngoại xâm đã diễn ra ở khu vực này. Thời nhà Lý, trong khi Lý Thướng Kiệt lập phòng tuyến sông Như Nguyệt để chống quân Tống, thì đội quân của động Giáp thường xuyên tổ chức những trận đánh nhỏ sau lưng địch. Đúng như sử sách đã ghi “các thiên thần động Giáp đã làm cho quân của Quách Quỳ bao phen hú vía kinh hoàng”. Sau chiến thắng quân Tống, vua Lý đã gả công chúa Bình Dương cho con của Giáp Thừa Quý là Thân Thiệu Thái – Tù trưởng của đông Giáp. Tiếp theo các đời sau, công chúa Thiên Hành cũng được gả cho tù trưởng họ Thân. Đến nay, tại đền Hả xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn và đền Thân ở thị trấn Đồi Ngô huyện Lục Nam vẫn còn thờ 3 vị công chúa nhà Lý. Thời Trần , do đường bộ từ Lạng Sơn về Hà Nội đi lại rất khó khăn nên quân Nguyên-Mông đã chọ đường tiến quân từ Lạng Sơn vào Lục Ngạn, theo sông Lục Nam đánh về Phả Lại, hợp với quân thủy từ biển vào để từ đó tiến về Thăng Long. Chúng tràn qua ải Xa Lý vào Lục Ngạn. Quân ta tổ chức đánh chặn ở ải Nội Bàng ( Lục Ngạn) rồi rút lui theo sông Lục Nam về Kiếp Bạc. Đến nay, dọc theo sông Lục Năm còn khá nhiều di tích gắn với thời Lý-Trần. Ngay ngã ba Phượng Nhãn có đền thờ vua Trần Minh Tông. Tiếp theo, vẫn ờ bên trái, ta đến chùa Vĩnh Nghiêm là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, nơi thờ Phật và 3 vị tam tổ là : Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Ngược sông một đoạn ta gặp đền thờ Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, ngay bên bờ sông, tại tại chân dãy Côn Sơn của Chí Linh( trước thuộc Bắc Giang) Đến khu vực Lục Nam, ta gặp chùa Cao, chùa Khám Lạng được xây dựng từ thời Lý-Trần, đình Đông Thịnh xã Tam Dị thờ Vũ Thành( tức Thân Cảnh Phúc ) phò mã nhà Lý và đình Thân ( thị trấn Đồi Ngô) thờ 3 vị công chúa nhà Lý. Từ chợ Lục Nam ta có thể leo bộ đi vài km để thăm di tích thắng cảnh đến Suối Mỡ ở chân dãy núi Huyền Đinh. Lên khu vực Lục Ngạn, ngay bờ sông Lục Nam, tại xã Phượng sơn ta gặp di chỉ khảo cổ mới được khai quật, đã phát hiện một hệ thống dinh thự có niên đại và vật liệu xây dựng như Hồng Thắng, người địa phương là tướng tài của Trần Hưng Đạo đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông và kề đó là chùa Khánh Vân , một di tích có niên đại từ thời Trần. Từ Chũ đi khoảng 20km ngược sông Lục Nam, ta gặp đền Hả nơi thờ tự các tù truworng họ Thân và các công chúa nhà Lý. Lên thượng nguồn sông Lục Nam, tại thị trấn An Châu, ta sẽ gặp đèn thờ Vi Đức Lục, người quê Nghệ An là tướng của Lê Lợi, sau chiến thắng giặc minh được triều đình giao trấn ải và khai khẩn nơi ngã ba trọng yếu này. Dọc theo sông Lục Nam, có quốc lộ 31 chạy từ TP Bắc Giang qua Lục Nam, Lục Ngạn lên đến thị trấn An Châu( Sơn Động) gặp quốc lộ 4 rẽ phải sang Quảng Ninh, rẽ trái sang Lạnh Sơn rất thuận tiện. Ngày nay lưu vực sông Lục Nam là vùng kinh tế nông nghiệp đa dạng rất quan trọng : trồng lúa, trồng màu, trồng cây ăn quả, trồng rừng, và là vùng có nhiều tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang. - Sông Thương: Sông Thương hay sông Nhật Đức (xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn) là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của Sông Thái Bình Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại,huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam( tại ngã ba Nhãn) và sông Cầu (ngã ba Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác. Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng. Sông Thương có chi lưu chính là sông Hóa, Sông Thương có nhánh lưu vực sông lớn là sông Sỏi, sông Máng và Sông sim. Sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế (Bắc Giang), chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang.Sông Máng là một sông nhân tạo tại Việt Nam, sông được hình thành từ thời Pháp thuộc và có chiều dài 52 km, sông Máng nối với sông Cầu tại khu vực gần thác Huống (đập Huống) tại khu vực trung tâm tỉnh Thái Nguyên và nối với sông Thương tại Bến Thôn thuộc khu vực tây bắc tỉnh Bắc Giang, sông Máng là một hệ thống kênh dùng cho cả mục đích nông nghiệp và giao thông, phục vụ chủ yếu cho huyện Phú Bình (Thái Nguyên), huyện Tân Yên (Bắc Giang) và hai xã: Minh Đức và Nghĩa Trung (huyện Việt Yên), các kênh dẫn nhỏ của sông cũng phục vụ tưới tiêu cho nhiều khu vực khác trong tỉnh Bắc Giang, trên sông có một hệ thống âu thuyền được xây dựng từ những năm 20 của thế kỉ 20 để đưa thuyền bè từ Bắc Giang và các tỉnh đồng bằng tới Thái Nguyên. Sông Sim [ngòi sim] bắt nguồn từ Thái Nguyên chảy qua các huyện hiệp hòa và huyện Việt Yên đến xã Đa Mai thì hợp lưu với dòng sông Thương nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Do đó hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang. Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương. - Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn, trữ lượng nước khoảng 307 triệu m3; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m3; hồ Hố Cao, trữ lượng khoảng 1,151 triệu m3; hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97 triệu m3 và hồ Suối Mỡ, trữ lượng khoảng 2,024 triệu m3… - Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng 0,13 tỷ m3/năm, nước dưới đất chủ yếu được chứa trong tầng chứa nước khe nứt trong hệ tầng mẫu sơn, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp; tuy nhiên lượng nước ngầm phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở một số huyện trung du như: Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng. Về kinh tế của tỉnh thì nông nghiệp vẫn là hình thức sản xuất chủ yếu . Vì vậy nhờ vào các con sông có trữ lượng nước lớn các con sông đã phục vụ nước tưới tiêu trong việc sản xuất, canh tác của người nông dân. Ngoài việc mang lại nguồn nước tưới tiêu , các dòng sông còn mang lại vùng đất màu mỡ, phì nhiêu do phù sa tạo nên. Nhờ đó trên địa bàn tỉnh đã trồng được nhiều loại cây có năng xuất cao tạo thu nhập kinh tế ổn định cho người dân. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang chú trọng vào việc phát triền kinh tế du lịch, nhằm quảng bá những danh lam thắng cảnh đẹp của địa phương và để nhiều người biết đến nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nhằm giữ gìn và không làm mai một những nét văn hóa từ xa xưa. Chính vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn, bảo tồn những di tích còn sót lại trên quê hương mình. Qua đó , giúp thế hệ trẻ sau này có những hiểu biết sâu rộng về thời hào hùng của dân tộc. Việc phát triển kinh tế trên địa bàn là rất quan trọng, nhưng bên cạnh đó, ngoài việc thúc đẩy nền kinh tế thì cũng cần chú trọng đến việc giữ gìn, bảo vệ môi trường. Hiện nay, trên một số dòng sông, đang có nguy cơ bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chất thải từ nhà máy.... thải ra sông. Gây nên việc mất cảnh quan khu vực và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến việc sản xuất, sinh hoạt của địa phương. Vì vậy việc bảo vệ môi trường cần phải được đưa lên hàng đầu. Mỗi người có 1 hành động nhỏ sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả xã hội. Hãy cùng chung tay bảo bệ những dòng sông đang có nguy cơ bị ô nhiễm, và bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Xem thêm