MỘT SỐ BIÊN PHÁP THỰC HIÊN HOAT ĐỘNG GIÁO DỤC
THỂ CHÂT TRONG TRƯỜNG MG TÂN HƯNG QUÂN THÔT NỐT
Nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển vận động đối với trẻ mầm non là giúp trẻ tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về các chức năng trong cơ
thể của trẻ. Rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố chất nhanh,
mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Góp phần rèn
luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng,
đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập
thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể,tự tin
và hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết ngay từ khi vào trường.
I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Để
làm tốt điều đó chúng ta gặp không ít thuận lợi và khó khăn:
*
Thuận lợi :
Trường vừa được công nhận trường đạt chuẩn quốc
gia mức độ 1 vào tháng 11/2014, với cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng nhu cầu cho
công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Trường có diện tích 4.244m nên rất thuận lợi cho
công việc bố trí sân chơi và bãi tập cho trẻ hoạt động.
Đội ngũ CB-GV trẻ, nhanh nhẹn đáp ứng được sự
Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên học tập lẫn
nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về phát triển vận động cho trẻ và thực hành luyện tập .
* Khó khăn:
Chưa có giáo viên chuyên trách để hướng
dẫn cho trẻ một số bài tập khó và hướng dẫn cho các cháu có năng khiếu.
Một số giáo viên còn hạn chế trong việc sáng
tạo các động tác tập luyện kết hợp với nhạc khi thực hành.
Đa số phụ huynh sống bằng nghề làm thuê và đan
lưới nên chưa có ý thức trong việc phối hợp với nhà trường tạo ra các khu hoạt
động cho trẻ.
II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
1. Xây dựng kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề
phát triển vận động.
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc: Nâng
cao chất lượng giáo dục thể chất thông qua đời sống hàng ngày đối với trẻ ở trờng
mầm non.
Thực hiện tốt
công tác tuyên truyền thông qua buổi họp phụ huynh và giờ đón - trả trẻ.
Xây
dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo lịch về chất lượng Giáo
viên, học sinh trong việc thực hiện chương trình.
- Đưa giáo dục thể chất lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ như: giờ đón
trẻ, thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,…
2. Công tác tuyên truyền :
Tổ chức quán triệt các nội dung
hướng dẫn thực hiện chuyên đề tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
nhà trường trong các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn.
Triển khai nội dung chuyên đề tới các bậc phụ
huynh trường thông qua trao đổi hàng ngày, qua các góc tuyên truyền.
Tuyên
truyền đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự quan tâm, đóng góp ủng
hộ đầu tư thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ và phối hợp với nhà
trường trong việc hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá
nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn, những thói quen vận động cần thiết cho trẻ.
Triển khai nội dung chuyên đề tới các bậc phụ
huynh trường thông qua trao đổi hàng ngày, qua các góc tuyên truyền.
Tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng,
người dân trên địa bàn thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua, các
chuyên đề, hội thi cấp trường....
3.
Các hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ
3.1. Đối với hoạt
động học: Việc dạy trẻ những kĩ năng vận động, hình thành và phát
triển các tố chất vận động phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, nội dung của
chương trình thể dục: đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập vận
động cơ bản và trò chơi vận động.
3.2. Đối với hoạt
động chơi: Sắp xếp khoảng không gian an toàn cho trẻ vận động, kích
thích hoạt động tự vận động cho trẻ, quan tâm giáo dục cá biệt đối với trẻ hoặc
khuyến khích trẻ tự vận động, tạo tình huống để trẻ có thể ôn luyện các vận
động đã được luyện tập trong tiết học (đối với trẻ nhà trẻ).
4. Tổ chức các hoạt động phát triển vận động trong
nhà trường
a) Nội dung: Theo qui định trong chương trình giáo dục mầm non,
thực hiện cấu trúc, nội dung và cách thức tiến hành tiết học thể dục cho trẻ
các độ tuổi:
* Thể dục buổi sáng: các
động tác trong bài tập thể dục phải đảm bảo phát triển được nhóm cơ và hô hấp.
* Tiết học phát triển
vận động: tổ chức hoạt động có chủ đích phát triển các vận động cơ bản cho trẻ,
khả năng phối hợp các giác quan và vận động.
- Tổ chức các trò chơi
rèn sự khéo léo của đôi bàn tay…
b) Phương pháp: Thực hiện đúng các
phương pháp, tìm hiểu mối quan hệ của các nhóm phương pháp, sáng tạo trong việc
sử dụng phương pháp đặc trưng và phối kết hợp các nhóm phương pháp trong tổ
chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.
c)
Hình thức: Tổ chức cho trẻ phát triển vận động dưới nhiều hình thức
phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với trẻ mầm non, tạo cảm giác
thoải mái, vui vẻ cho trẻ khi tham gia hoạt động và hấp dẫn thu hút trẻ tham
gia.
- Sưu tầm và sáng tác
trò chơi vận động phù hợp với trẻ. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát
triển vận động dưới các hình thức: chơi tự do, thi bé khéo tay, Hội khỏe Bé mầm
non…
5) Xây dựng môi trường phát triển vận động trong
nhà trường.
*
Môi trường trong lớp học:
- Các nhóm lớp trang trí lớp, tạo môi trường học tập của nhóm lớp theo từng
chủ đề trong năm học. Đặc biệt là tạo khoảng không gian
rộng rãi, an toàn cho trẻ tự do vận động.
- Sắp xếp đồ dùng, dụng
cụ phát triển vận động cho trẻ hợp lí, phù hợp với độ
tuổi, hấp dẫn trẻ tham gia vào hoạt động.
- Làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo phong phú về chủng loại, chất liệu đạt chất lượng hỗ trợ phát triển
các nhóm cơ nhỏ cho trẻ.
*
Môi trường ngoài lớp học:
- Qui hoạch khu vui chơi
cho trẻ tại sân trường, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động. Sân chơi phải bằng
phẳng, sạch sẽ, an toàn.
- Phối hợp với các bậc
phụ huynh trang bị thêm các thiết bị đồ chơi phục vụ cho vui chơi phong phú về
chủng loại (đặc biệt là ở các điểm trường lẻ). Phát huy tính năng sử dụng của
các loại đồ chơi ở sân trường.
Tác giả: mgtanhung