Tin tức : (Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Cukuin)/Tin tức - Sự kiện
Hơn 12 triệu đồng đến với người mẹ mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối
Ngày đăng : 23-09-2014
Đó là số tiền được PV Dân trí thường trú tại Nghệ An trao đến chị Lê Thị Cúc - Mã số 1517, (Khối 2, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An). Ngày trở lại thăm chị lần
này thấy Cúc đã đỡ hơn, tuy nhiên chị vẫn còn ho nhiều... Chị bảo: Cũng
may mắn nhờ báo Dân trí và độc giả giúp đỡ nên tôi cũng có chút ít để
chạy thận. Qua đây, tôi xin cảm ơn quý độc giả báo Dân trí đã thương mà
chia sẻ, an ủi tôi trong lúc khó khăn này.
Theo chị Cúc, bác sỹ bảo căn bệnh suy thận của chị Cúc có thể chữa được, nhưng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vì không có tiền chạy thận nhân tạo để lọc máu nên sức khỏe ngày một kém đi. Ngừng chạy thận là mặt mày, chân tay chị cứ sưng phù, bụng trướng lên. Khi nào tỉnh táo, chi bật tiếng khóc, nước mắt ròng chảy vì nghĩ đến lúc chị sẽ phải chia lìa với 2 đứa con còn nhỏ dại.
Chị Lê Thị Cúc bị bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối đã hơn 3 năm nay. Gia đình không của hồi môn, không tài sản đáng giá nên mỗi lần chị đi viện là mỗi lần phải đi vay nợ bà con lối xóm. Còn anh em ai cũng nghèo, ai cũng khổ chỉ giúp được đôi bà đồng chẳng ăn thua vào đâu.
Cũng từ ngày đi hết bệnh viện ở Hà Nội không còn tiền, anh Tuấn chồng chị đành đưa vợ về quê để chạy chữa mong có phép mầu giải thoát. Nhưng mong ước đó thì chỉ có trong cổ tích, chứ giữa cuộc sống đời thường này làm gì có chuyện đó.
Để cầm cự căn bệnh cho vợ, hằng ngày anh một mình bươn chải công việc từ bốc vác thuê, thợ phụ hồ… mong kiếm dăm chục một trăm vừa nuôi sống cả gia đình, vừa tích cóp một ít để vợ chạy thận. Cũng vì thế khi chồng đi làm được xu nào thì chị mới dám đến bệnh viện để chạy thận. Còn không, chị ở nhà để con đau giày xé. Hai đứa con nhỏ đang tuổi ăn học cũng hoang mang vì mẹ suốt ngày chống chọi với bệnh tật, có hôm bố đi làm, đứa lớn ở nhà thấy mẹ ho đến trụy xuống giường rồi phải đi gọi hàng xóm cấp cứu.
Tâm sự với PV, chị mong muốn được khỏi bệnh, để chăm sóc hai cháu không phải bỏ học. Nếu hai nhỏ mà bỏ học dở chừng thì cuộc sống, cuộc đời các cháu cũng sẽ khốn khổ suốt đời. "Em giờ đây sợ chết lắm. Nếu em chết thì các con và bố nó khổ. Em sợ nhất là các cháu không được học hành. Nếu các cháu không được học hành thì chỉ suốt đời khổ cực anh à...", nói đoạn, chị Cúc đã bật khóc.
Các tin khác
- 150.000 chữ ký ủng hộ đội mũ bảo hiểm chất lượng (23/09/2014)
- Quỹ Nhân ái hỗ trợ nóng 10 triệu đồng đến cậu bé 'muốn được cõng mẹ...' (23/09/2014)
- Hướng đến nền giáo dục thực học (23/09/2014)
- Đề xuất xây nhà vệ sinh 2 tỷ đồng: Phụ huynh “phản pháo” (23/09/2014)
- 1.000 suất học bổng tổng trị giá hơn 2,3 tỷ đồng tới sinh viên nghèo vượt khó (23/09/2014)
- Tá hỏa với bảng cửu chương theo phép tính… cộng (23/09/2014)
- Dự thảo sửa đổi quy định về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông (20/03/2017)
- Trách nhiệm thực hiện Nghị quyết 29 là của cả hệ thống chính trị (20/03/2017)
- Khai mạc Kỳ thi học sinh giỏi Thể dục thể thao năm học 2016- 2017 (21/03/2017)
- Đích thân Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo làm chương trình mới (24/03/2017)
- Hiệu trưởng trường ĐH Harvard: Học để đối mặt với mọi thay đổi (24/03/2017)
- Có học trò dốt không? (26/03/2017)
- Ở Mỹ, giáo viên có dạy thêm không? (26/03/2017)
- Nợ ngân hàng và cái vòng luẩn quẩn của giáo viên (06/04/2017)
- Bạo lực học đường kiểu mới, nỗi ám ảnh của học trò hôm nay (08/04/2017)
- Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (lần 2) (11/05/2017)
- Bỏ tiêu chí thi đua sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên (17/05/2017)
- Trao giải gần 200 bài giảng điện tử trên toàn quốc (11/06/2017)
- Cân nhắc lùi thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới (11/06/2017)
- “Làm lãnh đạo cấp dưới thì phải tuân lệnh cấp trên" (11/06/2017)