Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết giữa LĐLĐ và Sở GDĐT

Ngày đăng : 11-09-2012

Đến dự Hội nghị tổng kết có gần 100 đồng chí là đại biểu đại diện các Ban Xây dựng Đảng, Sở, ngành, đoàn thể và cán bộ Công đoàn các cấp; trưởng, phó phòng Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm GDTX quận (huyện) dự.
Hôi nghị Tổng kết lần này nhằm phát huy những kết quả đã đạt trong việc thực hiện Nghị quyết Liên tịch giữa Liên đoàn Lao động và Sở Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2001-2005, ngày 30 tháng 12 năm 2005, LĐLĐ và Sở GDĐT TP. Cần Thơ đã kí kết Nghị quyết Liên tịch số 684/NQLT-LĐLĐ-SGDĐT về việc phối hợp hoạt động nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp trong công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) giai đoạn 2006 – 2010 nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào học tập trong CNVCLĐ bằng nhiều hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã hội học tập.
Tại hội nghị, Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ đã tặng bằng khen cho 23 tập thể và 24 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp 5 năm qua.
Phần tóm tắt nội dung báo cáo tổng kết tại Hội nghị
LĐLĐ TP. Cần Thơ hiện có 1.230 Công đoàn (CĐ) cơ sở trực thuộc; 09 LĐLĐ quận – huyện; 07 CĐ ngành, CĐ các khu CX-CN, CĐ Viên chức. Trong đó, khu vực nhà nước có 847 cơ sở (HCSN: 771; phường – xã- Thị trấn: 76 ; khu vực ngoài Nhà nước có 383 cơ sở (Doanh ngiệp có đầu tư nước ngoài: 07; Liên doanh: 04), tổng số đoàn viên 63.862/77. 574 lao động.
Về hệ thống giáo dục thường xuyên (GDTX) của thành phố hiện có:
- Trung tâm GDTX thành phố : 01.
- Cơ sở tiếp nhận giáo dục từ xa: 03.
- Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học cấp thành phố: 01.
- Trung tâm GDTX quận, huyện: 09, đạt tỷ lệ 100%.
- Cơ sở Ngoại ngữ - Tin học: 45 (tăng 07 cơ sở so với những năm học trước ).
- Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn : 85/85, đạt tỷ lệ 100 %.
- Về cơ sở vật chất: đầu tư 3 phòng máy, với 75 máy vi tính cho Trung tâm GDTX Bình Thủy, Phong Điền, Thốt Nốt; 2 thư viện, 1 phòng thí nghiệm dùng chung (Trung tâm GDTX Ô Môn, Thốt Nốt); mỗi trung tâm GDTX được trang bị máy photo coppy, máy chấm thi trắc nghiệm, trang bị thiết bị, Đồ dùng dạy học được trang bị theo chương trình đổi mới sách giáo khoa.
LĐLĐ và Sở GDĐT thành phố đã tổ chức triển khai theo hệ thống, về phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, kĩ năng nghề nghiệp cho CNVCLĐ. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch đã đạt được một số kết quả như sau:
1. Công tác triển khai.
- Ngày 10/01/2006, LĐLĐ và Sở GDĐT thành phố đã tổng kết Nghị quyết liên tịch giai đoạn 2001 – 2005; triển khai việc thực hiện Nghị quyết liên tịch giai đoạn 2006 – 2010 về việc phối hợp hoạt động nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động; thành lập Ban Chỉ đạo cấp thành phố.
- Chỉ đạo cho Phòng GDĐT, Trung tâm GDTX kí kết các văn bản liên tịch với LĐLĐ cùng cấp, các CĐ ngành, CĐ Viên chức, CĐ các Khu Chế xuất & Công nghiệp. Kết quả có 8/9 LĐLĐ quận, huyện tổ chức kí liên tịch phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Ngành GDĐT đã tiến hành tổng điều tra trình độ văn hóa trong nhân dân trên địa bàn toàn thành phố; xây dựng kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục trung học, kết quả kiểm tra ghi nhận:
Tính đến tháng 11 năm 2010 có 85/85 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn chống mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS; có 9/9 đơn vị quận, huyện đạt chuẩn chống mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học.
Tổng số dân 15-35 tuổi toàn thành phố: 389.943 người; tổng số người biết chữ: 384.740 người; đạt tỉ lệ: 98.67%
Trẻ 14 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học đạt tỷ lệ 99,73%.
Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ bình quân hàng năm: 99,9%.
Tỷ lệ độ tuổi 11 đến 14 hoàn thành chương trình Tiểu học hàng năm đạt tỷ lệ bình quân: 97, 11%.
Học sinh tốt nghiệp THCS (2 hệ) bình quân hàng năm đạt tỷ lệ: 97,9%.
Tỷ lệ thanh thiếu niên (15-18) tốt nghiệp THCS (2 hệ) bình quân đạt 85,34%.
Về phổ cập giáo dục Trung học:
Thanh thiếu niên tốt nghiệp THCS và THPT bình quân mỗi năm đạt tỷ lệ 77,78%.
Thanh thiếu niên tốt nghiệp THCS vào Trung cấp chuyên nghiệp bình quân mỗi năm đạt tỷ lệ: 1.12%.
Số tốt nghiệp trung cấp nghề bình quân mỗi năm đạt tỷ lệ: 0,84%.
Thanh thiếu niên 18 đến 21 có bằng tốt nghiệp THPT (2 hệ),TCCN đạt tỷ lệ bình quân là 46,72%.
- Thực hiện Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010” ngành GDĐT đã phối hợp với các ban, ngành cấp thành phố đã làm lễ phát động thực hiện Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ; Sở GDĐT đã tham mưu với Thành ủy Cần Thơ ban hành Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 03/5/2006 về việc “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2006-2010”. Trong đó, Chỉ thị có nêu “… hệ thống giáo dục quốc dân tạo điều kiện thuận lợi cho người học ở mọi lứa tuổi được học tập nâng cao trình độ học vấn …”.
2. Kết quả nâng cao học vấn và kĩ năng nghề nghiệp.
a. Về nâng cao học vấn.
LĐLĐ cùng với Sở GDĐT TP. Cần Thơ phối hợp chỉ đạo theo hệ thống, vận động CNVCLĐ tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. Thông qua phong trào xã hội hóa giáo dục đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu. Các đơn vị thực hiện tốt như: Thốt Nốt, Thới Lai, Phong Điền, Ô Môn, Trung tâm GDTX - kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp thành phố, CĐ ngành Giáo dục, Y tế, Xây dựng…
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch đã đạt được kết quả như sau:
Loại hình học tập
Năm học
2005- 2006
2006 - 2007
2007 - 2008
2008 -2009
2009-2010
Bổ túc THCS
768
632
525
143
95
Bổ túc THPT
4322
4769
4171
2244
2231
TCCN&CĐ
1297
1489
1869
1784
1481
Đại học
197
166
286
159
127
Trên ĐH
04
06
08
29
21
Nâng chuẩn GV (*)
923
1681
1830
162
230
Ngoại ngữ, tin học
6593
8888
7300
9121
2798
(*) Riêng đội ngũ công chức, viên chức ngành GDĐT:
Số đã đạt chuẩn và trên chuẩn (so với tổng số giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục):
- Mầm non: 1.530 người, vượt chuẩn: 380 người, tỷ lệ: 22,45 %.
- Tiểu học: 4.356 người, vượt chuẩn: 2.474 người, tỷ lệ: 55,14 %.
- THCS: 3.006 người, vượt chuẩn:1.257 người, tỷ lệ: 40,87 %.
- THPT: 1.377 người, vượt chuẩn: 79 người, tỷ lệ: 5,64%.
Số đang đào tạo chuẩn hóa: Mầm non: 168 người, tiểu học: 264 người, THCS: 381 người, THPT: 121 người.
Toàn ngành hiện có 1 tiến sĩ (đang đào tạo 02), 79 thạc sĩ (đang đào tạo 121).
Từ năm 2005 đến năm 2009, LĐLĐ thành phố, Trung tâm Dịch vụ việc làm LĐLĐ thành phố đã liên kết với Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Cần Thơ, mở các lớp Đại học cho cán bộ Công đoàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, như sau:
- Năm 2005: 01 lớp Đại học Quản trị kinh doanh K73, có 81 sinh viên.
- Năm 2006: 01 lớp Đại học Xã hội học, có 58 sinh viên.
- Năm 2007: 01 lớp Đại học Bảo hộ Lao động, có 58 sinh viên.
- Năm 2008: 01 lớp Đại học Quản trị kinh doanh, có 105 sinh viên.
- Năm 2009: 01 lớp Đại học Tài chính ngân hàng, có 104 sinh viên.
b. Kết quả nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Thực hiện các nội dung của chương trình chủ điểm, BCH CĐ cấp trên cơ sở thống kê trình độ học vấn, nghề nghiệp của CNVCLĐ ở đơn vị. Vận động CNVCLĐ tham gia học tập với hình thức và điều kiện phù hợp đồng thời phát động phong trào thi đua học tập, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, động viên, khuyến khích cá nhân, tập thể học tập. Đưa các nội dung học tập văn hoá, chuyên môn, tay nghề vào chỉ tiêu thi đua của đơn vị ngay từ đầu năm.
Nhằm nâng cao và tạo điều kiện cho CNVCLĐ học tập nâng cao tay nghề, các cấp công đoàn đã vận động, tổ chức và phối hợp chính quyền tổ chức đào tạo nâng trình độ nghề nghiệp cho công nhân tại chỗ, gửi đi đào tạo tại các Trung tâm Dạy nghề, Trường Cao đẳng Nghề, Trường Trung cấp Nghề và tổ chức thi nâng bậc thợ định kỳ hàng năm. Năm năm qua, Công đoàn các cấp tổ chức đào tạo nghề cho 165.330 lao động đạt tỷ lệ 35,07%, trong đó số lao động được đào tạo dài hạn là 13.659, ngắn hạn là 151.671 và số lao động đã qua thi tay nghề nâng bậc thợ là 1.100 lao động.
Công đoàn các cấp phối hợp các doanh nghiệp, Trung tâm dạy nghề, Trường Cao đẳng Nghề, Trường Trung cấp Nghề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho CNLĐ các chỉ tiêu đều đạt và vượt, tiêu biểu như Liên đoàn Lao động quận Ninh Kiều, Thốt Nốt, Cái Răng đạt 100% so với chỉ tiêu đề ra. Ngoài ra, thực hiện Chương trình phối hợp về đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, Trung tâm Dịch vụ Việc làm LĐLĐ thành phố (nay là Trường Trung cấp Nghề Cần Thơ) tích cực tham gia các “Điểm hẹn việc làm” tại các quận, huyện để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Tổ chức đào tạo các lớp chứng chỉ Anh văn A, B, tin học văn phòng, photoshop, cài đặt, lắp ráp máy vi tính, đào tạo nghề cơ điện, may gia dụng, nấu ăn... cho 8.176 lượt lao động. Liên kết đào tạo Đại học từ xa ngành Quản trị kinh doanh và tài chính kế toán, Mĩ thuật và Tài chính ngân hàng có 658 học viên dự học. Tổ chức đào tạo 31 khoá Luật Giao thông đường bộ và thi sát hạch lái xe A1 cho 24.158 lượt người.
Công đoàn các cấp đẩy mạnh phong trào học tập văn hoá, nghề nghiệp góp phần thực hiện chương trình hành động của BCH LĐLĐ thành phố thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu BCH TW Đảng (khoá X) về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”; qua đó, nâng cao năng lực công tác góp phần thực hiện thắng lợi yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. CĐ trong các doanh nghiệp phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức phong trào luyện tay nghề, nâng bậc thợ, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
NHẬN XÉT:
* Ưu điểm:
- Các cấp ủy Đảng và lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp đều xác định đúng đắn quan điểm của Đảng về nguồn lực con người trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Từ đó quan tâm, tạo mọi điều kiện cho CNVCLĐ tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn.
Qua đối chiếu kết quả khảo sát xã hội học năm 2005 với báo cáo kết quả từ các đơn vị, cho thấy:
Trong 5 năm qua (giai đoạn 2006-2010), trình độ học vấn: CNVCLĐ đã từng bước nâng lên, bậc THCS giảm 1,68%, bậc THPT tăng 4,42%, Cao đẳng, Đại học và trên Đại học tăng 5,96%; về trình độ tay nghề: số Công nhân lành nghề nhưng chưa qua đào tạo hoặc lao động phổ thông giảm đáng kể: 11,22%, số thợ bậc 1, 2, 3 tăng 4,48%, số thợ từ bậc 4 đến bậc 7 tăng 6,83%.
Năm 2005
* Trình độ học vấn :
- Tiểu học : 00%
- Trung học cơ sở : 10,13%
- THPT : 76,79%
- CĐ, ĐH, trên ĐH : 23,37%
* Trình độ tay nghề:
- Bậc 1, 2, 3 : 09,84%
- Bậc 4 → 7 : 25,31%
- Công nhân lành nghề nhưng nhưng chưa qua đào tạo chính quy, lao động phổ thông : 64,85%
Năm 2010
* Trình độ học vấn :
- Tiểu học : 00%
- THCS : 08,45%
- THPT : 81,21%
- CĐ, ĐH, trên ĐH : 29,33%
* Trình độ tay nghề:
- Bậc 1, 2, 3 : 14,32%
- Bậc 4 → 7 : 32,14%
- Công nhân lành nghề nhưng nhưng chưa qua đào tạo chính quy, lao động phổ thông : 53,63%
- Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo và khởi xướng trong những năm qua, cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đa số CNVCLĐ đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức về tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa LĐLĐ quận, huyện và các Trung tâm GDTX tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, viên chức, người lao động học tập nâng cao trình độ học vấn.
* Hạn chế:
- Một số công nhân, viên chức, người lao động có trình độ học vấn chưa đủ chuẩn hiện nay phần lớn còn lại ở các xã, thị trấn, hoặc ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên số tham gia học tập còn ít.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên ở các quận, huyện có nhiều cố gắng trong việc tổ chức các mô hình học tập, nhưng số công nhân, lao động thường làm việc theo ca, nên khó huy động tham gia học tập; sự phối hợp giữa Trung tâm giáo dục thường xuyên và người sử dụng lao động thiếu đồng bộ, nên chưa tổ chức được các lớp học phù hợp với điều kiện làm việc của công nhân, viên chức, lao động.
- CĐCS một số nơi chưa chủ động tranh thủ với Thủ trưởng đơn vị và người sử dụng lao động tạo điều kiện, kinh phí, thời gian và nhất là xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao trình độ học vấn cho CNVCLĐ, một số nơi sự phối hợp giữa CĐCS và ngành GDĐT chưa chặt chẽ.
- Nhiều chủ doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư cho sản xuất, chưa nhận thức hết tầm quan trọng trong việc nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp, do đó chưa tạo điều kiện thuận lợi để CNVCLĐ tham gia học tập. Một số CNVCLĐ điều kiện làm việc vất vả, bận rộn công việc gia đình nên không có điều kiện tham gia học tập.
- Một số CNVCLĐ chưa nhận thức rõ quyền lợi, trách nhiệm cá nhân trong việc tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn, có tư tưởng ngại khó trong học tập, an phận, bằng lòng với công việc và trình độ hiện có với nhiều lý do khác nhau: lớn tuổi, không thời gian, kinh tế eo hẹp…
- Công tác triển khai, tuyên truyền vận động nâng cao trình độ học vấn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt một số đơn vị và địa phương chưa có kế hoạch cụ thể để nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp cho CNVCLĐ trong đơn vị và địa phương mình.
* Bài học kinh nghiệm:
- Để đạt được hiệu quả cao trong việc thực Nghị quyết liên tịch phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa LĐLĐ và Sở GDĐT thành phố; Ban Chỉ đạo thành phố phải tích cực tham mưu với Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các doanh nghiệp trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp để xây dựng một xã hội học tập trong cả nước.
- Tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của GDTX đối với việc nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu và giải pháp thực hiện công tác nâng cao học vấn, nghề nghiệp trong CNVCLĐ giai đoạn 2006 – 2010; trong quá trình thực hiện Nghị quyết liên tịch có sơ, tổng kết trong từng giai đoạn có đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp thiết thực khắc phục những hạn chế, tồn tại.
- Cần có những chỉ tiêu phấn đấu cho từng CNVCLĐ và các biện pháp chế tài trong việc học tập nâng cao học vấn, nghề nghiệp trong CNVCLĐ; có chế độ đãi ngộ, khen thưởng khuyến khích những CNVCLĐ có thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học.
4. Kiến nghị và đề xuất:
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền các quận, huyện, các Ban, ngành, đoàn thể, Ban Quản lý các khu Chế xuất quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp cho CNVCLĐ và gắn với phong trào thi đua ở cơ quan, đơn vị.
- Đối với các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp cần có qui định rõ lộ trình tiêu chuẩn hóa trình độ học vấn, nghề nghiệp; tạo điều kiện cho CNVCLĐ tham gia học tập.
- Thành ủy, UBND thành phố nên dành thêm khoản ngân sách cho công tác này và có văn bản chỉ đạo các cấp thực hiện tốt chế độ, chính sách hỗ trợ kinh phí học tập cho cá nhân, đơn vị tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn và nghề nghiệp.
- Nhà nước cùng với các doanh nghiệp dành một phần kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục thường xuyên. Nhất là đầu tư cơ sở vật chất cho các Trung tâm học tập cộng đồng ở các quận, huyện để có thể thu hút được nhiều người tham gia học tập.
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
1/ LĐLĐ thành phố tiếp tục chỉ đạo CĐ các cấp thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20 Hội nghị lần thứ sáu BCH TW Đảng (khóa X) của thành phố Cần Thơ và của BCH LĐLĐ thành phố về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.
2/ Đẩy mạnh công tác tuyên tryền, giáo dục nâng cao nhận thức của CNVCLĐ về sự cần thiết của việc nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp nhằm tăng thu nhập và ổn định việc làm, góp phần ổn định chính trị của đất nước.
3/ LĐLĐ phối hợp với Sở GDĐT thành phố xây dựng chương trình, nội dung học tập và quy hoạch trường lớp phù hợp với điều kiện làm việc của CNVCLĐ ở các đơn vị hành chánh sự nghiệp và các thành phần kinh tế.
4/ Tiếp tục chỉ đạo LĐLĐ quận, huyện kí kết Nghị quyết liên tịch với Phòng GDĐT, Trung tâm GDTX, Trung tâm dạy nghề mở các lớp BTVH, nâng cao tay nghề cho CNVCLĐ.

Nguồn Công đoàn Ngành

Xem thêm...