Tin tức : Giáo dục kỹ năng sống

Những sai lầm nhiều người mắc phải khi giữ ấm cơ thể trời lạnh

Ngày đăng : 18-12-2017

Những sai lầm nhiều người mắc phải khi giữ ấm cơ thể trời lạnh

GD&TĐ - Nhiều người thường dễ mắc một số căn bệnh phổ biến về mùa đông và cho rằng mình không chịu được lạnh. Tuy nhiên rất có thể bạn đã mắc phải một trong những sai lầm trong cách giữ ấm cơ thể sau đây.

Dùng thuốc xịt mũi trước khi ra ngoài

Thời tiết lạnh có thể khiến cho đường mũi của bạn bị co lại hẹp hơn. Nếu chúng ta gỡ rối bằng cách dùng thuốc xịt mũi, màng nhầy trong mũi sẽ không giúp chống lại các vi sinh vật hoặc làm nóng không khí khi chúng ta hít vào. Tốt hơn bạn nên xì mũi đúng cách trước khi ra ngoài.

hở bằng miệng ngoài trời

Khi bạn hít thở bằng miệng, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể không thể làm ấm không khí và giữ độ ẩm trong không khí hít vào, do đó có thể làm tăng nguy cơ đau thắt ngực. Để phòng tránh nguy cơ này, bạn nên hít thở bằng mũi chậm với nhịp thở sâu.

Che mũi, miệng bằng khăn quàng cổ

Trong thời tiết lạnh, hơi nước mà chúng ta hít vào và thở ra có thể đọng lại thành nước trên khăn quàng cổ nếu bạn dùng nó để che mặt và mũi. Khi đó, không khí lạnh sẽ đi qua lớp vải che thấm nước này là trở nên khó làm ấm hơn khi đi vào cơ thể.

Điều này có thể làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, viêm phế quản và gây kích ứng da. Tốt nhất, đừng dùng khăn quàng cổ che lên mũi.

Làm ấm cơ thể bằng cách uống rượu

Nhiều người thường có thói quen làm ấm cơ thể bằng cách uống rượu khi đang ở ngoài trời lạnh. Bạn sẽ cảm thấy ấm áp ngay tức thì trong 30-40 phút sau khi uống rượu. Sau thời điểm này, cơ thể sẽ bắt đầu hạ nhiệt nhất nhanh. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo uống rượu ngoài trời rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

nhung sai lam nhieu nguoi mac phai khi giu am co the troi lanh - 2

Mặc càng nhiều quần áo càng ấm

Không ít trường hợp nghĩ rằng vào mùa đông cần được mặc nhiều quần áo, quần áo thật dày mới đủ ấm. Tuy nhiên, đây lại là điều hoàn toàn sai lầm ủ ấm quá mức có thể lại gây thêm bệnh.

Khi chúng ta mặc quá nhiều áo với chất liệu len hay bông sẽ làm cho mồ hôi không toát ra bên ngoài được. Nó ứ đọng lại bên trong là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về về da.

Đặc biệt đối với bé sơ sinh, mặc quá nhiều quần áo hay việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ ở não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh.

Đóng cửa kín cửa, bật máy sưởi để giữ ấm phòng

Nhiều người có thói quen thấy trời trở lạnh là đóng kín cửa phòng hoặc cửa nhà, càng kín càng tốt để giữ ấm. Tuy nhiên nếu chúng ta đóng kín sẽ khiến trong phòng không có sự thông thoáng, ngột ngạt, thiếu oxy, sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi.

Vì vậy chúng ta cần đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp nhiệt độ phòng thích hợp khoảng 28 độ C, thông thoáng, tránh gió lùa.

Đi tất ngủ để ủ ấm chân

Mặc dù nhiều người vẫn thường cho rằng đi cả tất khi ngủ trong những ngày lạnh giá sẽ giúp làm ấm tốt hơn nhưng đây cũng là một quan niệm sai lầm.

Việc đi tất cả lúc ngủ sẽ làm cho đôi chân bị bí hơi, kém thông thoáng, mồ hôi không thoát ra ngoài được nhất là các loại tất làm chất liệu bằng ni lông, len tổng. Nó gây nên sự khó chịu cho cơ thể, dẫn tới khó ngủ, về lâu dài còn có thể gây thấp khớp.

nhung sai lam nhieu nguoi mac phai khi giu am co the troi lanh - 3

Giữ ấm bàn tay chân

Điều này nghe chừng rất vô lý bởi ai cũng biết găng tay và tất là cách tốt nhất để giữ ấm 2 bộ phận thường phải tiếp xúc với môi trường này. Tuy nhiên đây không phải là cách lý tưởng để đánh bại cái lạnh.

Theo các nhà khoa học đây là 2 bộ phận duy nhất của cơ thể giúp con người thích nghi với cái lạnh, với những thay đổi nhiệt độ trong bầu khí quyển. Nếu lúc nào chúng ta cũng đi tất và găng tay, kể cả lúc ngủ, là sai lầm.

Không bao giờ đi ngủ với một đôi tất bởi điều này sẽ cản trở lưu thông máu, đặc biệt là máu từ các chi trở về tim. Vào mùa đông nếu bạn đi ngủ với một đôi tất bạn sẽ có nguy cơ bị đông máu ở các chi.

Để nhiệt độ trong nhà quá ấm

Khi bạn đi từ trong nhà ấm áp ra ngoài trời lạnh khiến cơ thể thay đổi đột ngột, gây ra bệnh Raynaud làm ngón tay, ngón chân, chóp mũi, tai... bị tê buốt, các động mạch nhỏ cung cấp máu cho da bị hẹp, tạm thời co thắt, hạn chế lưu thông máu đến các khu vực bị ảnh hưởng, bác sĩ John Scurr, phẫu thuật mạch máu tại Bệnh viện ĐH London cho biết.

Bác sĩ John khuyến cáo, để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nên để nhiệt độ quá nóng trong nhà, nên giữ ở mức 18 đến 20 độ C.

Theo eva.vn

NGUỒN

Xem thêm...
Niềm vui ngày khai trường
Heo ham ăn