LỊCH SỬ NHÀ TRƯỜNG Tiền thân của Trường tiểu học Đoan Bái số 2 được tách riêng từ Trường tiểu học Đoan Bái năm 1997. Nhà trường quản lý học sinh của 6 thôn xóm , với 3 điểm trường , 1 điểm trường chính ...

LỊCH SỬ NHÀ TRƯỜNG Tiền thân của Trường tiểu học Đoan Bái số 2 được tách riêng từ Trường tiểu học Đoan Bái năm 1997. Nhà trường quản lý học sinh của 6 thôn xóm , với 3 điểm trường , 1 điểm trường chính và 2 điểm trường lẻ. Khi mới tách cơ sở vật chất cũng như chất lượng giáo dục nhà trường gặp rất nhiều khó khăn. Về cơ sở vật chất: Điểm trường chính còn chung với Trường THCS, đại đa số các phòng học là phòng học tạm, học nhờ và phòng học cấp 4 đã xuống cấp. Do thiếu phòng học nên còn phải học 3 ca, chưa có các phòng chức năng. Bàn ghế giáo viên và học sinh đều đã cũ nát, không đúng quy cách và thường xuyên sửa chữa, chắp vá. Trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu chưa thực sự thuận tiện cho việc giảng dạy. Về đội ngũ: Nhà trường thường xuyên thiếu giáo viên, nhiều giáo viên do tuổi đời cao nên hạn chế trong việc tiếp cận phương pháp dạy học mới, đại đa số giáo viên ở xa nên khó khăn cho việc đi lại. Tỷ lệ trình độ đào tạo giáo viên đạt trên chuẩn còn thấp hàng năm đạt từ 15 - 17 %. Về chất lượng giáo dục: tỷ lệ học sinh khá giỏi thấp và thường xuyên đạt 35% đến 40%. Nhà trường còn nhiều năm xếp loại trung bình. Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XIX đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng qua các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X đó là: Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, mọi người, mọi cấp chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu với khoa học công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Chăm lo giáo dục đào tạo là chăm lo cho con người và xã hội phát triển với các yêu cầu và tiêu chí đã được xác lập. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005- 2010 UBND xã Đoan Bái xây dựng kế hoạch số 35/KH- UBND thực hiện chương trình về phát triển giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2006- 2010. Kết quả là: Trường tiểu học Đoan Bái số 1 đạt chuẩn quốc gia năm 2006, Trường THCS Đoan bái đạt chuẩn Quốc gia năm 2007. Bằng sự nỗ lực phấn đấu của đảng ủy, UBND xã đã giải phóng mặt bằng và xây dựng xong tường bao khuôn viên năm 2006 với tổng diện tích hơn 10 000 m2. Tiếp tục xây dựng xong 8 phòng học kiên cố năm 2007. Và trường Tiểu học Đoan Bái số 2 được chuyển về địa điểm mới tháng 4 năm 2007. Tiếp tục triển khai xây dựng văn phòng và phòng làm việc riêng cho BGH .Tập trung mọi nguồn lực, dồn sức cho xây dựng cơ sở vật chất thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia trong 2 năm ( 2008 và 2009 ) Đảng ủy, UBND tập trung xây dựng và hoàn thiện thêm: 6 phòng học kiên cố, nhà chức năng với 5 phòng kiên cố, nhà bảo vệ và 2 phòng nhà công vụ, với tổng giá trị các công trình lên tới gần 3 tỷ đồng. Như vậy đến nay chúng tôi đã có được một cơ sở vật chất khang trang đầy đủ để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của nhà trường. Trường Tiểu học Đoan Bái số 2 đang đổi mới - Đoan Bái là một xã lớn , nằm ở phía Đông Nam của huyện Hiệp Hòa , cách trung tâm huyện 6 km, có tổng diện tích 12 km2, với hơn 12000 nhân khẩu .Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Nhân dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, thu nhập thấp, vì vậy đời sống kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Đảng bộ, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh. Sự nghiệp giáo dục đào tạo thường xuyên được quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường đầu tư, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Công tác xã hội hóa giáo dục đã được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Vì vậy sự nghiệp giáo dục của xã Đoan Bái phát triển mạnh trong những năm gần đây mà đặc biệt là công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2005 - 2010. Đảng bộ, chính quyền địa phương, chi uỷ, BQL các thôn và phần lớn phụ huynh quan tâm và ủng hộ sự nghiệp GD địa phương. - Trường Tiểu học Đoan Bái số 2 có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, CSVC đảm bảo đủ cho học 2 ca. Thư viện được trang bị nhiều tài liệu bổ ích, phong phú bước đầu phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập của GV và HS.- BGH và các tổ chức trong nhà trường đã lập được hệ thống kế hoạch có tính khả thi. - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng quản lý chỉ đạo hoạt động đúng nhiệm vụ, quyền hạn, vận dụng tốt các văn bản của nhà nước, của ngành. - Công tác văn thư lưu trữ được tổ chức nghiêm túc, hồ sơ sổ sách chính xác cập nhật đầy đủ. - Việc thu, chi trong nhà trường thực hiện theo đúng nguyên tắc tài chính thu chi. - Quản lý sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản của nhà trường. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng: a/ Hiệu trưởng. (PHT – Phụ trách): - Họ và tên: Nguyễn Tiến Quý; - Trình độ đào tạo : ĐHQLGD; - Bí thư chi bộ nhà trường; -Trình độ lý luận chính trị trung cấp; - Chuyên môn: Nắm vững các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình kế hoạch, nội dung yêu cầu cơ bản của các môn học, các khối lớp mà bậc học qui định; - Được tập thể cán bộ giáo viên trong trường tín nhiệm, học sinh và phụ huynh tin yêu.Cán bộ lãnh đạo và nhân dân địa phương ủng hộ. b/ Phó hiệu trưởng: - Họ và tên: Ngô Văn Sơn; - Trình độ đào tạo: Đại học tiểu học; - Trình độ lý luận chính trị trung cấp; - Chuyên môn: Nắm vững các mục tiêu, có năng lực quản lý chỉ đạo chuyên môn tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn hoàn thành tốt chức năng giúp việc cho hiệu trưởng; - Được tập thể cán bộ giáo viên trong trường tín nhiệm, học sinh và phụ huynh tin yêu , lãnh đạo và nhân dân tín nhiệm. Các tổ chức trong nhà trường: a) Chi bộ Đảng: - Chi bộ nhà trường có 12đồng chí là đảng viên chiếm tỷ lệ 40% tổng biên chế cán bộ công nhân viên chức cơ quan, đều được giao các nhiệm vụ chủ chốt . - Chi bộ hoạt động có nề nếp sinh hoạt đúng Đảng nhật, nhiều năm liền đạt danh hiệu chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh. b) Công đoàn: Có 27 đồng chí đoàn viên công đoàn , được tổ chức và hoạt động đúng theo qui định của Công đoàn Việt Nam, luôn tổ chức và hoạt động tích cực, có hiệu quả; Là một tổ chức giúp việc đắc lực cho chính quyền cơ sở, thực sự là mái ấm của đoàn viên công đoàn nhà trường. Ngoài ra còn giúp chuyên môn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng được mối đoàn kết nhất trí cao trong đơn vị nhà trường. c) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Có 3đ/c là đoàn viên, bí thư là Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn đã chỉ đạo tốt hoạt động Đội của nhà trường. d) Về công tác Đội: Toàn trường thành lập một Liên đội gồm 16 chi đội, xây dựng tốt các nề nếp hoạt động, học tập, rèn luyện đạo đức. Thành lập các câu lạc bộ ( Văn hóa , Rèn chữ viết, văn nghệ, mĩ thuật, cờ vua, bóng đá, cầu lông vv...) với tổng số 85 em tham gia các câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ đều có giáo viên phụ trách và hoạt động.Tuy nhiên chất lượng chưa tốt. Quán triệt sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và phòng giáo dục: - Nhà trường luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật , chính sách của Nhà nước về sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Các Nghị quyết của địa phương đề ra đối với sự nghiệp giáo dục địa phương nói riêng. - Chấp hành, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương. Đồng thời thường xuyên tham mưu, đề xuất kịp thời để Đảng ủy, Chính quyền và các Ban ngành địa phương, cũng như nhân dân đầu tư chăm lo cho sự nghiệp giáo dục . - Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của phòng giáo dục.

Văn bản mới

Thương lắm thầy cô ơi - Hương Lan
Múa chào mừng 20/11
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
  • Thông báo
  • Ba công khai