Ngày: 21/03/2016
Vũ Linh Saturday, August 1, 2015 0 nhận xét Góc Chia Sẻ , Hướng Nghiệp , Tuyển Sinh Đại Học
Học trường nào sau này ra trường dễ xin việ lương cao, học gì ra trường thì dễ xin việc ? Mình có một anh bạn chia sẻ đây là những câu hỏi của các bạn học sinh đang ở giai đoạn lớn 12 chuẩn bị ngưỡng của chọn nghề nghiệp và quyết định tham dự thi gia trường đại học nào cho kỳ thi sắp tới.
Thường thì những câu hỏi này thường không bao giờ nhận được câu trả lời thích đáng vì nếu biết chắc chắn được học gì sau này ra dễ xin việc thì liệu bạn còn có cơ hội không ? Và lại nếu giả sử trong thời điểm hiện tại có 1 ngành nghề đang rất "hot" dạng như lương cao, công việc nhẹ nhàng và thoải mái trong công việc mà được nhiều biết đếm, lượng người tham gia đăng ký học rất đông thì hãy đặt ra một bài toán rằng khi số lượng từng đó bạn theo học ngành "hot" sau này ra trường liệu còn hot nữa không ?
Bài viết nên tham khảo :
Khối A gồm những ngành nào, Trường nào và thi những môn nào ?
Chắc chắn lúc đó sẽ xảy ra trường hợp "Bão hòa". Lượng sinh viên ra trường theo ngành nghề đó mỗi năm càng tăng trong khi đó lượng nhân lực thì chỉ có hạn. Lấy ví dụ thức tế cách đây tầm 4 năm về trước ngành giáo dục là một trong ngành nghề được theo học đông nhất thì đến bây giờ 10 sinh viên ra trường liệu có được 4 sinh viên có được việc làm lương cao và ổn định không ? Hay là muốn xin vào được chỗ nào ổn định thì phải bỏ ra cả trăm triệu để xin việc ? Rồi sau đó vào ăn lương biên chế 3 - 4tr 1 tháng không đủ xăng xe ?
Vậy nên điều đầu tiên mình muốn khuyên các bạn rằng không nên theo hiệu ứng số đông hãy tư duy logic và đặt ra những trường hợp có thể xảy ra trong tương lai.
Theo quan điểm của mình vấn đề liên quan tới lương cao dễ xin việc một phần dựa vào yêu cầu tuyển dụng còn một phần dựa vào năng lực thực của bạn. Nếu bạn có năng lực cao, tư duy sáng tạo, nhanh nhẹn và nhiệt tình trong công việc thì làm bất cứ nghề gì bạn cũng có mức thu nhập cao và ổn định. Nếu tư duy bạn có năng lực tốt thật sự, tinh thần làm việc nhiệt tình, tư duy sáng tạo trong công việc thì bạn sẽ không cần phải lo tới vấn đề không có việc hấp dẫn mà chính công việc sẽ tìm tới bạn. Bởi vì họ cần bạn ! Chính vì thế hãy tạo ra cho mình một giá trị riêng và hãy nghĩ làm như thế nào để người khác cần đến bạn chứ không phải bạn cần đến họ cầu xin họ !
Và dưới đây là một số câu hỏi và trả lời của những bạn thí sinh đưa ra thắc mắc được lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học và đại diện các trường đại học tham gia tư vấn cho thí sinh :
Câu hỏi : Em đang rất băn khoăn không biết chọn nghề gì để học. Em muốn nhờ ban tư vấn cho biết những ngành nào thì ra trường dễ xin việc?
Trả lời : Bất cứ ở ngành nào, trường nào nếu em tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc đều rất dễ xin việc. Điều quan trọng là phải chọn ngành nào em thích chứ không phải vì ngành đấy hot, thời thượng. Em học với sự hứng thú, say mê thì đó sẽ là động lực để thành công.
Câu hỏi : Em thi khối A, nếu môn Văn, tiếng Anh chỉ đạt 2 điểm mà các môn Toán, Lý, Hóa đạt điểm cao thì em có thể đỗ đại học mà trượt tốt nghiệp không?
Trả Lời : Không thể có chuyện đó vì phải đỗ tốt nghiệp, đủ ngưỡng tối thiểu, em mới được xét tuyển vào đại học. Điểm xét tốt nghiệp được tính theo công thức lấy điểm trung bình THPT cộng với điểm 4 môn thi (gồm 3 môn bắt buộc và 1 môn tự chọn), điểm ưu tiên rồi chia cho 2. Em được trung bình cộng từ 5 trở lên và không có môn nào được từ 1 điểm trở xuống là đỗ tốt nghiệp. Năm nay không xếp loại tốt nghiệp mà chỉ có tốt nghiệp hoặc không tốt nghiệp.
Cuối cùng mình đưa ra ngành nghề được đánh giá là có triển vọng phát triển mạnh theo xu thế xã hội :
1: Ngành công nghệ thông tin :
Theo tỉ lệ tuyển sinh đầu vào của các trường Đại học Cao đẳng trong những năm gần đây thì các ngành như Công nghệ thông tin, kinh tế… hiện đang thu hút rất nhiều thí sinh. Điều đó cũng không có gì là khó hiểu trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang từng ngày phát triển từng ngày thay da đổi thịt như hiện nay. Ngược lại các ngành xã hội lại đang khát thí sinh, vì đa phần cho rằng ngành này khó xin việc, ra trường ít có cơ hội thăng tiến.
Mặc dù có xuất phát điểm chậm nhưng ngành CNTT của Việt Nam lại đang tiến nhanh, vượt xa nhiều nước trong khu vực. Hiện nay không có cơ quan, doanh nghiệp, hay tổ chức nào lại không cần đến CNTT từ việc đơn giản như soạn thảo văn bản, lưu trữ dữ liệu, đến các công việc phúc tạp đòi hỏi phải có độ chính xác và kỹ thuật cao như lập trình, đồ họa… Nắm bắt được xu thế đó nên rất nhiều bạn trẻ đã đi theo con đường này, và thật tế họ đã tìm được công việc như mình mong muốn. Họ thành công là vì biết đón đầu xu thế, biết trước những gì xã hội sẽ cần. Chính họ đã trở thành tấm gương để các bạn trẻ noi theo và rất nhiều người đã đô xô vào học ngành này, với mong muốn tìm được cho mình một việc làm tốt trong tương lai.
2 : Các ngành xã hội “thê thảm” đầu vào nhưng sáng lạng đầu ra
Hiện nay các ngành xã hội đơn cử là khối C đang ngày càng trở nên khan hiếm thí sinh dự tuyển, vào thời buổi kinh tế thị trường, cuộc sống trở nên gấp gáp thì việc chọn học một ngành thơ văn dường như quá xa xời so với thực tế. Mặc dù đó có thể là ước mơ là sở thích nhưng có nhiều người sẵn sàng từ bỏ để chạy theo các ngành học mang tính “thời thượng”, nhưng chưa chắc đầu ra đã đảm bảo vì số lượng quá nhiều.
Chính điều đó đang dần tạo nên sự khan hiếm nguồn nhân lực cho các ngành thuộc khối xã hội, và chắc chắn sẽ còn khan hiếm hơn khi đầu vào ngày càng ít như hiện nay. Đây là thời cơ tuyệt vời để những ai yêu thích và dấn thân vào các ngành này, sẽ không còn nhiều tình trạng khó xin việc, vì lúc này việc cần người hơn là người cần việc. Hơn nữa các nghề quan trọng không thể thiếu trong xã hội như sư phạm, luật, báo chí…cũng từ khối C mà ra chứ không phải học văn chương chỉ là hoa lá cành như nhiều người quan niệm. Từ thực tế đó cho thấy tuy đầu vào không rầm rộ như các ngành khác, nhưng đây sẽ là lợi thế hứa hẹn một việc làm tốt trong tương lai không xa.
P/s : Hãy theo đuổi những ngành ngề mà bạn thật sự đam mê nó, vì chỉ có đam mê, thích thúc khi làm thì bạn mới thành công !