Thứ hai, 23/12/2024 02:07:40
Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ

Ngày: 16/10/2013

Triệu chứng thường gặp là cương tụ (đỏ) ở vùng kết mạc (lòng trắng mắt), kèm theo xuất tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt. Đặc biệt, mỗi sáng thức dậy ghèn dính đầy mắt, làm dán chặt 2 mi lại. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm giác cộm xốn, đau, sưng phù 2 mi mắt. Có thể có những vết xuất huyết ở kết mạc hay nước mắt có màu hồng. Bệnh thường xảy ra ở 1 mắt trước, sau đó lan sang mắt còn lại.

Bệnh có thể lây lan rất nhanh chóng, nếu không biết cách giữ vệ sinh. Virus gây bệnh có nhiều trong nước mắt và chất tiết (ghèn) từ mắt bệnh nhân. Chúng chỉ truyền từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, sử dụng chung những vật dụng cá nhân như khăn, chậu rửa mặt, nằm cùng gối, giường ngủ... Hoặc do người bệnh dụi tay vào mắt rồi sờ vào những vật dụng như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, vòi nước... Người lành vô tình chạm tay vào những chổ bị nhiễm đó và dụi tay bẩn vào mắt. Bệnh cũng có thể bị lây truyềnqua nguồn nước bị nhiễm (như hồ bơi...). Không có việcnhìn nhau hoặc ngồi gần nói chuyện mà bị lây nhiễm.

Đa phần bệnh sẽ tự khỏi sau 7-14 ngày. Có thể dùng kháng sinh để ngừa bội nhiễm, nhằm tránh kéo dài thời gian bệnh, có thể gây tổn thương xâm lấn vào giác mạc, nếu nặng có thể để lại sẹo giác mạc. Nếu 2 mi sưng nhiều, có thể dùng khăn lạnh đắp lên mắt, giúp giảm sưng và tạo cảm giác dễ chịu.

Giữ vệ sinh cá nhân, mang kính râm, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, đặc biệt không dụi tay vào mắt, là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan.

Nếu bệnh diễn tiến kéo dài, đau nhức nhiều, nhìn mờ... nên sớm đến chuyên khoa khám để được điều trị kịp thời và đúng cách, nhằm tránh được những biến chứng không đáng có.


Thanh Niên Online
Tin liên quan