Ngày đăng : 14-03-2017
HỘI KÉO SONG – NÉT ĐẸP VĂN HÓA HƯƠNG CANH
Khi cái lạnh buốt tê tái của mùa đông đang dần lùi xa, thay vào đó là những tia nắng ấm áp khi đất trời đang độ xuân sang cũng là lúc người dân Việt Nam chuẩn bị đón tết nguyên đán. Tết – không đơn thuần là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, không đơn thuần là những ngày nghỉ kéo dài. Tết là thời gian để con người gần nhau hơn. Là thời gian để các giá trị văn hóa từ ngàn đời có cơ hội thể hiện sức mạnh vô hình của nó, đó là khả năng gắn kết con người với con người thứ mà không dễ tìm thấy trong cuộc sống bồn bề lo toan, sống nhanh sống vội như bây giờ.
Mảnh đất Hương Canh vốn nổi tiếng giàu truyền thống yêu nước từng con đường, từng ngõ xóm đều mang đậm dấu ấn của một làng nghề thủ công, với những nét dệp văn hóa của riêng mình. Nói đến Hương Canh là nói đến những ngôi đình cổ kính hàng ngàn năm tuổi, những món ăn giản dị thanh tao như chính tâm hồn người dân nơi đây, đến lễ hội kéo song đặc sắc diễn ra mỗi độ xuân về.
Kéo song là trò chơi cổ truyền, biểu dương tinh thân thượng võ của người dân vùng sông nước. Trò chơi kéo song từ xưa đã được tổ chức vào các dịp lễ hội đầu xuân ở nhiều làng, xã trong huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc như: Quất Lưu, Ngoại Trạch, Hương Canh, Sơn Lôi….. nhưng hiện nay trò chơi dân gian truyền thống nàu chỉ còn được duy trì tại Thị Trấn Hương Canh.
Trong thời kỳ đầu của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam nhỏ bé nhưng anh hùng, chiến thuật thao lược, luyện quân thủy chiến của các tướng lĩnh chống quân Nam Hán đã đem lại thắng lợi vẻ vang của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng (năm 938). Đó là chiến thuật sử dụng dây song kéo điều chỉnh tốc độ của chiến thuyền sao cho phù hợp với thời gian dâng, hạ của thủy chiều trên sông. Sau chiến thắng vẻ vang ấy trò kéo song được đưa vào tập quán sinh hoạt tín ngưỡng của người dân.
Kéo song khác với kéo co, trước hết sợ dây kéo phải bằng song (loại cây thuộc họ keo sống ở trong khu rừng già ở vùng miền núi phía bắc) có chiều dài từ 50mét đến 70met chứ không phải bằng thừng chão như kéo co. Người ta tính tiền mua bán song theo trọng lượng. Nếu người kéo co được đứng để kéo thì trái lại người kéo song phải ngồi và có lúc nằm ngửa để rút song. Kéo co chỉ cần vẽ một vạch ngang trên bãi đất phẳng, chia đôi bộ phận. Bên nào bị lôi qua gianh giới không trụ lại được là bên ấy thua.
Kéo song cầu kỳ hơn nhiều, người ta chia hai đội bằng một cột gỗ dài chôn chặt dưới dất cong chiều cao từ 1.2met đến 1.5met trên mặt đất. Gỗ làm trụ thường là Lim hoặc báng súng. Trên thân côt đục một lỗ tròn xuyên qua sao cho vừa với dây song cao chừng 80cm đến 1met rồi lồng dây song vào đó. Chính giữa dây song người ta khoanh một vòng sơn đỏ đặt trong lỗ cột, chia dây song thành hai phần đều nhau. Dây bên nào bị rút qua lỗ cột quá vệt đỏ 50cm là bên ấy thua.
Người kéo song phải ngồi theo từng đôi một, đúng quy định “Tướng – sĩ”, trong các hố đào rộng 1.2met, dài 1.4met chéo xuống như bậc thang để vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ duỗi thẳng cả hai chân, đạp hết sức vào thành hố, với khoảng cách bằng nhau 1.5met. Muốn kéo kiểu gì thì họ cũng chỉ được ngồi hay nằm trong cái hố của mình thôi. Riêng cặp đầu tiên của 2 đội đều có thể đứng, co một chân đạp vào cột để thêm lực kéo. Chính vì thế dây song bị cò cưa vào lỗ cột trở nên nóng , bốc khóc. Có năm say song đã bốc cháy trong khi 2 đội giằng co.
Số người trong mỗi đội dao động từ 23 đến 31 đấu thủ, người cuối cùng nắm đuôi dây ngồi 1 mình ở 1 hố bé hơn. Trong quá trình kéo đấu thủ phải kẹo dây vào nách, đạp thẳng chân vào thành hố, ngả mình ra. Động tác kéo của cả đội phải phối hợp nhịp nhàng, chính xác theo hiệu lệnh cờ của chỉ huy. Ngoài sức khỏe độ bền của các đấu thủ thì chiến thắng phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác và khả năng xác định thời điểm “ghì” hoặc “kéo” của chỉ huy và sự cổ vũ nhiệt tình của cổ động viên.
Đội thi kéo song được gọi là liên quân. Các đấu thủ đứng giáp cột thường khỏe nhất, một tướng và hai sĩ chỉ huy thường thông báo tình hình bằng cách phất cờ. một sĩ đứng giữa dây và một sĩ đứng cuối, họ thông báo bằng các mật hiệu đã được thống nhất từ trước.
Hiện nay, địa điểm kéo song được xây dựng ở bãi đất song song với cầu Treo sát mép sông Cà Lồ bên đường Quốc Lộ cạnh trường Tiểu Học Hương Canh A nơi tôi công tác. Bãi dài khoảng 150met, rộng 2m xung quanh đào hào sâu 1m, rộng 2m khơi nước sông vào làm hào ngăn cách.
Hội thường diễn ra trong 3 ngày từ ngày mùng 3 tết đến hết mùng 5 tết âm lịch. Trước khi vào ngày hội các đội dâng lễ vật, thắp hương khấn cần. Hương Canh có 4 liên quân mỗi đội phải thi đấu vòng tròn, mỗi trận có 3 hiệp, mỗi hiệp 20 phút. Đội giành chiến thắng thì cả xóm ăn mừng rất lớn
Ngày 2/4/2015 lễ hội kéo song Hương Canh chính thức được công nhận là “ Di sản văn hóa phi vật thể quốc qia”. Điều này càng làm cho nhân dân nơi đây thêm yêu , thểm tự hào về truyền thống văn hóa của quê hương mình.
Nói về lịch sử và truyền thống của lễ hội kéo song thì đã được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến rất nhiệu. Cá nhân tôi không phải là người con của mảnh đất Hương Canh nhưng sau 10 năm công tác, 10 năm làm cổ động viên của lễ hội . Tối thấy yêu nét đẹp văn hóa Hương Canh nói chung và lễ hội kéo song nói riêng, lễ hội kéo song đẹp và được duy trì đến tận ngày nay bởi nó thể hiện tinh thần thượng võ, tài thao lược, sự đoàn kết ( không chỉ giữa các đấu thủ trong một đội mà là sự gắn kết bền chặt giữa những người đân trọng cộng đồng dân cư ). Nếu ai đó chưa từng quyên góp ủng hộ, chưa từng chứng kiến cảnh xóm làng chuẩn bị thực phẩm cho các đấu thủ, cảnh xóm làng ăn mừng chiến thắng thì chưa thực sự cảm nhận được sự cảm nhận được vẻ đẹp thực sự của lễ hội kéo song.
Tôi chọn một chủ đề không mới, đã được chia sẻ rộng rãi trên đài báo dưới cái nhìn của các nhà nghiên cứu, nhà báo hay bởi những con người của mảnh đất Hương Canh đẻ viết. Nhưng đó là cái nhìn của một người khách có duyên với mảnh đất này. Hương Canh đẹp bởi những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Qua đó tôi cảm nhận được vẻ đẹp của con người nơi đây để rồi chọn, gắn bó yêu thương và cống hiến trọn đời cho sự phát triển của mảnh đất này. Mong rằng, trong tương lai không xa, các em học sinh của Hương Canh có thể tự hào giới thiệu về lễ hội kéo song nói riêng và các đặc sản, các giá trị truyền thống của quê hương mình với bạn bè quốc tế bằng một niềm kiêu hãnh và tự tôn.
NGƯỜI VIẾT BÀI
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG