Chủ nhật, 13/07/2025 18:59:48
KINH NGHIỆM SOẠN BÀI GIẢNG E-LEARNING TẠI TRƯỜNG THCS THANH LÃNG

Ngày: 14/03/2017

MỘT CHÚT KINH NGHIỆM

TRONG CÔNG TÁC SOẠN BÀI GIẢNG E-LEARNING TẠI TRƯỜNG THCS THANH LÃNG, HUYỆN BÌNH XUYÊN

 

Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục đang đẩy mạnh phong trào xây dựng bài giảng E-learing cho tất cả các môn và các khối lớp nhằm xây dựng nguồn học liệu và tư liệu tham khảo không chỉ cho học sinh mà cho cả các thầy cô. Elearning là bài giảng được xây dựng dựa trên công nghệ có sự tích hợp âm thanh, hình ảnh, video minh họa và đặc biệt cho phép người học tương tác trực tiếp với bài giảng, qua đó có thể đánh giá được khả năng nắm bắt kiến thức của người học tới đâu. Do có sự kết hợp của âm thanh, hình ảnh, video và bài giảng có thể chạy trực tiếp trên mạng internet hay trên một máy tính độc lập nên học sinh học tập sẽ rất tiện lợi và hứng thú. Đặc trưng lớn nhất của bài giảng là khả năng tự học của người học nên bài giảng sẽ là một nguồn tư liệu hữu ích cho những học sinh chủ động khám phá kiến thức.

Trên tinh thần đó, với mong muốn góp phần xây dựng kho tư liệu bài giảng chung của ngành, các thầy cô trường THCS Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã rất tích cực trong phong trào thi đua thiết kế bài giảng E-learing do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc phát động. Ngay từ khi có kế hoạch của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc về nội dung thi soạn bài giảng E-learning, Ban giám hiệu trường THCS Thanh Lãng đã giao chỉ tiêu cho các tổ và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng sản phẩm của tổ mình. Sau khi chọn được tên bài cho từng bộ môn, nhà trường đã tổ chức được hội nghị bàn về kế hoạch xây dựng bài giảng cho các tổ và cho mỗi nhóm được giao sản phẩm. Trong hội nghị này đã có nhiều thông tin quan trọng được trao đổi, qua đó làm cho việc soạn bài giảng E-learning không còn là khó khăn vướng mắc nữa. Sau đây là một số thông tin đã được rút ra tại hội nghị, hy vọng với những thôgn tin này các thầy cô có thể có thêm những thông tin hữu ích cho quá trình soạn bài giảng E-learning của mình.

- Trước khi bắt tay vào xây dựng bài giảng, cần lên kịch bản cho bài giảng (viết, vẽ ra giấy các nội dung cụ thể cho từng silde: âm thanh, hình ảnh, video, câu hỏi tương tác, thuyết minh…)

- Thu thập, chuẩn bị tư liệu cho bài giảng: Quay các video có trong bài, ghi âm các thuyết minh cho sác slide, thu thập các hình ảnh cần dùng.

- Chuẩn bị các phần mềm cho bài giảng: Presenter 10, Quick time (xử lý âm thanh), adobe flash player (xử lí video), camtasia (quay phim màn hình, chỉnh sửa video), phần mềm ghi âm.

- Soạn bài theo kịch bản:

+ Soạn trước các slide câu hỏi tương tác, chỉnh sửa câu hỏi sao cho phù hợp. Khi nào xong câu hỏi tương tác thì tạo một bản lưu với bài đang soạn (dùng khi đã soạn gần xong mà bị lỗi câu hỏi tương tác).

+ Soạn các silde còn lại, bố trí âm thanh, hình ảnh, video theo đúng kịch bản đề ra.

- Xuất bài giảng, chạy kiểm tra bài giảng. khi bài giảng đạt yêu cầu đưa bài giảng lên mạng internet và hưởng thành quả.

Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế mà nhóm thiết kế bài giảng chúng tôi trải nghiệm trong quá trình chúng tôi bắt tay vào công việc thiết kế. Chúng tôi cũng nhận thấy việc học tập thêm những kinh nghiệm được chia sẻ, hướng dẫn trên các Website là rất hữu ích. Để có thể gặt hái những thành công thì ta cần trang bị không những hiểu biết về kiến thức bộ môn, về công nghệ thông tin… mà còn phải phải giữ ngọn lửa đam mê./.

thcsthanhlang
Tin liên quan