07/2017

18

Thông báo tuyển sinh năm học 2017-2018

Thông báo từ : Trường Mầm non Hợp Thịnh

05/2017

30

Thông báo 06/TB-MN v/v phân công trực hè 2017

Thông báo từ : Trường Mầm non Hợp Thịnh

05/2017

05

Thông báo 05/TB-MN. Về việc thực hiện chế độ chính sách 6 tháng đầu năm 2017

Thông báo từ : Trường Mầm non Hợp Thịnh

  • Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 17 / 08 / 2015

    Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 17 / 08 / 2015

    Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

  • Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 17 / 08 / 2015

    Thư mời từ Trường Mầm non Hợp Thịnh

  • Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 24 / 07 / 2015

    Thư mời từ Trường Mầm non Hợp Thịnh

  • Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 24 / 07 / 2015

    Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 24 / 07 / 2015

    Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

Trang riêng

Liên kết web

Lượt truy cập

Đang online: 1
Hôm qua: 2
Tổng truy cập: 205180

Tin tức Tin tức/(Trường Mầm non Hợp Thịnh)/Tin Tuyên truyền/

tấm gương vượt khó vươn lên trong chăm sóc giáo dục trẻ

GƯƠNG VƯỢT KHÓ VƯƠN LÊN TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GIÁO DỤC TRẺ

 

“Bàn tay cô giáo tết tóc cho em

Như tay chị cả, như tay mẹ hiền"

Đôi bàn tay cô giáo tết tóc cho em giống như người mẹ hiền, người chị cả của em trong gia đình chắc hẳn câu nói đó ngầm nói đến các cô giáo mầm non.

Với một công việc phải cần sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tinh tế như giáo viên mầm non thì chỉ những người phụ nữ với sự khéo léo, dịu dàng, kiên nhẫn thì mới thích hợp với công việc cần “dỗ” nhiều hơn “dạy” này

Là một giáo viên mầm non niềm vui lớn nhất là muốn được tất cả mọi người trong xã hội hiểu được công việc vất vả của mỗi người giáo viên mầm non, ngày nào cũng vậy 6 giờ 30 phút sáng là các cô lại có mặt tai trường để mở cửa thong thoáng để chuẩn bị một ngày mới bắt đầu đón trẻ, chiều đến 17 giờ 00 phút khi phụ huynh đón hết trẻ các cô lại vào dọn dẹp lớp như thường ngày cho môi trường lớp học sạch sẽ sau đó mới được ra về mới được về. Có những lúc chị em đồng nghiệp thường tâm sự với nhau và cảm thấy rất buồn bởi nghề giáo viên mầm non trong tiềm thức của mọi người nghề này vẫn chưa được coi trọng trong xã hội; Bởi có rất nhiều người vẫn còn có những suy nghĩ trẻ mầm non thì có gì mà dạy, ra lớp thì hát mấy bài hát, đọc mấy bài thơ chứ có gì đâu mà học. Nhiều lúc chị em cảm thấy nản lòng với nghề giáo viên mầm non này lắm, những đã được một chị đồng nghiệp thường tâm sự và chia sẻ với những vui- buồn trong công việc, chính nhờ sự an ủi động viên của chị đã làm cho chúng tôi lại có them nghị lực để tiếp tục với công việc giáo viên mầm non này.

Người đồng nghiệp ấy đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành trọn vẹn cả hai vai “giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Đó là cô giáo Phùng Thị Huyền, giáo viên trường Mầm non Hợp Thịnh.

Với gương mặt vui vẻ, tác phong nhanh nhẹn, khỏe mạnh, nhìn cô giáo Phùng Thị Huyền đang say sưa hồn nhiên cùng các cháu với những bài hát, trò chơi, điệu múa,… ít ai biết được rằng cô có một hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Cô giáo Phùng Thị Huyền sinh năm 1974 ở xã Hợp Thịnh- Huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc. Tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm Mầm non năm 1991 và cho tới nay thâm niên công tác của chị đã được 19 năm, với biết bao buồn vui trong công tác giáo dục cũng như trong cuộc sống đã trải qua đối vơi chị Huyền. Năm 20 tuổi cô xây dựng gia đình, chồng cô là một người bình thường, khỏe mạnh như bao người khác và làm việc tại một doanh nghiệp nhỏ gần nhà. Tưởng chừng hạnh phúc gia đình bình yên trọn vẹn đã đến khi cô sinh được hai con một trai, một gái, song chồng cô lại mắc một căn bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu dần, không còn có khả năng lao động. Thương chồng, không quản khó khăn, vất vả, tốn kém, cô đã lặn lội cùng anh chạy chữa ở khắp các bệnh viện lớn nhưng không có kết quả. Cuộc sống từ đó đè nặng lên đôi vai người phụ nữ chân yếu tay mềm này với vai trò trụ cột gia đình.

Khi con còn nhỏ, đời sống của giáo viên mầm non lương thì rất thấp, hàng ngày cô giáo Phùng Thị Huyền phải tranh thủ thời gian sáng sớm, buổi trưa và chiều tối tăng gia sản xuất, trồng cấy chăn nuôi để ổn định lương thực và chăm lo cho cả gia đình. Sức lực của người đàn bà hai con có hạn, song với ý chí nghị lực phi thường và tình yêu chồng, thương con vô bờ bến, cô đã vượt lên được tất cả. Song việc gì đến cũng đến, căn bệnh của chồng chị không thể chữa khỏi, anh đã ra đi rất nhanh trước sự nuối tiếc của vợ con, hai ben gia đình nội ngoại, đồng nghiệp. Tuy nhiên ông trời không phụ lòng ai hai con của chị đã lớn và cũng thấu hiểu được những gian nan của mẹ nên đã biết chia sẻ, nghe lời mẹ học hành đến nơi đến chốn, các cháu rất ngoan ngoãn được mọi người yêu mến, đến nay cuộc sống gia đình chị đã tạm ổn, phần nào đền đáp lại những hi sinh to lớn mà thầm lặng của người mẹ.  

Mặt khác, cô giáo Phùng Thị Huyền còn tìm được niềm vui trong công tác khi cô luôn nhận được sự cảm thông xẻ chia sâu sắc với sự động viên, quan tâm giúp đỡ, động viên khích lệ kịp thời của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Bản thân cô luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, một tấm gương về lòng yêu nghề mến trẻ luôn tận tình, chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu rất chu đáo. Là một giáo viên có nhiều năm công tác trong nghề, vì thế cô vẫn luôn đảm bảo thời gian, nề nếp, thực hiện đúng chương trình, độ tuổi, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi đạo đức tác phong nhà giáo. Các cháu học sinh của cô đều được bàn tay cô chăm chút khỏe mạnh, ngoan ngoãn, lễ phép và có nhận thức tốt.

Những lúc rảnh chúng tôi lại muốn nghe những lời tâm sự của người đi trước để học tập kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu và điều khiến mọi người nể phục nhất đó là họ chưa bao giờ cảm thấy cô Phùng Thị Huyền cảm thấy chán nản với công việc, khó khăn nhất là áp lực với phụ huynh của trẻ lúc nào cũng thường trực. Để vượt qua những áp lực đó, thì chị Huyền cho rằng cách tốt nhất là các chị phải đặt mình vào địa vị của những ông bố bà mẹ mang con đến lớp, hiểu tâm lý của họ để bình tĩnh xử lý các tình huống khi trẻ quấy khóc không chịu vào lớp hay va chạm giữa các trẻ, từ đó tạo lòng tin với các phụ huynh để họ yên tâm khi đưa con tới trường, để các trẻ có được cảm giác yêu thương như ở nhà.

Yêu thương các cháu thì phải âu yếm trẻ ngay từ lúc trẻ được bố mẹ đưa vào cửa lớp, tạo cho trẻ một môi trường thân thiện để trẻ cảm thấy an toàn, được bảo vệ, che chở như khi được ở nhà.

Các cháu bé lần đầu tiên trong đời bước ra khỏi ngôi nhà thân quen để hòa nhập với môi trường mới rất cần sự dịu dàng, tình cảm của cô giáo giúp các trẻ vượt qua những bỡ ngỡ thậm chí sợ hãi bước đầu để khám phá, làm quen với những điều mới lạ, trẻ sẽ thích đến trường khi chúng cảm nhận được sự gần gũi, bao dung, che chở từ cô giáo – những người được coi như “người mẹ thứ hai” của bé. Nếu không yêu trẻ bằng tình yêu của người mẹ dành cho những đứa con của mình, sẽ khó có thể làm được nghề này. Một công việc phải cần sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tinh tế như vậy nam giới chắc khó có thể làm tròn vai”.

Cũng theo chị Huyền, kinh nghiệm dạy dỗ trẻ không tự dưng mà có. Nếu không có được tình yêu với nghề, với trẻ, một tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, giáo viên mầm non khó có thể hết mình với công việc. Cô giáo mầm non cũng giống như người mẹ trong gia đình phải luôn là tấm gương cho con cái noi theo, góp phần định hướng nhân cách của trẻ. Những lời khuyên chân thành, những giải thích kiên nhẫn hay quát mắng trước những lỗi lầm của trẻ có thể ảnh hưởng đến chúng cả cuộc đời. Chính sự nhạy cảm của người phụ nữ sẽ mách bảo các cô giáo để có những ứng xử chuẩn mực trước con trẻ.

Bằng bản năng của người phụ nữ, họ biết cân bằng cuộc sống để đảm nhiệm thiên chức làm vợ, làm mẹ. Để làm gương cho con trẻ, họ phải giữ cho mình một lối sống chuẩn mực, được xã hội trân trọng.

Với những người làm nghề này, không có món quà nào quý giá bằng các bé khỏe mạnh, đến trường đầy đủ, vui vẻ; khi về nhà được những người thân yêu quý, hãnh diện về mình.

Giờ học tại lớp cô Huyền luôn sôi động và hấp dẫn các trẻ

        Mười chín năm nuôi dạy trẻ, lớp của cô chưa từng bị một tai nạn đáng tiếc nào xảy ra. Trong quá trình công tác năm nào cô cũng đạt lao động tiên tiến, được phụ huynh và học sinh yêu mến, cán bộ và nhân dân, đồng nghiệp quý trọng, tin yêu. Không ồn ào nhưng bền bỉ, cô giáo Phùng Thị Huyền chính là những“mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời” đáng để mỗi người chúng ta suy nghĩ.

   

                                                                                 Người viết-Tạ Thị Hằng

Video

Múa mưa trên quê hương
hình ảnh
Tiếng hát một vùng quê
tham quan học tập nha trang

Thư viện ảnh

Trẻ lớp 4-5 tuổi A chơi Bác sỹ Ảnh 20/11/2015 Ảnh HNCBCC năm học 2016-2017