04/2017

28

Thông báo Nghỉ lế 30/4 và 1/5

Thông báo từ : Trường Mầm non Đồng Tĩnh

02/2017

06

Thông báo về việc tuyển dụng GVMN - Tải về

Thông báo từ : Trường Mầm non Đồng Tĩnh

01/2017

16

Quyết định phân công NV năm học 2016-2017 - Tải về

Thông báo từ : Trường Mầm non Đồng Tĩnh

  • Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 17 / 08 / 2015

    Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 17 / 08 / 2015

    Thư mời từ Trường Mầm non Đồng Tĩnh

  • Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 17 / 08 / 2015

    Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

  • Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 24 / 07 / 2015

    Thư mời từ Trường Mầm non Đồng Tĩnh

  • Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 24 / 07 / 2015

    Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về

    Ngày: 24 / 07 / 2015

    Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

Trang riêng

Liên kết web

Lượt truy cập

Đang online: 1
Hôm qua: 4
Tổng truy cập: 154903

Tin tức Tin tức/(Trường Mầm non Đồng Tĩnh)/Giáo dục Mầm non/

Giáo viên mầm non

EM LÀ GIÁO VIÊN MẦM NON

 

Sinh thời, Bác Hồ là người hết lòng yêu thương con trẻ. Tình cảm của Bác là tình cảm cách mạng, tình cảm của thế hệ đi trước dìu dắt thế hệ đi sau để họ kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước sau này. Và bao trùm lên cả tình cảm đối với nhân loại, tình cảm của lòng nhân ái, của người lớn, người tốt đối với trẻ thơ, vì các cháu còn rất bé bỏng, khờ dại non nớt, chưa biết gì, đang cần sự che chở, bảo vệ, chăm sóc, thương yêu.

Những lời dạy của Bác dành cho cô giáo và các cháu nhỏ đều ngắn gọn, dễ nhớ, giản dị, gần gũi nhưng hết sức sâu sắc. Bác nói, “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo…”. “Đối với trẻ em phải dạy thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đất”. Bác ví: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Bác khẳng định: “Nhờ sự chăm sóc như thế, trẻ lớn lên tươi đẹp như hoa hồng mùa xuân”. Lòng yêu trẻ sâu sắc và tha thiết mong muốn trẻ được sống hạnh phúc nên tôi chọn nghề giáo viên mầm non.

Tôi không bao giờ được quên một chân lý bình thường nhưng vĩ đại của D.Iravkin: “Để làm một thầy giáo giỏi trước hết phải biết yêu cái điều mình dạy và những người mình dạy”.

Nghề nuôi dạy trẻ là nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn là “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết  đây là nghề làm vì tình yêu. Nhưng xã hội mấy ai hiểu điều đó.

Để hoàn thành mục tiêu giáo dục mầm non thì người giáo viên mầm non phải thực hiện đa chức năng. Có lúc cô là cô giáo, có lúc cô là mẹ nhưng có lúc cô là bạn, là họa sĩ hay bác sỹ v.v. Trong cuộc đời con người ai cũng phải trải qua tuổi thơ. Chính giai đoạn tuổi thơ ấu đó để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng nhất. Vì vậy, những kiến thức, kỹ năng tình cảm, thái độ ở tuổi mầm non mà trẻ tiếp thu được đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó in sâu trong trẻ suốt cuộc đời. Vì vậy trẻ mầm non luôn đòi hỏi cô giáo nhẹ nhàng, dịu dàng, luôn lắng nghe ý kiến của trẻ ở bất kỳ hoạt động nào trong cả ngày dài dù tâm tư của cô ra sao đi chăng nữa.

Cô cho trẻ ăn, dỗ trẻ ngủ, dạy trẻ thực hiện những điều cần thiết: kỹ năng sống, môi trường xung quanh, kiến thức về toán, văn học, âm nhạc, hội họa,…tất cả những việc ấy vẫn chỉ là một cô với mấy chục trẻ.

Một ngày của cô giáo mầm non là 10 tiếng ở trường, về nhà cô lại cần mẫn soạn giáo án, lại làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ. Có lẽ chỉ những người trong ngành mới biết chúng tôi phải chuẩn bị đồ dùng học tập cho trẻ như thế nào. Với một tiết toán, với 42 trẻ mà dạy trẻ “đếm trong phạm vi 4, nhận biết nhóm có 4 đối tượng, nhận biết số 4” thì chúng tôi phải có 168 đồ dùng cho cả lớp và nếu tiết “xếp tương ứng 1-1” thì chúng tôi phải gấp đôi số đồ dùng đó. Vậy chúng tôi phải làm vào lúc nào? Đêm là lúc mọi người yên giấc nhưng chúng tôi phải thức khuya, phải dậy sớm hơn mọi người rất nhiều để hoàn thành công việc. chúng tôi phải mất hàng giờ để làm giáo án powerpoint dành cho một hoạt động 25-30 phút. Trong khi mỗi ngày của trẻ ở trường là bao nhiêu hoạt động khác nhau? Thời gian dành cho gia đình thì sao? Nói không có thì không ai tin nhưng quả thật thời gian dành cho con cái, cho gia đình chẳng là bao, muốn kèm con học bài cũng khó. Chỉ còn cách con học, mẹ soạn bài  bên cạnh, khi nào con không hiểu thì hỏi mẹ.

Không ít người giáo viên mầm non bỏ nghề vì áp lực công việc, vì mục tiêu giáo dục đề ra ngày càng cao mà cơ sở vật chất thì thiếu thốn, vì sự vô tâm và lạnh lùng của những phụ huynh không hiểu cô giáo mầm non phải chịu áp lực như thế nào, họ chỉ nghĩ mỗi ngày đến lớp con họ được ăn, ngủ, múa hát, cô trông cho con mình không bị ngã hay đau là đươc,  bỏ nghề vì không đủ sức khỏe để cáng đáng công việc quá tải nhiều ngày,…và hơn cả là vì xã hội chưa coi trọng cô giáo mầm non mà chỉ là “Ôsin có bằng cấp”. thật lòng có lúc tôi cảm thấy cô giáo mầm non chúng tôi không có giá trị gì thì phải.

Nhưng không ít người vẫn theo đuổi nghề mấy chục năm, tôi yêu quý và cảm phục những người đồng nghiệp đáng kính ấy. Nên tôi đang cố gắng học hỏi ở họ lòng kiên trì, nhẫn nại. Tôi cố gắng thực hiện không chỉ trẻ mới có khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” mà tôi cũng như trẻ.

Tôi yêu thương trẻ, tôi luôn cởi mở, gần gũi trẻ, luôn biết quan tâm, lắng nghe trẻ nói, tôi luôn biết pha sự hóm hỉnh, hài hước của mình trong các giờ hoạt động của trẻ nhằm mang lại tâm thế thoải mái cho trẻ. Như vậy trẻ sẽ phát huy hết sự tích cực của bản thân, trẻ cởi mở đưa ra ý kiến của mình để tôi có thể biết được mức độ nhận thức của trẻ về vấn đề tôi đưa ra đến đâu. Như thế cũng đồng nghĩa rằng tôi rất thoải mái, vui vẻ, giảm áp lực tâm lý cho bản thân mình. Tôi nắm bắt tâm lý trẻ để đưa ra phương pháp giáo dục hợp lý, đặc biệt là trẻ khuyết tật lớp tôi. Như thế trẻ khuyết tật cũng được quan tâm, được hoàn thành nhiệm vụ giống như các bạn cùng lớp. nghĩa là trẻ đó cũng vui vẻ và hạnh phúc vô cùng, không cảm thấy mình cô đơn, lạc lõng giữa bạn bè. Giờ ăn, tôi dỗ dành trẻ nhẹ nhàng, giờ ngủ tôi luôn vỗ về, an ủi trẻ để trẻ cảm thấy sự ấm áp và thấy mình thuộc về “nơi này”. Vậy là tôi đã đạt được mục tiêu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cho cả cô và trẻ lớp tôi.

Tất cả những cố gắng và nỗ lực đó là lòng yêu trẻ như Bác Hồ đã dạy cho những người giáo viên chúng tôi. Tôi tự hào vì mình đang góp sức nhỏ vào công cuộc xây dựng xã hội tốt đẹp, góp phần đào tạo nhận tài cho xã hội mai sau. Tôi nỗ lực để mong sự nghiệp giáo dục phát triển, nỗ lực để xã hội có cái nhìn đúng đắn về người giáo viên mầm non.

 

Video

Múa sen
Múa cô giáo về bản
Bông hoa cúc trắng
Niềm vui ngày khai trường

Thư viện ảnh

Tọa đàm 20/11/2016 Khai giảng 2015-2016 Khai giảng 2016-2017