Ngày: 02/12/2014
1. Ý NGHĨA:
-Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo, làm thế nào để trẻ năng động sáng tạo hơn, tạo được hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, trẻ được học mà chơi, chơi mà học.
-Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mẫu giáo là luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng lại mau chán. Đối với trẻ trò chơi là một phát hiện mới, kích thích tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với trường Mầm non. Đồ dùng, đồ chơi nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố kiến thức của bài học, phát hiện ra kiến thức mới một cách nhẹ nhàng hơn.2. NỘI DUNG:
-Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ trên cơ sở đó khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, là phương hướng đổi mới phương pháp dạy ở bậc học Mầm non. Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn trẻ vào những đồ dùng đồ chơi, nhất là những đồ chơi tự tạo của giáo viên phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm lứa tuổi trẻ.
-Nhằm thực hiện tốt Thông tư 17/2009/TT-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 25 tháng 7 năm 2009 V/v ban hành chương trình giáo dục mầm non (GDMN) và Thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 11 tháng 02 năm 2010 V/v ban hành Danh mục Đồ dùng –Đồ chơi –Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non (GDMN).Để thực hiện tốt chương trình GDMN trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trường tổ chức hội thi “Đồ dùng dạy học sáng tạo” theo kế hoạch của Sở, của Phòng phổ biến.
-Trường phổ biến cho tập thể giáo viên qua Hội nghị CCVC và kế hoạch chuyên môn của trường.
-Tổ chức hội thi chấm, tuyển chọn “Đồ dùng dạy học sáng tạo” cấp trường từ ngày 19/11 đến ngày 21/11/2014 –Công nhận đạt 4/11 đồ dùng cấp trường (1 giải I, 1 giải II và 2 giải III).
-Tổ chức cho trẻ quan sát, trải nghiệm với đồ dùng nhằm kích thích sự tò mò, khám phá nên trẻ rất hứng thú tích cực thảo luận và bình chọn đồ dùng trẻ yêu thích.-Tạo điều kiện cho phụ huynh tham quan sản phẩm của các cô qua hội thi cấp trường, nhằm nắm được các hoạt động của nhà trường và hiểu ý nghĩa của việc phối hợp với giáo viên hổ trợ nguyên vật liệu phế thải để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi dạy trẻ và dự thi cấp trường…
-Động viên giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động với đồ dùng qua các hoạt động học, hoạt động góc và mọi lúc mọi nơi nhằm phát huy tính tích cực, năng động và sáng taọ của trẻ.
-Tổ chức cho trẻ tham gia cùng cô tạo ra nhiều sản phẩm qua chủ đề, các hoạt động khác để giúp cô trong việc làm đồ dùng dạy học hàng ngày…
3. RÚT KINH NGHIỆM:
Qua hội thi “Đồ dùng dạy học sáng tạo” cấp trường rút ra một số kinh nghiệm như sau:
-Mục đích của một số đồ dùng còn hạn chế về kiến thức, tư duy của trẻ và chưa bám sâu vào mục tiêu chương trình GDMN.
-Sử dụng nguyên vật liệu để làm đồ dùng chưa phong phú, đa dạng và sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên còn ít.
-Độ bền của đồ dùng chưa cao.
-Khả năng sáng tạo qua đồ còn hạn chế… Đó là một số kinh nghiệm qua hội thi “Đồ dùng dạy học sáng tạo” cấp trường trong năm học này cần khắc phục trong thời gian tới.
Trên đây là bài viết về thông tin hoạt động nổi bật trong tuần 4 tháng 11 năm 2014 của trường mầm non Nhơn Nghĩa./.