Tin từ đơn vị khác
320 em nhưng chỉ có 116 học sinh đi
khai giảng
Đó
là thực trạng đang xảy ra tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Liên
tiếp từ ngày 3-7/9/2015, hàng trăm người dân và học sinh Trường THCS Nghi Thiết
đã kéo lên trụ sở UBND xã Nghi Thiết để phản đối việc sáp nhập trường THCS Nghi
Thiết với trường THCS Nghi Tiến (thành trường THCS Tiến Thiết theo đề án sáp nhập
của ngành giáo dục Nghệ An từ năm 2008).
Theo
đó, khi sáp nhập hai trường làm một, thì học sinh của THCS Nghi Thiết sẽ phải
sang địa bàn xã Nghi Tiến để đi học.
Phụ
huynh, học sinh kéo lên xã phản đối việc sáp nhập trường học.
“Cháu
thấy đi học ở bên đó xa lắm, đường đi lại khó khăn, phương tiện ô tô nhiều
rất nguy hiểm. Chúng cháu cũng đã đến trường rồi, đi học rồi nhưng khi ra về
thường bị các bạn ở đây chặn đánh, phá xe… Chúng cháu muốn được học ở trường cũ
hơn, vì cơ sở vật chất ở đây cũng khá và đẹp”, em Võ Văn Thương, học sinh lớp 7
cho biết.
Còn
ông Phan Văn Đấu (62 tuổi, trú xóm Bắn, xã Nghi Thiết) cho biết: “Theo chủ
trương thế nào đi nữa nhưng phụ huynh chúng tôi cũng chưa rõ, bởi họ không họp
bàn gì với chúng tôi cả. Nếu giả thiết trường này có dời đi địa phương khác thì
phía xã, nhà trường cũng phải họp bàn với phụ huynh chứ. Chúng tôi là người lớn
đi lại cũng thấy vất vả rồi, chứ nói chi đến các cháu học sinh, đặc biệt các
cháu từ lớp 5 lên lớp 6, thì đi lại càng vất vả hơn…”.
“Theo
nguyện vọng của nhân dân Nghi Thiết chúng tôi thì nên để các em học sinh ở lại
học trường cũ. Bởi ở đây cơ sở vật chất cũng tốt, ngôi trường đến nay có bề dày
gần 20 năm rồi, bao thế hệ đi trước trưởng thành từ ngôi trường này, lẽ nào nay
lại phá bỏ đi… Hơn nữa học sinh học sinh (các em học cấp 2) ở xã Nghi Thiết có
320, một con số gần gấp đôi của học sinh cấp 2 xã Nghi Tiến, thì cớ chi lại
chia rẽ các em với ngôi trường này”, ông Phan Văn Đấu cho biết thêm.
Ngôi
trường THCS Nghi Thiết khang trang hai tầng nay đã đóng cửa.
Còn
ông Trần Trung Hữu, xóm Tân Long bức xúc không kém: “Các cháu đi học xa, có
hôm học 5 tiết các cháu về đến nhà thì nằm liệt không ăn được cơm mà mẹ các
cháu phải cho uống sữa. Đặc biệt hiện nay mùa mưa bão đến nơi, cho nên việc đi
học đường xa như vậy thì rất nguy hiểm…”.
Chỉ có khoảng 90/320 em đi học ngày
đầu tiên
Người
dân bức xúc kéo lên hội trường xã tụ tập phản đối, họ cho rằng số học sinh của
xã Nghi Thiết gần gấp 2 lần xã Nghi Tiến nhưng lại bắt các em xã Nghi Thiết
sang xã khác học là không công bằng.
Sau
ngày khai giảng năm học mới, bước vào ngày đầu tiên của tuần thứ 2 tháng 9, thì
chỉ có 91 em hệ THCS xã Nghi Thiết đến trường đi học (đến trường THCS Tiến Thiết
ở xã Nghi Tiến), còn lại 229 em nghỉ ở nhà. Bởi nhiều lý do, trong đó lý do đơn
giản nhất là việc phụ huynh phản đối việc sáp nhập trường, đường đi lại quá xa,
nguy hiểm…
Trưa
7/9, trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Văn Thành - Chủ tịch xã Nghi Thiết khẳng
định, việc sáp nhập trường THCS Nghi Thiết với THCS Nghi Tiến thành trường THCS
Tiến Thiết là làm theo chủ trương chung của tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc.
Ông
Thành cũng cho biết thêm, thời gian đầu, lúc mới sáp nhập (do trường THCS xã
Nghi Tiến đang xây dựng dở nên chia học làm hai nơi) thì học sinh đi học đầy đủ,
chấp hành tốt. Tuy nhiên, đến ngày 3, 4/9, phụ huynh tập trung, phản ánh về việc
sát nhập trường là bất hợp lý. Ngày 4/9, Phòng GD&ĐT huyện Nghi Lộc, UBND
xã Nghi Thiết đã làm việc với 53 phụ huynh để tìm tiếng nói chung.
Lên
đến đỉnh điểm là sáng ngày 7/9, chỉ có 91 em trong số 320 em hệ THCS xã Nghi
Thiết đến trường, còn lại ở nhà cùng với bố mẹ, ông bà, anh chị… tập trung kéo
lên trụ sở UBND xã Nghi Thiết để tiếp tục phản đối.
Tại
đây, PV Dân trí được người dân cho rằng việc làm trên không không thiết thực,
không đúng, chèn ép… Và đại đa số người dân đưa ra dẫn chứng, chứng minh nào là
cơ sở vật chất Trường THCS xã Nghi Thiết rất tốt, trường xây 2 tầng, khang
trang sạch sẽ; rồi đến số lượng học sinh THCS của xã Nghi Thiết gần gấp đôi số
học sinh THCS xã Nghi Tiến nên việc sáp nhập trường Nghi Thiết với Nghi Tiến là
không thể chấp nhận.
“Học
sinh khối 6 đi học quá xa, nên không đảm bảo được sức khỏe. Đoạn đường đến trường
không đảm bảo an toàn giao thông nên điểm trường không phù hợp. Việc sát nhập
trường mà không thông qua ý kiến của người dân. Tiếp nhận những ý kiến của người
dân, đại diện Phòng GD&ĐT, xã đã có giải trình. Điểm trường hoàn toàn phù hợp
với học sinh hai xã. Khoảng cách học sinh Nghi Thiết xa nhất là 4km, còn học
sinh Nghi Tiến xa nhất là 5km. Ngoài ra, quỹ đất không đủ nên phải đặt điểm trường
ở đó. Hiện nay, ngôi trường đã khang trang, sạch đẹp nên chất lượng giáo dục sẽ
tốt hơn. Việc UBND huyện, xã đã có chỉ đạo họp phụ huynh nhưng trường THCS Nghi
Thiết và Nghi Tiến lại tiến hành chậm, như vậy là sai”, ông Thành nói.
Cũng
theo ông Thành, hiện số lượng học sinh THCS của hai xã Nghi Thiết và Nghi Tiến
là 530 học sinh, trong đó xã Nghi Thiết có 320 em. Ngày khai giảng năm học mới
(5/9), số học sinh THCS Nghi Thiết tới trường là 116 em. Và hôm nay (7/9), ngày
đầu tiên sau ngày khai giảng chỉ có 91 em đi học, vắng 229 em, một con số đáng
lo ngại. Khi các em không đến trường thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kiến thức học
mà các em đã bỏ qua.
Ông
Bùi Văn Thành - Chủ tịch UBND xã Nghi Thiết khẳng định việc sáp nhập là đúng chủ
trương.
Ông
Thành cũng khẳng định: “Việc sáp nhập trường là chủ trương của Nhà nước, được sự
chỉ đạo của UBND huyện, Phòng GD&ĐT nên năm 2008, xã Nghi Thiết đã có chủ
trương sáp nhập. Tuy nhiên, do khó khăn về cơ sở vật chất nên chưa thể tiến
hành. Đến năm 2015, khi cơ sở vật chất đã được đảm bảo thì chúng tôi mới thực
hiện. Hơn nữa đây cũng là điểm trường được đặt ở giáp ranh giữa hai xã nên
không xa như bà con nói”.
Nói
về các biện pháp sắp tới, ông Thành chia sẻ: “Thời gian này và sắp tới chúng
tôi sẽ làm công tác tuyên truyền, vận động sẽ được xã chú trọng quan tâm, đối
thoại trực tiếp với người dân, giải tán các phần tử quá khích không liên quan tới
vụ việc. Tình hình diễn ra đang làm cho xã Nghi Thiết rất quan ngại, bởi trước
đó số lượng học sinh bỏ học sớm để đi làm đã diễn ra nhiều ở địa phương”.
Dù
đã quá trưa sang chiều nhưng người dân bức xúc kéo đến trường và xã để phản đối.
Hiện
nay, giữa người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa tìm được tiếng nói
chung, nên có khoảng 230 em học sinh THCS xã Nghi Thiết đang nghỉ học kể từ sau
ngày khai giảng.
- Học sinh dân tộc thiểu số hòa cùng niềm vui trong lễ khai giảng
- Tưng bừng lễ khai giảng ở ngôi trường gần 100 tuổi
- Trong lễ khai giảng năm nay, niềm vui của thầy và trò trường Hua La như được nhân đôi thêm bởi nhà trường vinh dự đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Tới dự buổi lễ có Trưởng ban Dân vận thành uỷ, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Sơn La, Phòng Tham mư
- Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa dự lễ khai giảng tại ngôi trường nhiều kỷ niệm