Tin từ đơn vị khác

Đi chân trần trên thủy tinh có thật sự nguy hiểm?

Mới đây, cuốn sách dạy học sinh tiểu học bước chân trần trên thảm rải thủy tinh gây xôn xao dư luận. Nhiều người cho rằng, hành động được cho là "thể hiện lòng dũng cảm" này thực sự nguy hiểm với ngay cả người lớn. 

 

Khi giẫm lên nhiều mảnh, áp lực lúc này sẽ được dàn đều trên mỗi phần da tiếp xúc với thủy tinh. Áp suất cũng theo đó mà giảm đi nhiều lần, giúp chúng ta không hề bị thương.

Khi được yêu cầu bước qua tấm thảm rải nhiều mảnh vỡ thủy tinh, không ít người phải run sợ khi nghĩ đến viễn cảnh bị hàng ngàn mảnh thủy tinh sắc nhọn cứa vào chân. Tuy nhiên trên thực tế, đã có rất nhiều người bước chân trần trên vụn thủy tinh mà không sao. Tại sao lại như vậy?

 

Về nguyên tắc vật lý, bàn chân nên nhấc cao rồi hạ xuống thì áp lực từ trên áp xuống trải đều ra mảnh chai, khi đó sẽ không có bất kì vết thương nào.

Thực chất, đây chỉ là một hiện tượng vật lý đơn giản mang tên “áp suất”. Áp suất trong vật lý là áp lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc của vật thể. Trong trường hợp này, lực được tính dựa trên cân nặng. 

Nếu như bạn chỉ giẫm lên một mảnh thủy tinh sắc nhọn, áp suất sẽ rất lớn do toàn bộ trọng lực của cơ thể dồn lên một mảnh thủy tinh duy nhất - lực này đủ lớn để đâm thủng da chúng ta.

Tuy nhiên, khi giẫm lên nhiều mảnh, áp lực lúc này sẽ được dàn đều trên mỗi phần da tiếp xúc với thủy tinh. Áp suất cũng theo đó mà giảm đi nhiều lần, giúp chúng ta không hề bị thương. 

Theo ông Lê Trung Kiên, Phó giám đốc Trung tâm cảm xạ TP HCM, trao đổi với VnExpress cho biết, việc đi trên mảnh chai vỡ là rất bình thường, chỉ cần họ được hướng dẫn cẩn thận bởi những người có kinh nghiệm là được.

Tác giả: Anh Chiến

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
rua tay
giải trí
Dân vũ Bống bống bang bang - nhảy đồng diễn cực đẹp của 300 học sinh tiểu học
Niềm Vui Đến Trường - Khai giảng năm học mới - Trường Tiểu học Chu Văn An