Tin từ đơn vị khác
Theo
đó, hiện Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản đề nghị các phòng GD-ĐT rà soát
và chọn đơn vị triển khai thí điểm. Cụ thể, thành phố Nha Trang sẽ triển khai
thí điểm 3 trường; các huyện, thị xã, thành phố còn lại trên địa bàn sẽ triển
khai thí điểm một trường.
Để
triển khai thí điểm đạt hiệu quả, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa quy định các cơ sở phải
đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động
làm quen với ngoại ngữ của trẻ; giáo viên phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng Sư
phạm ngoại ngữ (hoặc cao đẳng ngoại ngữ) trở lên, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4
trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Theo
Sở GD-ĐT Khánh Hòa, việc triển khai thí điểm dạy Tiếng Anh nhằm tạo cơ hội cho
các cháu sớm tiếp cận với ngoại ngữ để có được nền tảng vững chắc trước khi học
ở mức độ cao hơn. Được biết, việc tổ chức thí điểm cho trẻ mầm non làm
quen với ngoại ngữ được thực hiện thông qua các trò chơi, bài hát, tranh ảnh…
nhằm tạo niềm vui, hứng thú cho trẻ khi được làm quen với một ngôn ngữ mới.
Bên cạnh đó, việc thí điểm này không ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình
giáo dục mầm non, việc huy động trẻ ra lớp và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em năm tuổi.
- Trường đóng cửa, 400 trẻ chen chúc học trong nhà văn hóa thôn
- Hàng rào của ngôi trường mầm non nơi hai cậu nhóc dùng xẻng đồ chơi đào cát để tẩu thoát. Cuộc 'đào tẩu' có vẻ đã được lên kế hoạch rất tỉ mỉ từ trước. Hai cậu nhóc lợi dụng giờ chơi ngoài sân trường cuối buổi chiều để trốn đi ngay trước mũi gi
- Bộ GD&ĐT lấy ý kiến điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non
- Đắk Nông thiếu gần 500 giáo viên mầm non