Tin tức : (Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng)/Cải Cách hành chính / Văn bản

Chi bộ 5 thuộc Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng thực hiện chuyên đề về Cải cách hành chính

23/06/2016

     

      Cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chi bộ 5 (phòng Tổ chức cán bộ) thuộc Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính ở Sở Giáo dục và Đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực; tuy nhiên, vẫn còn không ít những hạn chế. Do đó, thực hiện chuyên đề năm 2016, chi bộ 5 chọn chuyên đề “Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng” để sinh hoạt trong chi bộ.
      Tại Nghị quyết số 07/NQ-CB5, ngày 27/5/2016, chi bộ 5 chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác cải cách hành chính của Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2015 như sau:
      Về hạn chế:
      - Việc ban hành kế hoạch thực hiện cải cách hành chính và công tác báo cáo đôi lúc chưa kịp thời;
      - Công tác tuyên truyền cải cách hành chính còn mang tính hình thức; 
      - Việc kiểm tra công tác cải cách hành chính tại các phòng ban và đơn vị trực thuộc chưa được thực hiện thường xuyên;
      - Việc tham mưu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành đôi lúc chưa kịp thời;
      - Chưa cung cấp, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3;
      - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và cải cách hành chính còn nhiều hạn chế;
      - Chưa cập nhật các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo;
      - Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức được nâng lên nhưng chưa đạt chỉ tiêu quy định;
      - Chưa có sáng kiến đột phá trong công tác cải cách hành chính ở cơ quan và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc;
      - Việc ứng dụng phần mềm một cửa điện tử chưa được kiểm tra, quản lý thường xuyên.


Phần mềm một cửa điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng


      Nguyên nhân hạn chế:
      - Một số công chức, viên chức chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính;
      - Các phòng ban Sở và các đơn vị trực thuộc còn nặng về công tác chuyên môn, chưa quan tâm nhiều đến công tác cải cách hành chính;
      - Cán bộ phụ trách công tác cải cách hành chính ở cơ quan và các đơn vị trực thuộc chưa được tập huấn nhiều về nghiệp vụ về công tác cải cách hành chính;
      - Chưa gắn kết quả việc thực hiện công tác cải cách hành chính với công tác thi đua khen thưởng.
Nghị quyết cũng thống nhất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tại Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng, cụ thể như sau:
      1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác cải cách hành chính: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cần tập trung ở một số vấn đề sau: Quán triệt và nhận thức rõ đây là vấn đề quan trọng, được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết của các đảng bộ, chi bộ; đồng thời triển khai thực hiện cùng với sự đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm; xử lý kịp thời những trường hợp sai quy định; kịp thời nêu gương, nhân rộng điển hình tốt.
      2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, mục đích, ý nghĩa và nội dung, chương trình của công tác cải cách hành chính cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ở đơn vị. Cần khẳng định vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền đối với công cuộc cải cách hành chính, từ đó cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này trong quá trình cải cách hành chính ở Sở Giáo dục và Đào tạo. Cần sử dụng đa dạng và phối hợp nhiều hình thức tuyên truyền  như: tuyên truyền trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng,  qua các cuộc họp, hội nghị, qua trang thông tin điện tử…; nội dung tuyên truyền phải thật sự gần gũi, cần thiết, gắn liền với công việc, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
      3. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ cải cách hành chính; phân công thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính dựa trên năng lực, sở trường của công chức, viên chức nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác cải cách hành chính.
      4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, kịp thời chấn chỉnh những sai sót và nêu gương điển hình đối với các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính. Hàng năm, thành lập tổ kiểm tra công tác cải cách hành chính, tiến hành kiểm tra các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở. 
      5. Gắn công tác cải cách hành chính với công tác thi đua, khen thưởng và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Cần xây dựng tiêu chí đánh giá cá nhân, tập thể trong đó có tiêu chí thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành và bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân.
      Theo ông Danh Hoàng Nguyên, Bí thư chi bộ 5, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, trong thời gian tới, chi bộ 5 tích cực tham mưu cho Đảng ủy Sở trong công tác chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính; tổ chức tuyên truyền về tầm quan trọng và nội dung, chương trình cải cách hành chính cho toàn thể đảng viên của chi bộ nhằm nâng cao nhận thức của đảng viên về nhiệm vụ công tác cải cách hành chính. Đồng thời, phòng Tổ chức cán bộ tăng cường công tác tham mưu cho lãnh đạo Sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; tham mưu xây dựng tiêu chí thi đua trong đó có tiêu chí thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; chủ trì, phối hợp với Phòng Cải cách hành chính, Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác cải cách hành chính cho các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở và các đơn vị trực thuộc.

Thanh Bình

Tải về

Xem thêm...

Thư viện ảnh


  • 2014-10-11

  • 2014-09-24

  • 2014-09-24

  • 2014-10-11

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online:

Hôm nay:

Tổng lượng truy cập: