Tin tức Tin tức/(Trường MN Thường Thắng)/Hoạt động chuyên môn/
Tăng cường giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non
Trò chơi nói chung và trò chơi phát triển vận động nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, đối với trẻ mầm non trò chơi là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và hình thành nhân cách cho trẻ. Mỗi một trò chơi hay một loại trò chơi nào đó đều có vai trò quan trọng khác nhau, với trò chơi phát triển vận động góp phần tác động lên nhiều nhóm cơ làm tăng cường quá trình trao đổi chất, hình thành các thói quen vận động, hoàn thiện các tố chất thể lực của trẻ: nhanh, mạnh, bền, khéo. Trò chơi phát triển vận động còn ảnh hưởng tới quá trình tâm lý như chú ý, tư duy, tưởng tượng…Ngoài ra trò chơi phát triển vận động còn giúp trẻ hình thành và củng cố ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm…
Sự phát triển về vận động cơ bản, ngoài việc trẻ đi đứng, chạy nhảy tương đối vững vàng, nhanh nhẹn thì sự phối hợp vận động giữa cơ thể và chân tay nhịp nhàng hơn, khả năng giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn, trẻ có thể tham gia các trò chơi ném, bắt bóng chính xác, có thể đi xe đạp 3 bánh, chơi được các trò chơi” Đi trên cầu” không bị ngã hay chơi nhảy lò cò, đánh đu….Các cử động của đôi bàn tay trẻ đã khéo léo và chính xác hơn, lúc này trẻ biết sử dụng kéo để cắt và có thể cắt giấy theo đường thẳng, biết cầm bút và vẽ tương đối tốt. Có thể nói rằng trên cơ sở phát triển tâm sinh lý của trẻ có thể chấp nhận được sự hướng dẫn chơi một cách tỉ mỉ, logic của cô giáo và người lớn. Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên ngoài việc nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cần phải có khả năng tổ chức tốt các trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đối với trẻ: “Chơi mà học, học qua chơi”. Nếu không chơi trẻ sẽ không phát triển được, mỗi loại trò chơi lại giúp trẻ phát triển ở các lĩnh vực khác nhau. Qua trò chơi phát triển vận động các kĩ năng vận động thô (cơ bắp lớn) và vận động tinh cơ nhỏ ở bàn tay, ngón tay giúp cho việc cầm, nắm tinh xảo, chuẩn bị học vẽ, viết và khả năng phối hợp tay - mắt. Trong khi vận động, cơ thể trẻ sẽ dần đạt được sự khéo léo, các cử động sẽ chính xác và trẻ làm chủ tốt những vận động của mình. Việc tổ chức trò chơi sao cho hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia chơi hứng thú, tích cực, đạt yêu cầu của trò chơi là việc không hề dễ dàng, đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết cách tổ chức và duy trì hứng thú và thường xuyên sáng tạo trò chơi phù hợp với từng chủ đề.
Sau đây là một số hình ảnh trẻ tham gia trò chơi:
Trẻ tham gia chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất”
Trẻ tham gia chơi trò chơi ''Chạy tiếp cờ''
Trẻ chơi trò chơi “ Bé làm nghé ọ”
Trẻ chơi trò chơi '' Chuyền bóng"
Trẻ chơi trò chơi: '' Cắp cua bỏ giỏ"
Tin cùng chuyên mục
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THƯỜNG KỲ
- CHUÂN BỊ CHO HỘI THI GVG CẤP HUYỆN VÒNG 3
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THƯỜNG KỲ
- TỔ CHỨC TỐT VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHO TRẺ
- TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ TRANG TRÍ LỚP HỌC
- HỌC CHUYÊN ĐỀ HÈ. NĂM HỌC 2015- 2016
- HỘI GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY 20/10/2015
- KIỂM TRA TOÀN DIỆN GIÁO VIÊN
- BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO CÁN BỘ GIÁO VIÊN
- HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 -2016