Tin tức Tin tức/(Trường MN Thường Thắng)/Hoạt động chuyên môn/
ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TRẺ THƠ
Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là một món ăn tinh thần tạo cho trẻ cảm giác đầm ấm, an toàn, vui tươi. Đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng giúp cho những trẻ thụ động nhút nhát trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính chất mạnh mẽ lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh của âm nhạc. Nhà sư phạm Xukhomlinki đã khẳng định “ Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo”
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc.
Với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì phương pháp dạy tích hợp các hoạt động âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các hoạt động khác trở nên sinh động hơn. Giáo viên luôn tạo cơ hội để trẻ nói ra những suy nghĩ của mình và thường xuyên động viên khen ngợi trẻ kịp thời. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của mình thì trẻ sẽ tự tin hơn, đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong những giờ hoạt động khác.
Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong hoạt động. Qua đó giúp trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Trẻ biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó tạo ra cái đẹp. Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
Trẻ tham gia hoạt động âm nhạc vận động bằng các hình thức khác nhau
Trẻ vận động theo nhịp bài hát
Tin cùng chuyên mục
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THƯỜNG KỲ
- CHUÂN BỊ CHO HỘI THI GVG CẤP HUYỆN VÒNG 3
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THƯỜNG KỲ
- TỔ CHỨC TỐT VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHO TRẺ
- TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ TRANG TRÍ LỚP HỌC
- HỌC CHUYÊN ĐỀ HÈ. NĂM HỌC 2015- 2016
- HỘI GIẢNG CHÀO MỪNG NGÀY 20/10/2015
- KIỂM TRA TOÀN DIỆN GIÁO VIÊN
- BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO CÁN BỘ GIÁO VIÊN
- HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 -2016