• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tổ chức
  • Tin tức
  • Thư viện ảnh
  • Thực đơn
  • Văn bản
  • Liên hệ
  • Hệ thống

Tin tức/(Trường MN Thanh Nhàn)/ĐỀ THI/

Nhật Bản: “Giáo dục đạo đức” là cốt lõi

Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định giáo dục Nhật Bản thời kỳ cận-hiện đại được bắt đầu từ thời Minh Trị (1868-1912). Tuy nhiên, các văn bản pháp luật, các quy định giáo dục thời Minh Trị chưa nhắc đến “triết lý giáo dục”. Mãi sau Thế chiến thứ II, các nhà nghiên cứu giáo dục người Nhật cho rằng giáo dục Nhật Bản ngay từ trước 1945 vận hành theo triết lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức” - được thể hiện trong Sắc chỉ giáo dục (hay còn được biết đến là “thánh chỉ” của Thiên hoàng Minh Trị ban bố vào năm 1879). Triết lý “đạo đức” trong thánh chỉ của Minh Trị chứa thông điệp giáo dục đạo đức mang màu sắc Nho giáo - hết lòng vì vua, trung quân mới là ái quốc.

Từ “thầy công bằng” đến “trò cống hiến”

Thời Minh Trị, từ triết lý “đạo đức”, không phân biệt hoàn cảnh, sắc tộc, tôn giáo, giai tầng của bất cứ thanh niên nào, hễ có tiềm năng và phát huy được tố chất, mong mỏi và khát vọng phát triển quốc gia, chính phủ Nhật liền đưa sang các nước phương Tây để tiếp thu các giá trị khoa học kỹ thuật, công nghệ mới rồi quay về phục vụ “vua”. Triết lý “đào tạo người phục vụ cho đất nước” dựa trên nguyên tắc công bằng nhanh chóng mang về hiệu quả khi nhân tài từ phương Tây trở về phục vụ Nhật Bản.

Giáo dục Nhật nhờ đó mà học hỏi tinh túy từ hệ thống giáo dục nước ngoài: Hệ thống hành chính giáo dục chặt chẽ và trật tự của Pháp; hệ thống đại học “người dẫn đầu”, tập trung phát triển giáo dục đại học theo mô hình các trường đại học ưu tú của Đức; mô hình trường học công lập dựa trên đạo đức và sự công bằng cho mọi người từ Anh; cùng với phương châm “Trường học phải đảm bảo sự phát triển cho tất cả trẻ em” đến từ John Dewey, một nhà triết học và nhà cải cách giáo dục Mỹ. Nhờ việc dạy cho trẻ triết lý “ái quốc”, một lực lượng đông đảo trí thức Nhật tiếp thu Tây học nhanh chóng quay về, đưa Nhật Bản theo kịp quá trình hiện đại hóa quốc gia với nhiều nước phương Tây.

Bài 2: Nhật Bản:“Giáo dục đạo đức” là cốt lõi
Giáo dục Nhật Bản tạo ra những con người biết cống hiến cho đất nước trên nền tảng “kỷ luật thép” và sự chia sẻ gánh nặng với mọi người xung quanh. (Ảnh minh họa: jaccc.org)

Hiện nay các lớp học ở Nhật không tổ chức theo kiểu “gom học sinh có điểm số cao lại với nhau”. Nhà trường cũng không chủ trương “khoe” kết quả học tập của các em đến mọi người, vì cho rằng điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của trẻ, mọi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường bình đẳng.

Cho đến vài năm gần đây Nhật Bản mới chủ trương thí điểm kỳ thi cho các em lớp 6 và lớp 9 nhằm giám sát hiệu suất của hệ thống giáo dục chứ không phải đánh giá năng lực học sinh. Kỳ thi chính thức duy nhất chỉ được tổ chức để các em học sinh vào học trường trung học và đại học.

Gánh nặng thi cử được chia sẻ lên vai của thầy cô, cha mẹ, bạn bè cùng lớp của các em học sinh. Thầy cô dạy cho trẻ nghĩa vụ giúp bạn vượt khó vì đó là giá trị “đạo đức” - yếu tố truyền thống của người Nhật, đồng thời cũng là cơ hội để cả học sinh yếu tiến bộ, còn học sinh giỏi trải nghiệm và rút kinh nghiệm được nhiều điều từ người bạn của mình.

Trách nhiệm của thầy cô với trẻ rất cao, được thể hiện thông qua môi trường học tập thầy cô xây dựng cho trẻ trải nghiệm; mối quan hệ tương trợ của thầy cô với trẻ em ngoài giờ học; sự kết hợp giữa thầy cô với phụ huynh để giúp trẻ vượt khó khăn và phát triển toàn diện. Năng lực của giáo viên được đánh giá thông qua những thành quả hiện hữu, những sáng kiến đột phá, mức độ đóng góp vì cộng đồng… của các em học sinh mà họ giảng dạy (chứ không phải điểm số).

Bên cạnh đó, hiệu trưởng và giáo viên của các trường học được phân bố theo các quận và luân chuyển thường xuyên để đảm bảo rằng không có bất kỳ sự độc tài nào tồn tại. Chưa kể việc phân bổ tài chính, y tế, khuyến học… từ chính phủ cũng rất công bằng, nhằm hình thành tư duy công bằng trong suy nghĩ trẻ. Từ triết lý “đạo đức”, môi trường giáo dục công bằng qua nhiều thế hệ tạo ra một nước Nhật rất minh bạch, với tỉ lệ tiêu cực và tham nhũng rất thấp. Theo số liệu mới nhất, Nhật Bản đứng thứ 17/178 nước trên thế giới về minh bạch.

Ý thức “tuân thủ kỷ luật” tuyệt đối

Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong (Nigeria) trong bài viết “Triết lý giáo dục và những ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của quốc gia” đã dẫn lời nhà nghiên cứu giáo dục F. N. Kerlinger (1951) nhận định giáo dục Nhật Bản sau thời Minh Trị, rõ nhất là từ giữa thế kỷ 20 cho đến tận nay, vẫn vận hành theo triết lý “shữshin”. Hiểu nôm na, “shữshin” được gói gọn trong từ “đạo đức” - trung tâm của giáo dục kiến thức, đời sống, sinh hoạt, kỹ năng làm việc của người Nhật.

Nhà giáo Nguyễn Quốc Vương, ĐH Sư phạm Hà Nội, trong bản dịch Luật giáo dục cơ bản (được Quốc hội Nhật Bản ban hành lần đầu năm 1947 và sửa đổi năm 2006) đã chỉ ra triết lý “đạo đức làm nền tảng trong giáo dục” của người Nhật được mô tả: “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng quốc dân có thể mài giũa nhân cách bản thân...”. Tuy nhiên, triết lý giáo dục “đạo đức” không còn là đào tạo người trung quân ái quốc.

Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong còn cắt nghĩa “đạo đức” trong triết lý giáo dục người Nhật ngày nay chính là tính kỷ luật trong đời sống, sinh hoạt và làm việc. Bassey Ubong mô tả “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật cao độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”.

Người Nhật luôn tin tưởng rằng nếu giáo dục tính kỷ luật hiệu quả cho một thế hệ trẻ em hôm nay thì trong tương lai gần Nhật Bản sẽ nhận được một thế hệ nhân tài trưởng thành “kỷ luật thép”, có khả năng đóng góp to lớn cho tổ quốc. Các nguyên tắc kỷ luật: Quản lý thời gian; tuân thủ quy trình làm việc, nguyên tắc hợp tác và phối hợp, tự phê bình bản thân, dám chịu trách nhiệm, không đổ lỗi hoàn cảnh, văn hóa từ chức… được người Nhật hiểu và vận dụng thuần thục. Lý thuyết ngành kinh tế học đã chứng minh được rằng người Nhật đã đúng khi tích lũy tính kỷ luật cho từng thế hệ trẻ em. Qua nhiều thập niên, các thế hệ người trưởng thành cộng hưởng các giá trị kỷ luật, tạo thành một dân tộc làm việc khoa học, bài bản, hiệu quả tối đa.

Giáo dục tư duy “tự lập” để học tập suốt đời

Trên nền tảng triết lý giáo dục đạo đức, trẻ em Nhật còn được định hướng “đạo đức = tự lực cánh sinh”. Mỗi bản thân cố gắng học tập, làm việc tự chủ, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức. Việc tự lập còn giúp học sinh có cuộc đời phong phú, có thể học tập ở mọi nơi, mọi lúc trong suốt cuộc đời mình và có thể vận dụng thích hợp những thành quả đó.

Để thực hiện triết lý này, nội dung và phương pháp giáo dục môn nghiên cứu xã hội được nhấn mạnh “học sinh làm trung tâm” và nhấn mạnh giá trị trải nghiệm từ các bài học hơn là nhồi nhét kiến thức. Nhật thay đổi hệ thống sách quốc định thành kiểm định - nhiều loại sách với các chuẩn đầu ra khác nhau để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo.

Chưa dừng tại đó, trong các lớp học, học sinh phổ thông sớm được giáo viên dạy rằng “không có chân lý đúng vĩnh viễn”. Thế nên các bài học thầy cô đưa ra đều được “trích nguồn”, cổ vũ các em tìm thêm nguồn thông tin, góc nhìn, phát hiện vấn đề mới. Đó là một trong những lý do cốt yếu giúp người Nhật nằm trong tốp đầu các quốc gia có lượng bằng sáng chế “khủng” nhất thế giới với vô số thương hiệu tồn tại xuyên thế kỷ.

Thầy cô thường xuyên trao đổi, tư vấn cho bậc cha mẹ chủ động dạy cho con họ tính tự lập, ngay trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Tác giả: demo

Thông tin

  • BAN GIÁM HIỆU
  • CÔNG ĐOÀN
  • TỔ CHUYÊN MÔN 1
  • TỔ CHUYÊN MÔN 2
  • TỔ CHUYÊN MÔN 3
  • TỔ CHUYÊN MÔN 4
  • TỔ CHUYÊN MÔN 5
  • ĐOÀN ĐỘI
  • ĐỀ THI
  • DANH MỤC MỚI...
  • DANH MỤC MỚI...
  • DANH MỤC MỚI
  • THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

Văn bản mới

  • QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠT TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (02/08/2017)
  • Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016, triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 ngành giáo dục và đào tạo (29/07/2016)

Thông báo

  • 30/05/2017DANH SÁCH HỌC SINH DỰ TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG 1-6-2017
  • 30/05/2017DANH SÁCH CB, GV DỰ TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG 1-6-2017
  • 26/05/2017kết quả cuộc thi DHTH và VDKTLM cấp quốc gia năm học 2016-2017
  • 26/05/2017DANH SÁCH HS VƯỢT KHÓ HỌC TỐT

Thực đơn

  • 1

Website Đơn vị

Mầm non

  • Trường MN Tân Tiến
  • Trường MN Bình Dương2
  • Trường MN An Tường
  • Trường MN Phú Thịnh
  • Trường MN Tuân Chính
  • Trường MN Bắc Nam
  • Trường MN Phương Đông
  • Trường MN Bồ Sao
  • Trường MN Tam Phúc
  • Trường MN Lũng Hòa
  • Trường MN Kim Xá
  • Trường MN Vũ Di
  • Trường MN Vĩnh Sơn
  • Trường MN Thượng Trưng
  • Trường MN Lý Nhân
  • Trường MN Phú Đa
  • Trường MN Bình Dương1
  • Trường MN TT Vĩnh Tường
  • Trường MN Liên Cơ Vĩnh Tường
  • Trường MN Vĩnh Thịnh
  • Trường MN Vĩnh Ninh
  • Trường MN Yên Lập
  • Trường MN Tứ Trưng
  • Trường MN Tân Cương
  • Trường MN Vân Xuân
  • Trường MN Ngũ Kiên
  • Trường MN Chấn Hưng
  • Trường MN Đại Đồng
  • Trường MN Nghĩa Hưng
  • Trường MN Cao Đại
  • Trường MN Việt Xuân
  • Trường MN Yên Bình

Tiểu học

  • Trường TH Nguyễn Thái Học 1
  • Trường TH Vân Xuân
  • Trường TH Nguyễn Kiến
  • Trường TH Vĩnh Ninh
  • Trường TH Lũng Hòa
  • Trường TH Nghĩa Hưng
  • Trường TH Vĩnh Sơn
  • Trường TH Vĩnh Thịnh 2
  • Trường TH Yên Bình
  • Trường TH Bồ Sao
  • Trường TH Tứ Trưng
  • Trường TH Kim Xá 1
  • Trường TH Tam Phúc
  • Trường TH Kim Xá 2
  • Trường TH Vĩnh Thịnh 1
  • Trường TH Nguyễn Thái Học 2
  • Trường TH TT Vĩnh Tường
  • Trường TH An Tường 2
  • Trường TH Chấn Hưng
  • Trường TH Tân Tiến
  • Trường TH Nguyễn Viết Xuân
  • Trường TH Đại Đồng
  • Trường TH Vũ Di
  • Trường TH Bình Dương 2
  • Trường TH Tuân Chính
  • Trường TH Yên Lập
  • Trường TH Việt Xuân
  • Trường TH Thượng Trưng
  • Trường TH Bình Dương 1
  • Trường TH Lý Nhân
  • Trường TH Phú Thịnh
  • Trường TH Cao Đại
  • Trường TH Phú Đa
  • Trường TH An Tường 1

TH Cơ sở

  • Trường THCS Phú Thịnh
  • Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
  • Trường THCS Đại Đồng
  • Trường THCS Vĩnh Thịnh
  • Trường THCS Vũ Di
  • Trường THCS Lũng Hòa
  • Trường THCS Nguyễn Kiến
  • Trường THCS Tam Phúc
  • Trường THCS Việt Xuân
  • Trường THCS Phú Đa
  • Trường THCS Vĩnh Ninh
  • Trường THCS Tứ Trưng
  • Trường THCS Thượng Trưng
  • Trường THCS Thổ Tang
  • Trường THCS Kim Xá
  • Trường THCS Tuân Chính
  • Trường THCS TT Vĩnh Tường
  • Trường THCS Yên Bình
  • Trường THCS Bình Dương
  • Trường THCS An Tường
  • Trường THCS Lý Nhân
  • Trường THCS Vân Xuân
  • Trường THCS Vĩnh Sơn
  • Trường THCS Vĩnh Tường
  • Trường THCS Nghĩa Hưng
  • Trường THCS Cao Đại
  • Trường THCS Tân Tiến
  • Trường THCS Chấn Hưng
  • Trường THCS Bồ Sao
  • Trường THCS Yên Lập

Liên kết

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Hệ thống thông tin Phổ cập giáo dục - Chống mù chữ
  • Phần mềm thống kê chất lượng giáo dục tiểu học
  • Phần mềm quản lý kiểm định chất lượng giáo dục
  • Thủ tục hành chính

Thống kê truy cập

  • Đang online:     1
  • Hôm qua:   15
  • Tuần qua:    129
  • Tổng truy cập:   97617
Copyright design by VIETEC Corporation
design by vietec.,corp