Văn bản mới

Website Đơn vị
Tin tức/(Trường MN Thái Sơn)/Sức khỏe của bé/
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ MẦM NON

 NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

 

Nước uống

Hằng ngày trẻ cần được uống nước đầy đủ, nấht là về mùa hè.Lượng nước cần đưa vào cơ thể trẻ ( dưới dạng nước uống, thức ăn, hoa quả) từ 1,6 – 2 lít nước một ngày

Nước uống cần đun sôi kĩ và đựng trong bình hay ấm có nắp đậy kín. Mỗi trẻ có một cốc riêng. Mùa đông cần ủ nước cho ấm. Mùa hè, nếu có điều kiện nên cho trẻ uống nước nấu bằng các loại lá như sài đất, râu ngô, bông mã đề, kim ngân hoa,… hoặc nước quả ( dâu, chanh, cam).

Giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày, hướng dẫn trẻ tự lấy cốc uống nước, uống xong úp cốc đúng nơi quy định. Không để trẻ quá khát mới uống hoặc uống một lần quá. Không để trẻ uống nhiều nước trước bữa ăn.

 

CHĂM SÓC BỮA ĂN:

Trước khi ăn

- Hướng dẫn trẻ rửa sạch tay, đeo yếm trước khi ăn (nếu có).

- Hướng dẫn trẻ sắp xếp bàn ghế, cho 4 – 6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh bàn dễ dàng.

- Chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc uống nước đầy đủ cho số lượng trẻ.

- Trước khi chia thức ăn, cô cần rửa tay sạch, quần áo và đầu tóc gọn gàng. Cô chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, không để trẻ chờ lâu.

Trong khi ăn

- Giáo viên cần vui vẻ, nói năng dịu dàng, tạo không khí thoải mái cho trẻ trong khi ăn. Động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống: dạy cho trẻ biết mời cô và các bạn trước khi bắt đầu ăn; ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải và tự xúc ăn một cách gọn gang, tránh đổ vãi; ăn từ tốn, nhai kĩ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn…

- Giáo viên cần chăm sóc, quan tâm hơn với trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dạy. Nếu thấy trẻ ăn kém, cô cần tìm hiểu nguyên nhân để báo cho nhà bếp hoặc y tế hay bố mẹ biết để chủ động chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với trẻ xúc chưa thạo, ăn chậm hoặc biếng ăn, cô có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn khẩn trương hơn. Có biện pháp phòng tránh hóc sặc trong khi trẻ ăn.

Sau khi ăn

Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh (nếu trẻ có nhu cầu).

 

CHĂM SÓC GIẤC NGỦ

Chuẩn bị trước khi trẻ ngủ

- Trước kh trẻ ngủ, cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ tự lấy gối, chăn…

- Bố trí chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớy một số cửa sổ hoặc tắc bớt đèn.

- Khi đã ổn định chỗ ngủ, cô có thể hát hoặc cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Với những cháu khó ngủ, cô gần gũi, vỗ về trẻ giúp trẻ yên tâm, dễ ngủ hơn.

 

Theo dõi trẻ ngủ

- Trong thời gian trẻ ngủ, cô phải thường xuyên có mặt để theo dõi trẻ, không để trẻ úp mặt vào gối hoặc trùm chăn kín, sửa lại tư thế để trẻ ngủ thoải mái (nếu thấy cần thiết).

- Khi trẻ ngủ: về mùa hè, nếu dùng quạt điện chú ý vận tốc vừa phải và để xa, từ phía chân trẻ; nếu dùng điều hòa nhiệt độ không nên để nhiệt độ lạnh quá. Mùa đông chú ý đắp chăn ấm cho trẻ, không nên để trẻ mặc quá nhiều quần áo. Cho phép trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu.

- Quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý  các tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ ngủ.

Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy

- Không nên đánh thức trẻ dậy đồng loạt, trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến các trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi.

- Sau khi trẻ dậy hết, cô hướng dẫn trẻ tự làm các công việc vừa sức với trẻ như: cất gối, chiếu. Có thể chuyển dần từ trạng thái ngủ sang hoạt động khác bằng cách cho trẻ hát một bài hát hoặc âu yếm nói chuyện với trẻ, hỏi chúng mơ thấy gì. Cô bật đèn, mở cửa sổ từ từ. Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, sua khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều.




Tác giả: Dương Thị Thành