09/2016
15
THÔNG BÁO SỐ ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÂY NÓNG CỦA PHÒNG GD&ĐT
(Phòng Giáo dục và Đào tạo Hiệp Hòa)
07/2016
30
Bộ GD&ĐT hướng dẫn ngắn các bước để thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến
(Bộ Giáo dục và Đào tạo)
07/2016
28
Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2016: 15 điểm cho tất cả các khối
(Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Đảm bảo VSATTP trong các trường mầm
non |
|
Trong số gần 330.000 trẻ đang được
chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non ở Hà Nội có tới 80,7% trẻ
nhà trẻ và 75,6% trẻ mẫu giáo ăn bán trú tại trường. Với các bậc phụ huynh,
vệ sinh, chất lượng bữa ăn tại trường vẫn còn nhiều băn khoăn. Còn với các
trường, để đảm bảo nguồn thực phẩm "sạch", mà vẫn phù hợp với điều
kiện giá cả đang tăng hàng ngày cũng là một công việc không đơn giản. Theo khảo sát của ngành giáo dục về
chất lượng bữa ăn tại các trường mầm non, vấn đề VSATTP ở các cơ sở giáo dục
công lập luôn được quán triệt và triển khai tốt. Các trường thường công khai
thực đơn, thay đổi món ăn theo mùa, bên cạnh đó đảm bảo chống suy dinh dưỡng
và chống béo phì. Đặc biệt, rất nhiều trường đạt chuẩn quốc gia đã có được hệ
thống bếp ăn một chiều đạt chuẩn, đáp ứng đủ các tiêu chí về VSATTP. Thực tế cho thấy, để làm tốt vấn đề
VSATTP ở các trường mầm non không khó. Cô Lê Thị Tâm, Phó hiệu trưởng Trường
mầm non thực hành Linh Đàm (Hoàng Mai) cho biết: Khu nuôi dưỡng và chăm sóc
trẻ của trường ra đời trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các trường mầm non
đạt chuẩn quốc gia trong thành phố và những chuyến tham quan các trường nước
ngoài. Một hệ thống bếp ăn liên hoàn hiện đại với tiêu chí 5
"sạch", máy hấp khăn, hấp bát đũa và vận chuyển thức ăn một chiều
đã được ra đời. Tất cả hoạt động ở đây đều được lãnh đạo nhà trường theo dõi
sát sao qua hệ thống camera để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ. Nhà trường
cũng tuyển nhân viên nấu ăn là những người có kinh nghiệm lâu năm. Khi nhập
thực phẩm bao giờ cũng có đại diện bếp ăn, đại diện thanh tra nhà trường...
Tất cả thực phẩm đều phải có địa chỉ, có tư cách pháp nhân. Theo cô Tâm, để
làm tốt vấn đề VSATTP chỉ cần lãnh đạo nhà trường có tâm với công tác nuôi
dưỡng trẻ và nhân viên thực hiện đúng các quy định đặt ra. Vấn đề kinh phí
hay cơ sở vật chất không hẳn là yếu tố quyết định. Để hỗ trợ các trường, đầu mỗi năm học,
Sở GD&ĐT đều tổ chức hội nghị "Giới thiệu và rút kinh nghiệm trong
việc tổ chức cung ứng thực phẩm sạch cho các trường mầm non". Theo bà
Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, từ nhiều năm nay, tất cả
các trường khu vực nội thành đều ký kết hợp đồng với các công ty cung ứng
thực phẩm sạch. Các công ty cũng khẳng định sẽ "chịu trách nhiệm về chất
lượng thực phẩm", không chỉ bằng các loại chứng nhận của các cơ quan
kiểm dịch mà còn bằng uy tín gây dựng trong nhiều năm ở một số trường mầm non
tại Hà Nội. Nếu các trường mầm non công lập đang
hướng tới một chuẩn trong công tác nuôi dưỡng, thì tại các cơ sở tư thục vẫn
còn nhiều băn khoăn. Nhiều trường bố mẹ có thể gửi đồ ăn, gia đình có gì trẻ
ăn nấy. Đặc biệt, ở các khu công nghiệp, nhất là ở các xóm lao động, còn
nhiều lớp mẫu giáo tư thục tổ chức bữa ăn bán trú chưa đảm bảo. Một số trường
do điều kiện cơ sở vật chất đã khoán toàn bộ việc ăn uống của học sinh cho
một công ty dịch vụ chuyên về cơm hộp... Thực tế, khó khăn hiện
nay trong việc nấu ăn cho trẻ không chỉ là nỗi lo về VSATTP, mà còn cả chuyện
giá cả. Giá cả tăng vùn vụt, mà chuyện thu thêm tiền của phụ huynh là một
việc khó. Vì thế, các trường luôn "đau đầu" để tính toán làm sao
bằng ấy tiền, mà vẫn đảm bảo bữa ăn đủ dưỡng chất cho trẻ. Lãnh đạo nhiều
trường cho rằng, tùy theo điều kiện của mình, mỗi trường cũng tìm ra những
cách xoay sở như tự tổ chức làm thức ăn phụ cho trẻ, động viên học sinh ăn
hết xuất... Nhưng vấn đề mấu chốt vẫn là đảm bảo vệ sinh theo đúng chỉ đạo
của Bộ GD&ĐT yêu cầu trước Tháng hành động vì chất lượng VSATP năm học:
2014-2015. |