Tin tức/(Trường MN Quang Minh)/HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG/
Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ, vì vậy việc bảo đảm an tòan, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ thơ.
Thực hiện thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, các giáo viên và người chăm sóc trẻ cần thực hiện một số nội dung sau:
1. Định nghĩa tai nạn thương tích.
- “Tai nạn” là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được.
- “Thương tích” là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc cấp tính với các nguồn năng lượng có thể là cơ học, nhiệt, hóa học, điện, với những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự sống như thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh. Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương tích thường rất ngắn (vài phút). “Thương tích” hay còn gọi là “Chấn thương” không phải là “Tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được.
2. Các loại tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ mầm non.
- Các tai nạn do ngã: Chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô hay xô đẩy nhau trong lúc trẻ đùa nghịch và thường xảy ra ở nơi vui chơi.
- Đuối nước : Do trẻ bị ngã vào xô- chậu có nước, một số trường, lớp, sân chơi của trẻ gần ao, hồ, sông suối nhưng không có tường bao quanh, cổng chắn cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước…
- Các tai nạn do ngộ độc: Chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, thức ăn không đảm bảo ATVS bị ôi thiu, ăn phải quả độc, do uống nhầm thuốc, uống phải các chất tẩy rửa…
- Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn: Thường xảy ra ở nơi vui chơi, do trẻ đùa nghịch sô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau . Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. Trẻ có thể cầm gạch, sỏi ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gẫy xương…
- Tai nan gây ngạt đường thở: Do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn…
- Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã ( chó, rắn, ong… ): Trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình.
- Bỏng: Chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước- uống nhầm vào nước nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ….) mang từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn …
- Tai nạn giao thông: Đối với trẻ mầm non các tai nạn thương tích chủ yếu do trẻ được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy.
3. Cách phòng tránh
- Phòng ngã: Hướng dẫn trẻ không leo trèo đùa nghịch ở những nơi nguy hiểm như lan can cầu thang, hành lang tầng 2, không nghịch ngợm sô đẩy nhau.
- Phòng đuối nước: Không cho trẻ chơi gần sông hồ khi không có người lớn. Thùng nước phải có nắp đậy chắc chắn, độ cao phải đảm bảo an toàn khi trẻ sử dụng.
-Phòng ngộ độc: Thực phẩm chế biến cho trẻ phải rõ nguồn gốc xuất xứ, còn hạn sử dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chế biến, bảo quản thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh. Các chất tẩy rửa phải được cất giữ tránh xa tầm với của trẻ.
- Phòng tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn: Quản lý tốt trẻ trong thời gian vui chơi, hướng dẫn trẻ tham gia các trò chơi lành mạnh. Các vật sắc nhọn như dao , kéo phải để đúng nơi quy định và ngoài tầm với của trẻ.
- Phòng tai nạn gây ngạt đường thở: Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi của trẻ và được làm bằng chất liệu không gây độc hại cho trẻ. Nhắc trẻ không vừa ăn, uống vừa cười đùa.
- Phòng tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã: Nhắc trẻ không trêu chọc các loại động vật như chó, mèo và các loại vật nuôi khác, không chơi gần các bụi rậm phòng rắn cắn. Dạy cho trẻ biết những con vật nào nguy hiểm và những con vật nào không nguy hiểm.
- Phòng thương tích do bỏng, điện giật: Không cho trẻ ăn, uống các thức ăn còn đang nóng. Phích nước nóng phải đặt ở ngoài tầm với của trẻ. Ổ cắm điện cố định và di động phải đặt ở nơi trẻ không với tới.
- Phòng tai nạn giao thông: Tuyên truyền tới phụ huynh khi cho trẻ tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ. Không cho trẻ chơi đùa ở gần đường giao thông.
Y TẾ HỌC ĐƯỜNG
Bạch Thị Thanh Xuân