Thông tin
-
Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về
Ngày: 17 / 08 / 2015
Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về
Ngày: 17 / 08 / 2015
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc
-
Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về
Ngày: 24 / 07 / 2015
Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về
Ngày: 24 / 07 / 2015
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc
-
Hội thảo đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên - Tải về
Ngày: 19 / 05 / 2015
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc
-
Hội thảo đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên - Tải về
Ngày: 19 / 05 / 2015
Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ba công khai
![]() |
![]() |
![]() |
Trang riêng
.jpg)
Lượt truy cập
Hôm qua:
Tổng truy cập:
Tin tức Tin tức/(Mầm Non Hương Canh)/Tin tức - Sự kiện/
Thu hút người giỏi, đãi ngộ tương xứng, thi tuyển bổ nhiệm cán bộ
Ngày 24/8/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với ngành giáo dục và đào tạo về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. Sau buổi làm việc, Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ra văn bản số 05-KL/TU, ngày 26/8 kết luận về sự nghiệp GDĐT tỉnh. Trong đó nêu ra bốn nhóm giải pháp lớn, mang tính đột phá.
Đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV của tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc
Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với sự nghiệp GDĐT:
Các cấp ủy, chính quyền phải xây dựng được đề án, kế hoạch phát triển GDĐT ở địa phương, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động toàn thể nhân dân và các nhà trường phấn đấu thực hiện tốt các đề án, kế hoạch đã đề ra; Thường xuyên thanh, kiểm tra việc thực thi các nhiệm vụ, quy định của Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc, không để xảy ra tình trạng yếu kém, vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục; Quan tâm hơn nữa đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Bố trí cán bộ quản lý phải đảm bảo đủ tầm, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; Đổi mới cơ chế phân cấp, phân bổ vốn đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho ngành GDĐT và các địa phương trong đầu tư xây dựng trường lớp, các trang thiết bị phục vụ dạy, học.
Thứ hai, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng GDĐT:
Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Ngành GDĐT triển khai thực hiện tốt Đề án về Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu, thực hiện cơ chế thi tuyển trong bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục, gắn với thực hiện chủ trương tinh giản biên chế; bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Quan tâm đến giáo dục mầm non, nhất là các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Thứ ba, rà soát, quy hoạch lại hệ thống các cơ sở GDĐT, tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường:
Xây dựng và thực hiện tốt đề án quy hoạch lại mạng lưới giáo dục phổ thong theo hướng các nhà trường có vị trí và quy mô hợp lý; Tổ chức lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp của tỉnh một cách khoa học, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, tinh, gọn về đầu mối, hoạt động có hiệu quả; Tăng cường trang, thiết bị dạy học, hạ tầng CNTT theo hướng hiện đại cho các nhà trường. Có kế hoạch tổng thể để cải tạo, nâng cấp các trường được xây dựng từ lâu đang xuống cấp; Thí điểm việc xây dựng trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc thành trường trọng điểm chất lượng cao của tỉnh với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên, học sinh chất lượng cao, giáo dục theo phương pháp tiên tiến. Qua đó, xây dựng thương hiệu giáo dục Vĩnh Phúc. Hướng tới mỗi huyện, thành, thị xây dựng mỗi cấp học một trường trọng điểm chất lượng cao.
Thứ tư, xây dựng chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư cho GDĐT:
Tỉnh đảm bảo chi cho ngành GD ĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách theo quy định của nhà nước. Yêu cầu các địa phương bố trí đủ kinh phí theo tỷ lệ chi ngân sách đã quy định. Bổ sung kinh phí hợp đồng nhân viên quản lý, vận hành các thiết bị chuyên dung, bảo vệ cho các nhà trường; Rà soát lại toàn bộ các chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hiện nay, đề xuất chính sách đãi ngộ tương xứng, động viên kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giỏi phát huy tài năng; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực GDĐT về làm việc tại tỉnh. Trong đó, đặc biệt quan tâm về chính sách đối với giáo viên giỏi tại trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc và các trường trọng điểm; Có cơ chế khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập. Nghiên cứu cơ chế lien kết giữa Nhà nước và tư nhân trong việc đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các công trình phụ trợ phục vụ giáo dục.
Trên cơ sở kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ngành có liên quan cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, đề án, nhiệm vụ cụ thể và tổ chức thực hiện có hiệu quả.