Tin tức Tin tức/(Trường MN Đoan Bái 2)/bài thi/
bài thi dòng sông
BÀI DỰ THI
“Tìm hiểu lịch sử và giá trị sử dụng của các dòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”
Họ và tên: Lê Thị Hà
Đơn vị: Trường mầm non Đoan Bái số 2 , huyện Hiệp Hòa- Tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang có 3 con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Đây là 3 con sông đầu nguồn, tập trung đổ nước vào Phả Lại, nơi tiếp giáp giữa 3 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương. Sông Phả Lại chảy xuôi một đoạn, đến Gia Bình của Bắc Ninh thì nhận thêm nước của sông Đuống, chia nước từ sông Hồng chảy sang, sau đó chia làm hai nhánh đổ ra biển. Nhánh qua Hải Dương sang Thái Bình là sông Thái Bình. Nhánh qua Hải Dương rồi đổ ra Hải Phòng là sông Kinh Thầy. Tất cả các sông này hợp thành một hệ thống, gọi là hệ thống sông Thái Bình. Hệ thống sông Thái Bình cung cấp nước tưới và là cơ sở giao thông thuận lợi cho các tỉnh phía Bắc của đồng bằng Bắc Bộ.
Sông Thương hay sông Nhật Đức (xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn) là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình
Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam (ngã ba Nhãn) và sông Cầu (ngã ba Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác.
Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng.
Sông Thương có nhánh lưu vực sông lớn là sông Sỏi, sông Máng và Sông sim. Sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế (Bắc Giang), chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang.Sông Máng là một sông nhân tạo tại Việt Nam, sông được hình thành từ thời Pháp thuộc và có chiều dài 52 km, sông Máng nối với sông Cầu tại khu vực gần thác Huống (đập Huống) tại khu vực trung tâm tỉnh Thái Nguyên và nối với sông Thương tại Bến Thôn thuộc khu vực tây bắc tỉnh Bắc Giang, sông Máng là một hệ thống kênh dùng cho cả mục đích nông nghiệp và giao thông, phục vụ chủ yếu cho huyện Phú Bình (Thái Nguyên), huyện Tân Yên (Bắc Giang) và hai xã: Minh Đức và Nghĩa Trung (huyện Việt Yên), các kênh dẫn nhỏ của sông cũng phục vụ tưới tiêu cho nhiều khu vực khác trong tỉnh Bắc Giang, trên sông có một hệ thống âu thuyền được xây dựng từ những năm 20 của thế kỉ 20 để đưa thuyền bè từ Bắc Giang và các tỉnh đồng bằng tới Thái Nguyên. Sông Sim [ngòi sim] bắt nguồn từ Thái Nguyên chảy qua các huyện hiệp hòa và huyện Việt Yên đến xã Đa Mai thì hợp lưu với dòng sông Thương nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Do đó hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.
Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang dài 49 km), từ Bến Tuần - Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải được trong 2 mùa (đoạn Bến Tuần - Bố Hạ dòng sông hẹp có nhiều bãi bồi).
Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương.
• Sông Thương được nhắc đến nhiều trong văn học và các ca khúc âm nhạc. Như trong ca khúc tiền chiến "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong:
...Lướt theo chiều gió, một con thuyền,
Theo trăng trong, trôi trên sông Thương,
nước chảy đôi dòng, biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông Thương, nào ai biết nông sâu?
Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng...
- Hay trong "Trường ca Con đường cái quan" của Phạm Duy:
Sông Thương ơi nước chảy đôi ba dòng
Anh về Hà Nội một lòng, lòng yêu em
Sông Thương ơi nước đục người đen
Anh về thành phố không quên cô mình...
- Lấy ý từ câu ca dao:
Sông Thương nước chảy đôi dòng.
Bên trong bên đục em trông bên nào?
• Theo sự nhận xét của nhà văn Toan Ánh thì chuyện "Sông Thương nước chảy đôi dòng" là có thật!
Đó chẳng qua là hiện tượng nhập giang của con sông Sim (ngòi Sim) với dòng sông Thương (nước của cánh đồng chiêm thì đục đầy phù sa, gặp nước sông Thương trong xanh, hai dòng nước không hòa lẫn với nhau ở một đoạn khá dài (khoảng 100 thước). Hiện tượng này, ngày nay không còn nữa và sự phân ly của người xưa đã hết, nhưng con sông Thương đã chảy vào lòng người những tâm tình tràn ngập phù sa thương nhớ.
• Vị trí của Sông Thương ở giữa hai Sông Cầu và Sông Lục: Thương em, em nằm giữa;Cầu, Lục
* Sông Lục với những địa danh văn hóa
Sông Lục Nam là một trong 3 con sông lớn của tỉnh Bắc Giang, là một chi lưu lớn trong hệ thống sông Thái Bình. Đây là con sông vào loại trung bình, so với hơn một nghìn con sông của nước ta. Sông bắt nguồn từ vùng núi Đình Lập (Lạng Sơn) chảy được trên 20 km thì vào đất Bắc Giang. Sông lục Nam là một phần của Huyện Yên Dũng.Lưu vực sông Lục Nam nằm trong thung lũng phía tây bắc dãy núi Đông Triều –Yên Tử và phía tây nam dãy núi Cai Kinh –Bảo Đài. Sông Lục Nam đã bồi đắp nên những vùng rộng lớn với những bồi bãi ,ruộng đồng của 3 Huyện đông bắc tỉnh Bắc Giang.
Từ thượng nguồn về đến thị trấn chũ(Lục Ngạn) lòng sông hẹp ,chảy xiết có nhiều nghềnh đá.Từ Chũ về đến thị trấn Lục Nam, sông rộng gần 100m sâu từ 4-5m thuyền lớn hoặc tàu nhỏ có thể chạy được .Từ Lục Nam về đến phả lại ,sông rộng và sâu hơn,tầu thủy đi lại dễ dàng.Đoạn này dài khoảng 20 km,đôi bờ ruộng phì nhiêu ,xóm làng trù phú và cảnh sơn thủy hưu tình ,nên từ thời pháp thuộc nhiều tì liệu đánh giá con sông Lục Nam có cảnh quan đẹp nhất bắc kỳ.
Sông Lục Nam có các chi lưu chính như sau:Đoạn sơn Động có 3 lưu chính là: sông ranh ,sông Tuấn Đạo và sông Cẩm Đàn.
Sông ranh bắt nguồn từ đèo Hạ Mi,chảy qua xã long sơn về gặp sông Lục Nam ở An Châu.
Sông Tuấn Đạo bắt nguồn từ tây Yên Tử ,gần suối nước vàng,suối bài auoois nước Linh, chạy qua các xã Thanh Luận ,Bồng Am ,Tuấn Đạo rồi gặp sông Lục Nam tại xã Yên Định .
Sông Cẩm Đàn bắt đầu từ xa Lý (Lục Nam)chảy qua Biển Động (Lục Ngạn), Cẩm Đàn (Sơn Động) rồi gặp sông Lục Nam tại Phú Nhuận(Sơn Động )
Đoạn ở Lục Nam có 3 chi lưu lớn là: suối Tân Quang , suối Biên Sơn và suối Qúy Sơn.
Suối Tân quang bắt nguồn từ Phong Minh, Tân Hoa chảy qua Tân Quang gặp soog Lục Nam.
Suối Biên Sơn bắt nguồn từ Kiên Thành, Thanh Hải đổ qua Biên Sơn gặp sông Lục Nam.
Suối Qúy Sơn bắt nguồn từ Kiên Lao chảy qua Qúy Sơn vào sông Lục Nam.
Đoạn chảy qua Lục Nam có 3 chi lớn là: sông Bò và Ngòi Thân.
Sông Bò là lưu chi lớn nhất của sông Lục Nam.
Sông Lục Nam là con sông không lớn, nhưng thượng lưu và trung lưu chảy giữa vùng đồi rốc nên hay sinh lũ quét.Nước về hạ nguồn nhanh, gặp khi nước sông cầu ,sông Đuống đều to , nước không tiêu kịp thường gây ngập lụt cho các xã cuối của Lục Nam và một phần bắc Yên Dũng.
Sông Lục Nam có tên là sông Minh Đức, nhưng cái tên này cũng ít được nhắc tới. Trong sách Đại nam nhất thống chí ,thời nhà nguyễn, sông Lục nam chỉ được coi là một lưu sông Thương. Nhiều người biết đến sông Lục Nam vì nó chảy qua huyện Lục Ngạn và Lục Nam. Vùng đất trước đây có tên là Lục Na,Na Ngạn ,Lục Nam và nhất là nó chạy qua thị trấn Lục Nam, có chợ Lục Nam trung tâm buôn bán của vùng Đông bắc tỉnh Bắc Giang, vì thế dân quen gọi sông này là sông Lục Nam . Từ thời pháp thuộc đến nay sông Lục Nam chính thức được ghi trong bản đồ , trong các sách và tài liệu.
Sông Lục Nam có vị trí rất quan trọng về giao thông ,quân sự và kinh tế trong lịch sử cũng như hiện nay.
Xưa kia đường bộ chưa phát triển nên sông ngòi là đường giao thông hết sức quan trọng,khô ng chỉ có thế trên bờ sông còn có nhiều đất canh tác màu mỡ,tưới tieu thuận lợi ,nên là nơi cho con người tụ cư trồng trột chăn nuôi, sinh sôi nảy nở, hình thành nên những xóm làng trù phú.
Sông Lục Nam nối liền đồng bằng bắc bộ với các tỉnh biên giới vùng đông bắc , các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đi theo kênh đào nhà Lê hoặc vượt biển có thể ra đồng bằng bắc bộ dễ dàng . Các tỉnh đồng bằng bắc bộ đi theo hệ thống sông ngòi , kênh rạch đều có thể về Phả Lại để ngược sông Lục Nam về chũ rất dễ dàng.Do vị trí quan trọng như vậy nên dọc theo sông Lục Nam có nhiều làng cổ có niên đại cách ngày nay hơn 1000 năm. Trong lịch sử nước ta nhiều cuộc chiến đấu ác liệt chống ngoại xâm đã diễn ra ở khu vực này.
Thời nhà Lý sau khi Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến tại sông Như Nguyệt để chống quân Tống thì đội quân Động giáp thường xuyên tổ chức những trận đánh nhỏ sau lưng địch . Đúng như sử sách đã ghi “ các thiên thần động giáp đã làm cho quân của Quách Qùy bao phen khiếp vía kinh hoàng” . Sau chiến thắng quân Tống vua Lý đã ngả công chúa Bình Dương cho con của giáp Thừa Qúy là Thân Thiệu Thái –Tù trưởng của động giáp .Tiếp theo các đời sau công chúa Thiên Thành, công chúa Bình Dương cũng được ngả cho tù trưởng họ Thân.Đến nay tại Đền Hả Xã Hồng Giang huyện Lục Nam và đền Thần ở thi trấn Đồi Ngô huyện Lục Nam vẫn còn thờ 3 vị công chúa thời Lý.
Thời Trần do đường bộ từ Lạng Sơn về Hà Nội đi lại rất khó khăn nên quân Nguyên Mông đã chọn đường tiến công từ Lạng Sơn vào Lục Ngạn . Quân ta tổ chức đánh chặn ở ải Nội Bàng ( Lục Ngạn) rồi rút lui theo sông lLục Nam về Kiếp Bạc .
Đến nay dọc theo sông Lục Nam có khá nhiều chiến tích thời Lý – Trần. Ngay ngã ba Phượng Nhãn có đền thờ vua Trần Minh Tông. Tiếp theo vẫn bờ bên trái ta đến chùa Vĩnh Nghiêm là chốn tổ của thiền phái trúc lâm, nơi thờ phật và 3 vị tam tổ là: Trần nhân Tông , Pháp Loa và Huyền Quang.
Ngược sông một đoạn ta gặp đền thờ Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo ngay bên bờ sông, tại chân dày côn lĩnh của Chí Linh ( trước thuộc Bắc Giang)
Đến khu vực Lục Nam ta gặp chùa cao chùa khánh Lạng được xây dựng từ thời Lý- Trần, đình Đông Thịnh xã Tam Dị thờ Vũ Thành (tức Thân Cảnh Phúc) phò mã nhà Lý và đình thần ( thị trấn Đồi Ngô) thờ 3 vị công chúa nhà Lý. Từ chợ Lục Nam ta có thể đi vài km để thăm di tích thắng cảnh Suối Mỡ .
Lên khu vực Lục Nam ngay bờ sông Lục Nam ta gặp di chỉ khảo cổ mới nhất được khai quật ,đã xuất hiện một hệ thống dinh thự có niên đại và vật liệu xây dựng như Hoàng Thành Thăng Long, đến khu vực Chũ ta gặp đền quan quận thờ Vi Hồng Thắng , người địa phương là tướng tài của Trần Hưng Đạo đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, và kề đó là Khánh Vân một di tích có niên đại từ thời Trần.
Lên thượng nguồn sông Lục Nam , tại thị trấn An Châu ta sẽ gặp đền thờ Vi Đức Lục ,người quê Nghệ An là tướng của Lê Lợi, sau chiến thắng giặc Minh được triều đình giao trấn ải và khai khẩn ngã ba trọng yếu này.
Dọc theo sông Lục Nam có quốc lộ 31 chạy từ thành phố Bắc Giang qua Lục Nam , Lục Ngạn đến thị trấn An Châu(Sơn Động ) gặp quốc lộ 4 rẽ phải sang Quảng Ninh, rẽ trái sang Lạng Sơn rất thuận tiện . Ngày nay lưu vực sông Lục Nam là vùng kinh tế nông nghiệp đa dạng phong phú và là vùng có nhiều tiềm năng du lịch của Bắc Giang.
• SÔNG CẦU:
• Lưu vực sông cầu:
Lưu vực sông Cầu Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m3, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh phía bắc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thị xã Bắc Cạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng, xã Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một;,p chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xã Nga My huyệnPhú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để tạo thành sông Thái Bình.
Tiềm năng du lịch của sông cầu :
Sông Cầu, cái tên nghe êm ái, nhẹ nhàng như bao tên sông trên đất nước Việt Nam. Sông Cầu, vừa ra khỏi nơi phát nguyên vùng rừng núi Bắc Kạn đã gặp ngay một địa danh rất yên bình: Thái Nguyên - thủ đô của kháng chiến, an toàn khu Việt Bắc, nơi đây, bạt ngàn là rừng: "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống, làm việc dưới những tán lá rừng, hang động của chiến khu Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái với động thái: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang…", chắc hẳn bước chân của Người đã nhiều lần vượt qua những con suối đầu nguồn, tiền thân chi lưu của dòng sông Cầu. Sông Cầu nước chảy lơ thơ Xa xưa hơn nữa, những người lính thú đi bảo vệ biên cương phía bắc dưới các triều đại phong kiến (dân tộc ta trong trường kỳ thế kỷ, thường xuyên phải đương đầu với quân giặc phương bắc), sau khi từ biệt, đôi khi là vĩnh biệt, những người yêu, người vợ khóc sướt mướt, nước mắt hóa thành con sông Thương nước chảy đôi dòng, họ kiên quyết: "ra đi, đầu không ngoảnh lại", tất nhiên họ đã nhiều lần uống nước sông Cầu nơi biên ải trong hoàn cảnh: "Miệng ăn măng trúc măng mai, những tre cùng nứa lấy ai bạn cùng". Nước sông Cầu trong xanh, màu xanh đậm đà, khoáng đạt của lá cây vùng rừng nhiệt đới thừa thãi ánh nắng mặt trời. Đi thuyền trên sông Cầu, vào những buổi trưa tròn bóng nắng, tinh mắt, có thể nhìn thấy cả sỏi đá, rong rêu dưới đáy sông. Nước sông Cầu vùng trung lưu, hạ lưu chảy êm đềm, những ngọn cỏ ven bờ nương theo dòng nước. Có lẽ, vì vậy, một người không định làm thơ, đã có một câu thơ rất hay: "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" - một câu thơ thần với hai chữ "lơ thơ". Nhìn dòng nước sông Cầu, tôi lại nhớ đến dòng sông Đa-nuýp chảy qua thành phố Viên, thủ đô nước Áo, nổi tiếng với bản nhạc: "Đa-nuýp xanh" mà những người yêu âm nhạc thường rạo rực, say đắm khi những nốt nhạc êm ái theo điệu Van-xơ của bản nhạc này nổi lên. Dòng nước ở đây cũng xanh trong, nhưng là màu xanh lơ của mây trời xứ lạnh. Những ngày nắng, dân thành phố Viên thường ra đây tắm sông, tắm nắng, họ nằm vô tư, ngổn ngang, mắt nhìn vô định để thư giãn, tĩnh tâm, trẻ em nô đùa, đuổi bắt nhau, chạy tung tăng, đôi khi có những nhóm nhỏ quây quần bên nhau, biểu diễn ca nhạc theo kiểu gia đình, bè bạn. Sông Đa-nuýp đi qua nhiều thành phố, nhiều nước châu Âu, ở đâu nó cũng vừa làm đẹp thêm phong cảnh những vùng nó qua, vừa làm giàu cho cư dân hai bên bờ sông. Sông Cầu đẹp và nên thơ Vậy, còn sông Cầu của chúng ta ra sao? Sông Cầu đẹp và nên thơ không kém sông Đa-nuýp, chỉ có điều chúng ta chưa biết "make up", chưa biết làm đẹp cho nó và cũng chưa biết khai thác hết vẻ đẹp của thiên nhiên để phục vụ cho con người. Trên dòng sông Cầu ngày xưa đã diễn ra những trận thủy chiến ác liệt giữa quân nhà Trần và giặc Nguyên. Trần Quốc Toản, vị tướng trẻ với lá cờ thêu sáu chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân", đầy nhiệt huyết với đất nước, sục sôi chí căm thù giặc, đã hy sinh lẫm liệt trong một trận giao chiến không cân sức trên sông Cầu. Và tôi rất xấu hổ thú nhận rằng, tôi không biết nơi ấy ở đâu. Những thầy giáo sử học suốt từ cấp một đến cấp ba và cả bố mẹ tôi, đều không nói với tôi điều ấy. Thật là đáng buồn! Xuôi dần về phía hạ lưu sông Cầu, ta thấy xuất hiện nhiều địa danh xứng đáng để khách du lịch dừng chân. Làng Vân nấu rượu nổi tiếng mấy trăm năm nay với Vân Hương Mỹ Tửu có mặt ở nhiều nước châu Á, châu Âu sánh ngang rượu Vôt-ca ở đất nước xứ sở của tuyết trắng, bạch dương. Làng Thổ Hà với nghề gốm lâu đời, chum sành, tiểu, vại… màu đỏ sẫm, vàng au đi khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, vào đến Thanh Hóa, Nghệ An, "Làng Tiến Sĩ" là loại làng có vài chục người đỗ bằng tiến sĩ, làm quan to trong triều đình dưới các triều đại phong kiến, có gia đình đại hồng phúc, cha và con, anh và em cùng làm quan dưới một triều vua. Làng Đại Lâm nổi tiếng về chống càn, trong kháng chiến chống Pháp, phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ. Có lần, hai chiếc máy bay "bà già", loại máy bay cánh quạt, dùng để thị sát chiến trường, đã bị bắn rơi trên cánh đồng gần thị xã Bắc Ninh sau khi đi thám thính, thu thập tình hình trở về. Nếu tổ chức du lịch trên sông Cầu, điểm cuối cùng du khách dừng chân, đó là đền Vạn Kiếp, nơi thờ Đức Thánh Trần, một con người đầy quyền lực, thừa tài đức để làm vua, nhưng không màng ngôi báu, bỏ thù riêng, tận trung với vua, "ngày quên ăn, đêm quên ngủ" vì vận mệnh dân tộc. Từ đền Vạn Kiếp tọa lạc trên đồi cao nhìn xuống Lục Đầu Giang ta mới thấy tầm vĩ đại của vị danh tướng đời Trần văn võ song toàn, khi Người chọn nơi đây làm quyết chiến điểm, bằng một trận thủy chiến lẫy lừng đã chấm dứt vĩnh viễn những mưu toan xâm lược của nhà Nguyên. Một tour du lịch được nghe thơ của Lý Thường Kiệt, thăm đài tưởng niệm Trần Quốc Toản, thăm các làng nghề truyền thống, làng kháng chiến, đền Kiếp Bạc, tôi thiển nghĩ, sẽ vô cùng hấp dẫn. Đồng thời, du khách sẽ càng thư thái khi được ngắm cảnh đồng quê trù phú ở vùng hạ lưu sông Cầu đậm đà hình ảnh, sắc màu của vùng dân ca quan họ.
Tour du lịch kết thúc ở đền Vạn Kiếp, bên dưới đền là Lục Đầu Giang, đó cũng là điểm cuối cùng của dòng sông Cầu. Từ đây, sông Cầu hòa nhập cùng với sáu con sông khác đổ về biển cả. Lục Đầu Giang, nơi tụ hội của sáu con sông, là một hiện tượng tự nhiên độc đáo, nếu không nói là duy nhất, của thiên nhiên, dường như chỉ có ở Việt Nam. Với tour du lịch này, du khách Việt Nam còn được tắm vào dòng sông lịch sử, đầy tự hào về những người con anh hùng, kiệt xuất của dân tộc.
Tin cùng chuyên mục
Xem thêm