Tin tức Tin tức/(Trường MN Đoan Bái 2)/thang 3/
tháng 3
PHÒNG GD-ĐT HIÊP HÒA
TRƯỜNG MN ĐOAN BÁI SỐ 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN THUYẾT MINH “TRIỂN LÃM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỰ LÀM
CỦA GIÁO VIÊN VÀ TRANH VẼ CỦA TRẺ”
CẤP HUYỆN
Năm học 2015 – 2016
A/ LÝ DO CHỌN LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, ĐỒ CHƠI :
Thực hiện công văn số 40/PGDĐT- GDMN, ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hiệp Hòa về việc Tổ chức “Triển lãm đồ dùng, đồ chơi tự làm của giáo viên và tranh vẽ của trẻ” cấp huyện năm học 2015-2016
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2015-2016 của trường MN Đoan Bái số 2
Hưởng ứng cuộc thi “Triển lãm đồ dùng, đồ chơi tự làm của giáo viên và tranh vẽ của trẻ” năm học 2015-2016, cán bộ, giáo viên, học sinh trường mầm non Đoan Bái số 2 đã nghiên cứu, sưu tầm nguyên liệu và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động dạy và học gồm những sản phẩm sau:
B/SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG DẠY:
I. Lĩnh vực Phát triển thể chất:
Hoạt động: GDPTVĐ ngoài trời:
Chủ đề: Thế giới thực vật xung qunh bé
Loại tiết: Rèn kỹ năng
Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi
Số lượng: 30 trẻ
Nhóm tác giả: Lưu Thị Hồng Chinh, Đỗ Thị Trinh, Nghiêm Thị Hiền, Trần Thị Thủy, Đặng Thị Hoàn
1. Đồ dùng gồm:
- Đích đứng: 2 chiếc ( cao 1,2m, đường kính vòng tròn 40 cm); Túi cát: 40 túi (kích thước mỗi túi 7x11 cm, nặng 150 gam)
- Chai thủy tinh: 8 cái; vòng tròn nhựa màu, dây điện: 60 cái (20 cái đường kính 13 cm, 34 cái đường kính 15 cm, 17 cái đường kính 20 cm).
- 4 chướng ngại vật (cao 20 cm, dài 100cm)
- 1 ô dây chun (1,6 x 1,6m)
- 2 cầu tre ( cao 25 cm, dài 1,9m, rộng 15 cm)
- 2 rổ đựng các loại rau, củ, quả; 4 rổ nhựa to
- 5 cổng chui ( Rộng 40cm, cao 50cm)
- 1 con đường rải sỏi (dài 2,5m, rộng 35cm)
- Hoa, lá, hạt màu: 3 rổ, 6 dây xâu
- 1 thang leo bằng lốp xe ô tô (cao 1,8m)
- 6 chiếc bao dứa
- 1 bập bênh đôi; 2 bập bênh đơn
- 1 xích đu đôi
- 2 cầu khỉ bằng tre (dài 2,10m, cao 25cm, tay vịn cao 60cm)
- 1 Xắc sô to
* Trang phục:
- Của cô: 1 bộ quần áo, giày thể thao
- Của trẻ: Mỗi trẻ 1 bộ quần áo, giày thể thao
2. Nguyên liệu: Lốp xe ô tô, xe máy cũ, dây dứa, ống nước nhựa, đề can, giấy xốp màu, tấm thảm trải nhà, tre, vải vụn, vải voan dao, kéo, nến dính, keo dán, kim, chỉ, cát sạch, vỏ hộp sữa susu, vỏ chai nước vệ sinh, sơn màu, dây thừng, sỏi, vỏ chai rượu, hạt gấc, inoc, dây chun, băng dính, vỏ hộp sữa bột giỏ tre..
3. Cách làm:
Dùng kéo, dao cắt, tỉa, gọt, uốn các loại nguyên liệu thành hình các loại đồ dùng theo ý tưởng, sau đó dùng keo dán, keo 502, đề can, xốp màu trang trí tạo sản phẩm đồ dùng hoàn chỉnh.
Hình ảnh cô và trẻ đang làm đồ dùng PTVĐ
4.Cách khai thác sử dụng, ứng dụng: Sử dụng vào hoạt động PTVĐ và một số hoạt động khác như KPKH, tạo hình, LQ toán, âm nhạc, làm quen chữ cái...
5. Cách tiến hành
* Ổn định:: Cô tập trung trẻ , cho trẻ xếp thành 3 hàng, cô kiểm tra sức khỏe, sĩ số, trang phục của trẻ có phù hợp với thời tiết ngày hôm đó.
- Cô nêu mục đích của buổi hoạt động ngày hôm nay cho trẻ biết.
- Cô dắt trẻ ra sân trường, hướng trẻ quan sát, cảm nhận về thời tiết, thiên nhiên xung quanh sân trường
* Khởi động: Cho trẻ thực hiện các kiểu đi : đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường ( Trên nền nhạc)
- Cô cho trẻ thăm quan khu vui chơi vận động kết hợp giới thiệu các trò chơi ở các khu vực đó
* Trọng động:
Thỏa thuận chơi
- Sau khi thăm quan, cô tổ chức cho trẻ thảo luận, lựa chọn trò chơi, hướng trẻ chơi theo các nhóm
- Cô gợi nhắc trẻ nhắc lại các yêu cầu và mong muốn của cô khi trẻ chơi, chơi đoàn kết, không xô đẩy nhau, giữ gìn đảm bảo an toàn trong khi chơi
Qúa trình chơi
Cô là người hướng dẫn, bao quát các nhóm chơi, phối hợp với giáo viên phụ trách các nhóm chơi tổ chức cho trẻ chơi an toàn, hiệu quả, động viên khích lệ trẻ chơi, xử lí nhanh nhạy các tình huống xảy ra
*Nhóm 1
Trò chơi : - Vượt chướng ngại vật
- Ném trúng đích đứng
- Ném vòng cổ chai
* Nhóm 2
Trò chơi : - Chuyển quả qua cầu
- Bước qua ô dây chun
- Bò chui qua cổng
*Nhóm 3
Trò chơi: - Đi trên đường gồ ghề
- Trèo lên, xuống thang
- Chơi theo ý thích với lá cây, xâu vòng hoa, hạt, lá
* Nhóm 4
Trò chơi : - Nhảy bao bố
- Đi qua cầu khỉ
- Chơi với bập bênh, xích đu
Hồi tĩnh
Cô tập trung trẻ lại, hỏi trẻ cảm nhận về buổi chơi. Cô nhận xét về buổi chơi
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân thư giãn
II. Lĩnh vực phát triển nhận thức:
Hoạt động Khám phá khoa học: Một số loại hoa
Chủ đề: Thế giới thực vật
Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới
Đối tượng: Trẻ 4- 5 tuổi
Nhóm tác giả: Lê Thị Nhung, Đặng Thị Giang, Tạ Thị Ngoan, Hoàng Thị Hằng, Đặng Thị Nhẫn
1. Đồ dùng tự làm gồm:
- Các loại hoa: Hoa đào, mai, hồng, cúc, ly, đồng tiền, thược dược, hải đường, cẩm chướng, sen, hướng dương, tuylip,... có màu sắc, kích thước, làm bằng nguyên liệu khác nhau)
- Hoa hồng, hoa cúc, hoa ly thật
- Máy tính có hình ảnh một số loại hoa
- Lô tô: Hoa hồng, hoa cúc, hoa ly (mỗi loại 25 lô tô)
- 3 tranh Hoa hồng, hoa cúc, hoa ly ( Khổ giấy A3)
- 3 tranh Hoa hồng, hoa cúc, hoa ly ( Khổ giấy A3) được cắt làm 4
- 9 vòng thể dục đường kính 35cm
- Giấy A4, bút sáp màu đủ cho 25 trẻ
2. Nguyên liệu: Vải dạ màu vụn, vải voan, giấy nhún màu, giấy xốp, dạ màu, len vụn, các vỏ chai dầu rửa bát, vỏ chai dầu gội đầu..., thìa sữa chua, vỏ hộp sữa susu, vỏ kẹo, kim, chỉ, nến dính, keo 502, đề can màu, sợi dây đan tết, sơn màu, dây thép nhỏ, một số lẵng hoa đã qua sử dụng...
3. Cách làm:
- Các loại hoa: Dùng kéo cắt, tỉa cuốn, vặn giấy, vải vụn, vải voan, giấy nhún, giấy xốp, dạ màu tạo cánh hoa, nhị hoa theo ý tưởng. Dùng keo nến, keo 502, kim chỉ gắn, đính lại tạo bông hoa, lấy dây quấn vào dây thép nhỏ làm cành, cắt giấy dạ, xốp màu xanh cắt làm lá, gắn hoa, lá vào cành tạo bông hoa hồng, thược dược, đồng tiền, cúc, sen, hướng dương hoàn chỉnh. Móc len làm hoa đào, mai. Uốn dây thép, căng vải voan lên khung vừa uốn tạo cánh, ghép các cánh lại thành bông hoa ly 6 cánh. Lấy kéo cắt lấy phần muôi thìa sữa chua làm cánh , dùng keo nến ghép các cánh lại xung quanh nhị tạo bông hoa hải đường.
Hình ảnh giáo viên đang làm các loại hoa
Dùng dao, kéo cắt, tỉa, uốn các loại vỏ hộp dầu gội đầu, dầu rửa bát tạo dáng lọ, bình hoa. Dùng đề can, len vụn, dây đan tết, sơn màu trang trí tạo các kiểu lọ, bình hoa hoàn chỉnh có tính thẩm mỹ, sáng tạo
- Lô tô hoa hồng, hoa cúc, hoa ly: Dùng bút chì vẽ hình 3 loại hoa hồng, hoa cúc, hoa ly trên giấy A4, tô màu hoa bằng bút sáp, sau đó bồi giấy bìa cứng phía sau tạo lô tô hoa hoàn chỉnh ( kích thước mỗi lô tô: 8 x 6cm)
- Tranh Hoa hồng, hoa cúc, hoa ly: Vẽ trên khổ giấy A3, dùng sáp màu tô màu mịn, phù hợp từng loại hoa
- Vòng thể dục: Dùng dây thép xâu vỏ lọ sữa susu, sau đó uốn cong, buộc 2 đầu dây lại thành vòng tròn đường kính 35cm.
4. Cách khai thác sử dụng và ứng dụng: Sử dụng vào hoạt động KPKH và ứng dụng vào các hoạt động khác như tạo hình, LQ toán, PTVĐ, Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời...
5. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú: Cho trẻ đi tham quan chợ hoa xuân, trẻ quan sát nói tên các loại hoa, màu sắc, ích lợi của hoa - dẫn dắt vào bài.
* Hoạt động 2: Khám phá Hoa hồng, cúc, ly (hoa thật)
- Lần lượt cho trẻ khám phá từng loại hoa; Tên gọi, đặc điểm nổi bật, ích lợi...
Cô khái quát lại
- So sánh hoa hồng, hoa cúc: Nhận xét điểm giống, khác nhau của 2 loại hoa
Cô chốt lại
- Mở rộng: Cho trẻ kể tên một số loại hoa trẻ biết
Cô cho trẻ quan sát một số loại hoa đó trên máy
- Giáo dục thông qua nội dung bài học
* Hoạt động 3: Củng cố
- Trò chơi 1: Ai nhanh nhất: Chọn lô tô hoa giơ lên theo yêu cầu
- Trò chơi 2: Thi ghép tranh
Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi: 3 đội chơi, mỗi đội 4 trẻ, mỗi lần lên chỉ được ghép 1 tranh, khi lên ghép tranh phải bật qua 3 chiếc vòng tròn làm bằng vỏ hộp sữa susu, trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào ghép đúng, xong trước là thắng cuộc
Cô tổ chức cho trẻ chơi, công bố kết quả
- Trò chơi 3: Bé khéo tay không nào: Cho trẻ thi vẽ hoa theo ý thích
* Hoạt động 4: Kết thúc
III.Lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động LQVH: Kể chuyện “ Cáo, Thỏ và Gà Trống”
Đối tượng: Trẻ 4- 5 tuổi’
Chủ đề: Thế giới động vật
Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới
Tác giả: Lê Thị Hà , Vũ Thị Thúy, Lê Thị Huyền, Lê Thị Khuyên
1. Đồ dùng(sản phẩm) gồm:
- Khung rối và rèm: 1 cái
- Con rối: 5 con rối ( cáo, thỏ, gà trống, bác gấu, chó.)
- Cây xanh: Nhiều loại cây khác nhau
- Các con vật: Thỏ, Hươu sao, Hươu cao cổ ,Gấu, Hổ, báo, sóc, voi.
- Tranh vẽ minh họa nội dung truyện: 5 tranh
2. Nguyên liệu: Vải màu, Inốc, giấy xốp màu, len vụn, các vỏ chai dầu rửa bát, vỏ chai dầu gội đầu..., vải vụn, kim, chỉ, nến dính, keo 502, đề can màu, bông, tre, xi măng, mẹt tre, sơn màu, bút lông..
3. Cách làm: Khung rối: Cắt Inốc theo kích thước 1,5 mx1,5m hàn thành khung rối.
- Rèm khung rối: Cắt vải làm rèm phía trên với kích thước 1,5m x 80cm. Rèm phía dưới kích thước 1,5m x 90 cm.
- Các con vật rừng: Vẽ hình các con vật lên vỏ chai lọ sau đó cắt, tỉa theo đường vẽ tạo hình con
Hình ảnh giáo viên đang làm con vật rừng
- Con vật bằng vải: Tận dụng vải vụn vẽ hình dánh con vật lên vải, cắt theo đường vẽ tạo hình con vật, dùng chỉ khâu viền theo đường cắt , sau khi khâu xong nhồi bông vào bên trong và trang trí mắt, tai, sừng ...
- Các con rối: Cắt các túi rối tận dụng vải vụn sau đó khâu vào và cắt hình nhân vật rối bằng xốp và dán trên túi rối .
- Các loại cây xanh: Dùng bìa cát tông cuộn lại làm thân, cắt xốp màu xanh làm lá, lấy băng dính gắn lá vào thân cây theo ý tưởng tạo các loại cây khác nhau .
- Các cây xanh bằng len: Cuộn len vào các ngón tay sau đó buộc giữa và cắt hai đầu làm các chùm lá, lấy dây thép buộc vào các chùm lá rồi buộc vào que tre (thân) tạo thành cây, làm chậu cây bằng vỏ chai và cố định cây với chậu bằng xi măng.
- Tranh vẽ minh họa nội dung truyện: Sử dụng bút vẽ lông vẽ cảnh vật, nhân vật theo nội dung truyện lên mẹt, sau đó dùng bút lông sơn màu hợp lý.
4. Cách sử dụng, ứng dụng: Sử dụng vào hoạt động PTNN và ứng dụng vào các hoạt động khác như KPKH, tạo hình, LQ toán, âm nhạc, PTVĐ, Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời...
5. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú: Cho trẻ quan sát khu rừng, nói tên một số động vật sống trong rừng, dẫn dắt vào bài, cô giới thiệu tên truyện
* Hoạt động 2: Kể chuyện
- Lần 1: Cô kể diễn cảm
- Lần 2: Kể diễn cảm kết hợp tranh minh họa nội dung truyện
* Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn
* Hoạt động 4: Kể chuyện lần 3
Cô kể lại truyện cho trẻ nghe qua màn kịch rối
* Hoạt động 5: Kết thúc
Giá thành: Do tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương cũng như sự ửng hộ ngày công của các bậc phụ huynh nên các loại đồ dùng trên giá thành hạ, rẻ tiền, an toàn đối với trẻ. Ví dụ: Cầu tre, cầu khỉ, cổng chui...
C/ TRANH VẼ CỦA TRẺ:
Hình ảnh trẻ đang vẽ tranh tại lớp
Gồm 5 bức tranh có khung và đặt trên giá:
- Chủ đề : Gia đình: Ngôi nhà của bé
- Chủ đề: Thế giới động vật: Bạn voi dá bóng
Đàn gà nhà bé
- Chủ đề: Thế giới thực vật: Hoa tay
- Chủ đề: Quê hương- Đất nước: Chú hải quân
Họ tên trẻ tham gia: Lê Thảo Nguyên
Đặng Hoàng Bách
Lê Thị Ngọc
Ngày 12 tháng 3 năm 2016
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Minh Phương Đại diện nhóm tác giả
Lê Thị Hà
Tin cùng chuyên mục
Xem thêm