Tin tức Tin tức/(Trường MN Đoan Bái 2)/báo cáo/
tháng 8
PHÒNG GD & ĐT HIỆP HOÀ
TRƯỜNG MN ĐOAN BÁI SỐ 2
Số: 01 /ĐA-MNĐB2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đoan Bái , ngày 12 tháng 8 năm 2015
ĐỀ ÁN
TINH GIẢN BIÊN CHẾ
(Từ năm 2015 - 2021)
Phần I
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ,
CƠ SỞ PHÁP LÝ, SỰ CẦN THIẾT
I. Thực trạng tổ chức bộ máy và biên chế
1. Thực trạng về tổ chức bộ máy
1.1. Về quy định chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao
a. Chức năng, nhiệm vụ:
Trường mầm non Đoan Bái thành lập theo Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2012. Sau 3 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đang không ngừng phát triển về mọi mặt.
Nhà trường tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ trư¬ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non. Tổ chức kiểm tra đánh giá trẻ theo quy định trong địa bàn quản lý của trường.
Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo Điều lệ trường mầm non và quy chế của nhà trường. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
b. Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao:
Nhà trường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tham mưu trực tiếp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND xã Đoan Bái về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cũng như là công tác nâng cao chất lượng dạy và học của địa phương.
Trường Mầm non là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
1.2. Về cơ cấu tổ chức, bộ máy
Hiện tại về cơ cấu tổ chức, bộ máy nhà trường gồm có:
Chi bộ Đảng với 6 đ/c Đảng viên. Chi bộ nhà trường đóng vai trò lãnh đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của nhà trường.
Ban Giám hiệu với 03 đ/c: 01 Hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng
Tổ chức Công đoàn gồm 16 đ/c.
Trường chia làm 2 tổ trong đó có 01 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng
2. Thực trạng về biên chế, số người làm việc
2.1. Tổng chỉ tiêu được giao: 19 người (tại Quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 14 tháng 07 năm 2015), trong đó:
- Biên chế hành chính: 0 biên chế
- Biên chế sự nghiệp: 19 người làm việc
- Hợp đồng 68: 0 người
- Số người làm việc hưởng lương từ nguồn thu SN: 0 người làm việc
- Hợp đồng khác (nêu rõ loại hợp đồng): 0 người
2.2. Số lượng người làm việc hiện có
Tính đến thời điểm xây dựng đề án 01 /8 /2015: 16 người, trong đó:
- Biên chế hành chính: 0 biên chế
- Biên chế sự nghiệp: 16 người làm việc
- Hợp đồng 68: 0 người
- Số người làm việc hưởng lương từ nguồn thu SN: 0 người làm việc
- Hợp đồng khác (nêu rõ loại hợp đồng): 0 người
2.3. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo
Tiến sỹ: Số lượng: 0 Tỷ lệ 0%
Thạc sỹ: Số lượng: 0 Tỷ lệ 0%
Cử nhân/Kỹ sư: Số lượng: 6 Tỷ lệ 37,5 %
Cao đẳng: Số lượng: 6 Tỷ lệ 37,5%
Trung cấp: Số lượng: 4 Tỷ lệ 25%
Sơ cấp: Số lượng: 0 Tỷ lệ 0%
Khác: Số lượng: 0 Tỷ lệ 0%
2.4. Về cơ cấu ngạch và hạng chức danh nghề nghiệp
a. Đối với công chức:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương: Số lượng:..... Tỷ lệ .......%
- Chuyên viên chính và tương đương: Số lượng: 01 Tỷ lệ 6,25%
- Chuyên viên và tương đương: Số lượng: … Tỷ lệ ….%
- Cán sự: Số lượng:..... Tỷ lệ .......%
- Nhân viên: Số lượng: Tỷ lệ .......%
- Khác: Số lượng:..... Tỷ lệ .......%
- Số cán bộ, công chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ đối với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn 0 người.
- Số cán bộ, công chức có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc
làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác 0 người.
b. Đối với viên chức:
- Viên chức Hạng I và tương đương: Số lượng:..... Tỷ lệ .......%
- Viên chức Hạng II và tương đương: Số lượng:..... Tỷ lệ .......%
- Viên chức Hạng III và tương đương: Số lượng: 11 Tỷ lệ 68,8%
- Viên chức Hạng IV và tương đương: Số lượng: 04 Tỷ lệ 25 %
- Khác: Số lượng:..... Tỷ lệ .......%
- Số viên chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp
vụ đối với vị trí việc làm hiện đang đảm nhận: 0 người.
- Số viên chức có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm
hiện đang đảm nhận: 0 người.
2.5. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy (nếu có)
- Số phòng, ban, đơn vị, bộ phận sắp xếp lại: 0
- Số cán bộ công chức, viên chức và người lao động dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy 0 người.
2.6. Về vị trí việc làm
a. Vị trí việc làm hiện có : 10 vị trí.
b. Vị trí việc làm đã xây dựng: 12 vị trí.
c. Vị trí việc làm đã xây dựng so với vị trí việc làm hiện có tăng 02 vị trí việc làm và số biên chế đã xây dựng so với số biên chế hiện có tăng 08 người ( 06 giáo viên và 02 nhân viên hành chính )
- Số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư do cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác : 0 người.
2.7. Về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Viên chức
- Năm 2013:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
+ Hoàn thành nhiệm vụ:
+ Không hoàn thành nhiệm vụ:
- Năm 2014:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
+ Hoàn thành nhiệm vụ:
+ Không hoàn thành nhiệm vụ:
Số lượng: 04
Số lượng: 07
Số lượng: 01
Số lượng:
Số lượng: 03
Số lượng: 11
Số lượng: 02
Số lượng: 0
Tỷ lệ 25%
Tỷ lệ 43,8 %
Tỷ lệ 6,25%
Tỷ lệ%:
Tỷ lệ 18,8%
Tỷ lệ 68,8%
Tỷ lệ 12,5%
Tỷ lệ %:
- Số viên chức trong 02 năm (năm 2013 và năm 2014) có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp: 0 người.
2.8. Số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội
- Số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong 2 năm (năm 2013 và năm 2014) có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành: 0 người.
3. Đánh giá chung
3.1. Ưu điểm
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành và địa phương, đây là yếu tố cơ bản giúp nhà trường thực hiện yêu cầu về phổ cập giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí ở địa phương và công tác xã hội hóa giáo dục.
- Chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh nhận thức được tầm quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và đồng thuận, quan tâm đến công tác giáo dục.
- Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng tạo thêm nhiều nguồn lực mới giúp nhà trường củng cố cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm với công việc.
- Cơ sở vật chất nhà trường cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đã nối mạng Internet phục vụ công tác quản lí, giảng dạy và các công việc khác.
3.2. Tồn tại, hạn chế
- Nhận thức của một bộ phận nhỏ cha mẹ học sinh về việc học tập của học sinh còn hạn chế; đa phần các bậc phụ huynh học sinh là nông dân, khoán trắng việc học của con cho nhà trường, ít quan tâm nên ảnh hưởng đến việc học của học sinh và chất lượng giảng dạy của nhà trường.
- Cơ sở vật chất nhà trường đã được bổ xung nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên còn thiếu phòng học, còn có phòng học nhờ và phòng chức năng.
- Còn một số giáo viên năng lực, đổi mới phương pháp trong dạy học còn hạn chế
- Tác động của những tiêu cực trong xã hội ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận học sinh, thái độ học tập ảnh hưởng nhiều tới chất lượng.
II. Cơ sở pháp lý
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân năm 2003;
- Luật Cán bộ công chức năm 2008;
- Luật Viên chức năm 2010;
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006;
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
- Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở;
- Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về Chính sách tinh giản biên chế;
- Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;
- Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 20/11/2014;
Ngoài những cơ sở pháp lý trên Đề án của cơ quan (đơn vị) còn có những căn cứ pháp lý sau:
- Văn bản về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoặc điều chỉnh tăng, giảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Các văn bản quy định về danh mục vị trí việc làm, định mức biên chế (số lượng người làm việc) cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Các văn bản về giao viên chế, điều chỉnh tăng, giảm biên chế (số lượng người làm việc) cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Các văn bản quy định về ngạch công chức hoặc chức danh nghề viên chức liên quan đến cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Các văn bản khác liên quan.
III. Sự cần thiết xây dựng đề án
Tinh giản biên chế là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác… nhằm nâng cao chất lượng và hiệu xuất công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Việc tinh giản biên chế cần được thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc, khách quan trên cơ sở thực trạng đội ngũ, chất lượng đội ngũ và yêu cầu phát triển của nhà trường; đảm bảo đúng các quy định, thông tư, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Việc tinh giản biên chế cần được xây dựng thành đề án trên một lộ trình nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, tác động đến tư tưởng, tâm lí làm việc của cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên trong nhà trường; đồng thời dự báo được nhu cầu về nhân sự, biên chế, ngân sách trong giai đoạn tới.
Phần II
NỘI DUNG TINH GIẢN BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ
I.Về rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cắt giảm chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Các bộ phận của trường mầm non Đoan Bái số 2 được thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bao gồm 02 tổ chuyên môn.
Không giải thể và sáp nhập bộ phận nào vì đã đảm bảo theo quy định. Không có bộ phận nào thực hiện tự chủ về biên chế, kinh phí vì các bộ phận hoạt động theo kinh phí được cấp do nguồn ngân sách nhà nước.
Như vậy, sau khi rà soát chức năng, nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, nhà trường hiện có 0 vị trí việc làm với 16 biên chế.
II.Về kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy sau khi rà soát điều chỉnh, bổ sung, cắt giảm chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Nhà trường hiện có Chi bộ Đảng với 6 đ/c Đảng viên.
Ban Giám hiệu với 03 đ/c: 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng
Tổ chức Công đoàn gồm 16 đ/c.
Trường có 01 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng
+ Tổ chuyên môn gồm : 12 đ/c.
+ Tổ văn phòng gồm: 4 đ/c
Sau khi rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy đơn vị không có gì thay đổi.
III. Về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
1. Phương án
- Ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
2. Lộ trình thực hiện
- Ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
- Số người làm việc dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm 0 người.
IV. Đề xuất tinh giản biên chế:
Biên chế sự nghiệp (viên chức), giảm 2 người, chiếm 9% so với tổng số biên chế sự nghiệp giao năm 2015:
Năm 2015: Tinh giản: 0 biên chế Chiếm:……%
Năm 2016: Tinh giản: 0 biên chế Chiếm:……%
Năm 2017: Tinh giản: 0 biên chế Chiếm:……%
Năm 2018: Tinh giản: 0 biên chế Chiếm:……%
Năm 2019: Tinh giản: 0 biên chế Chiếm:……%
Năm 2020: Tinh giản: 0 biên chế Chiếm: ...... %
Năm 2021: Tinh giản: 01 biên chế Chiếm: 6,25% 1 người về hưu trước tuổi
Kết quả sau khi tinh giản biên chế cơ quan, đơn vị giảm 2 biên chế (người làm việc), trong đó:
- Viên chức sự nghiệp trong biên chế hưởng lương từ ngân sách, giảm 0 người, chiếm %; (trong đó, viên chức được tuyển dụng lần đầu từ ngày 29/10/2003 trở lại đây có 0 người);
- So với biên chế (số người làm việc) được giao năm 2015 dự kiến tăng 03 người, chiếm 15,8%,
- So với biên chế (số người làm việc) hiện có dự kiến tăng 03 người, chiếm 15,8 %.
V. Kinh phí thực hiện đề án
- Dự trù kinh phí thực hiện đề án triệu đồng; trong đó, gồm:
+ Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp: triệu đồng (áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP; trừ những người được (đơn vị sự nghiệp công lập) tuyển dụng lần đầu từ ngày 29/10/2003 trở lại đây thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điểm c, d khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP);
+ Kinh phí từ nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập, hội... triệu đồng (áp dụng đối với những người được đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng lần đầu từ ngày 29/10/2003 trở lại đây thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điểm c, d khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP và các đối tượng quy định tại khoản 3, 6 Điều 6 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP);
+ Kinh phí lấy từ quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp...triệu đồng (áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản 4, 5 Điều 6 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP).
VI. Các giải pháp thực hiện đề án
1.Tăng cường công tác tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP về mục đích, ý nghĩa của việc tinh giản biên chế để mỗi cá nhân nhận thức và đánh giá bản thân nhằm góp phần đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của cơ quan đơn vị, góp phần quan trọng đổi mới hệ thống hành chính trong thời gian tới.
2. Đẩy mạnh vai trò của cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tinh giản biên chế. Thực hiện lập danh sách đối tượng tinh giảm biên chế đúng chính sách trên cơ sở xác định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo từng vị trí việc làm trên cơ sở đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo quy chuẩn và phẩm chất đạo đức, sức khỏe.
VII. Tổ chức thực hiện
Hiệu trưởng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và dự thảo đề án tinh giản biên chế, thông qua cấp ủy, cơ quan để thống nhất và trình cấp trên xem xét và phê duyệt. Cấp ủy, công đoàn, giáo viên phụ trách công tác pháp chế cùng phối hợp với Ban Giám hiệu thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến công tác tinh giản biên chế. Công đoàn và bộ phận hành chính chịu trách nhiệm nắm bắt các văn bản hướng dẫn để tính toán, xây dựng phương án kinh phí giải quyết chế độ cho đối tượng tinh giản biên chế.
Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cơ quan chủ quản căn cứ vào số lượng vị trí việc làm của nhà trường trong hiện tại và nhu cầu phát triển trong thời gian tới để xét số lượng tinh giản cho phù hợp và bổ sung các vị trí còn thiếu.
Hướng dẫn kịp thời, cụ thể về cách tính chế độ cho đối tượng được tinh giản, đối tượng hưu trước tuổi theo quy định.
Trên đây là Đề án tinh giản biên chế của Trường mầm non Đoan Bái số 2, kính trình UBND huyện Hiệp Hoà, phòng Nội vụ xem xét, quyết định phê duyệt./.
Nơi nhận:
- UBND huyện;
- Phòng Nội vụ;
- Lưu: VT. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Tin cùng chuyên mục
Xem thêm